Ngày 9/8, TAND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đưa 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo Công ty CP đầu tư và phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3 Điều 219 BLHS 2015.
Các bị cáo, gồm: Đặng Quang Tuấn (Nguyên Chủ tịch HĐQT); Tân Tú Hải (nguyên Tổng giám đốc); Phan Việt Anh (nguyên Phó TGĐ), Chu Thị Ngọc Ngà (nguyên Trưởng ban kiểm soát) và Nguyễn Tấn Hoàng (nguyên Trưởng phòng kinh doanh).
Bán 118 lô đất để hưởng tiền chênh lệch
Chiều 9/8, đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Ninh đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đặng Quang Tuấn, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ (Công ty Tây Hồ) 9 – 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3 Điều 219 BLHS 2015.
Cùng tội nêu trên, Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt các bị cáo: Tân Tú Hải (nguyên Tổng giám đốc) 9 – 10 năm tù; Phan Việt Anh (nguyên Phó Tổng giám đốc) 6 – 7 năm tù; Chu Thị Ngọc Ngà (nguyên Trưởng ban kiểm soát) 13 – 14 năm tù và Nguyễn Tấn Hoàng (nguyên Trưởng phòng kinh doanh) mức án 4 – 5 năm tù.
Về dân sự, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên buộc các bị cáo phải bồi thường cho Công ty Tây Hồ hơn 184 tỷ đồng (trong đó có hơn 91 tỷ đồng là tài sản Nhà nước).
Viện kiểm sát đánh giá, tại tòa, các bị cáo Đặng Quang Tuấn, Tân Tú Hải, Phan Việt Anh và Nguyễn Tấn Hoàng, đã thừa nhận hành vi phạm tội. Riêng bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà phản bác cáo trạng, cho rằng bị điều tra viên đe dọa, ép cung, song không đưa ra được bằng chứng về việc ép cung này.
VKS ND tỉnh Bắc Ninh nhận định bị cáo Đặng Quang Tuấn (cựu Chủ tịch HĐQT) nắm giữ 40% vốn của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội tại Công ty Tây Hồ, song không làm tròn trách nhiệm, cấu kết với nhóm đồng phạm ban hành giá các lô đất thấp, bán cho đối tác gây thiệt hại tài sản cho các cổ đông.
Bị cáo Tân Tú Hải (nguyên Tổng giám đốc) nắm 60% vốn của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội tại Công ty Tây Hồ, Hải đã cùng HĐQT và Ban kiểm soát công ty quyết định giá đất, xuất hóa đơn bán thấp hơn giá thị trường.
Còn bị cáo Phan Việt Anh, dù biết rõ giá thị trường của 118 lô đất Khu đô thị mới Quế Võ, nhưng vẫn thống nhất mức giá bán theo HĐQT, qua đó được hưởng số tiền chênh lệch...
Trong khi đó, bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà bị Viện kiểm sát cáo buộc với vai trò là Trưởng ban kiểm soát công ty đã không ngăn chặn HĐQT niêm yết giá thấp hơn mức giá thẩm định. Ngoài ra, bị cáo là người thỏa thuận mức giá bán 77 lô đất với đối tác và hưởng số tiền chênh lệch 1 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng, thực hiện theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty xây dựng giá bán đất; Hoàng còn soạn thảo hợp đồng mua bán với đối tác.
Viện kiểm sát cho rằng, hành vi phạm tội của các bị cáo là cố ý, dẫn đến thiệt hại cho các cổ đông, trong đó có Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (đơn vị nắm hơn 98% vốn Nhà nước).
“Nhóm bị cáo phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ, hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế nhà nước…”, Viện kiểm sát nêu quan điểm.
Trong vụ án, Viện kiểm sát quy kết bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà giữ vai trò chính cùng với các bị cáo Tân Tú Hải, Đặng Quang Tuấn quyết định việc mua bán đất; Phan Việt Anh và Nguyễn Tấn Hoàng giữ vai trò đồng phạm giúp sức.
Từ những phân tích trên, Viện kiểm sát kết luận bản cáo trạng truy tố các bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” là đúng người, đúng tội.
Bị cáo tố bị điều tra viên rung dọa
Trong phần hỏi buổi sáng ngày 9/8, khi HĐXX hỏi bị cáo Phan Việt Anh về việc bán 118 lô đất trên, bị cáo Việt Anh cho biết, lúc đấy công ty gặp khó khăn, áp lực từ nhiều hướng nên công ty cần đưa ra quyết định, đường hướng để ổn định công ty.
Bị cáo Phan Việt Anh cũng cho biết, đã nhận tiền chênh lệch bán 118 lô đất từ bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà là 1,5 tỷ đồng.
Trình bày trước toà, bị cáo Phan Việt Anh cũng cho hay, bị cáo bị bệnh tai biến từ nằm 2019, hiện tại liệt nửa người, huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu, mong HĐXX xem xét.
Trước đó, trong chiều ngày 8/8, bị cáo Nguyễn Tấn Hoàng (nguyên Trưởng Phòng kinh doanh Công ty Tây Hồ) khi trả lời xét hỏi không thừa nhận hành vi phạm tội. Tương tự, bị cáo Tân Tú Hải (cựu Tổng giám đốc) cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với cáo trạng của Viện kiểm sát.
Bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà tại phiên toà.
Cũng theo ông Hải, việc thực hiện dự án Khu đô thị Quế Võ, doanh nghiệp phải trích ra một khoản tiền để lo chi phí đối ngoại.
Đối với số tiền 2 tỷ đồng được chia từ nguồn tiền chênh lệch bán đất theo cáo buộc của Viện kiểm sát, bị cáo Hải khai không nhớ rõ. “Nếu đã nhận tôi xin tác động gia đình khắc phục hậu quả”, bị cáo nói.
Theo ông Hải, Công ty Tây Hồ là doanh nghiệp cổ phần, Ban điều hành cao nhất là HĐQT có quyền quyết định mọi hoạt động. Khi HĐQT ban hành nghị quyết thì người giữ vai trò Tổng giám đốc như ông phải làm theo.
Trong sáng nay, bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà là người bị toà xét hỏi, trong vụ án, Chu Thị Ngọc Ngà bị quy kết với vai trò Trưởng Ban kiểm soát công ty, tháng 5/2017, bị cáo đã cùng các thành viên HĐQT là Tuấn, Hải, Việt Anh, thống nhất chủ trương tìm cách “bán buôn” 118 lô đất để huy động vốn hoàn thiện hạ tầng, khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện việc “bán buôn”, Công ty ký hợp đồng thuê Văn phòng luật sư N N T và được tư vấn ký “hợp đồng hỗ trợ tài chính” với một số tổ chức, cá nhân để “hợp thức hóa” việc bán đất.
Các bị cáo đã ký hợp đồng hỗ trợ tài chính và chuyển nhượng cho nhóm khách hàng là bà N T H (ở Hà Nội) 77 lô đất với giá 71,9 tỷ đồng; bà N T S (ở Bắc Ninh) 17 lô đất, với giá 13 tỷ đồng; 24 lô còn lại được bán cho Công ty Bất động sản Tây Hồ (Công ty Tây Hồ là cổ đông) với giá 62,6 tỷ đồng.
Trả lời xét hỏi, bị cáo Bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà đề nghị HĐXX xem xét lại thẩm quyền điều tra vụ án này có thuộc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh hay không?. Đồng thời, bị cáo Ngà phản bác cáo trạng truy tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, bởi bị cáo không phải người được nhà nước giao vốn, quản lý vốn.
Nói về việc bán 118 lô đất, bị cáo Ngà cho rằng, các bị cáo khác trình bày chưa phản ánh đúng, chưa trung thực về việc trên. Việc của bị cáo là giám sát hoạt động của công ty, việc bán các lô đất trên là đúng với chủ trưởng của công ty, phù hợp với pháp luật. Thành viên HĐQT dựa trên thực tế hoạt động của công ty lúc bấy giờ. Thời điểm đó, công ty nợ tiền và đứng trên bờ phá sản, có nguy cơ bị chính quyền tỉnh Bắc Ninh thu hồi lại dự án. Việc bán các lô đất trên là đúng theo pháp luật.
Bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà cũng cho biết, 118 lô đất đã hoàn thành nghiã vụ thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ bản hoàn thành xong hạ tầng. Trong đó, theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh thì 75 lô đất đủ điều kiện chuyển nhượng cho khách hàng, còn 43 lô đất còn lại phải hoàn thành xây thô mới được chuyển nhượng.
Trong các cuộc họp của công ty, bị cáo Ngà cho hay, bản thân bị cáo là trưởng ban Kiểm soát, có nhiệm vụ giám sát đường lối, định hướng phát triển của công ty, bị cáo được quyền được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền được biểu quyết. Về việc định giá của các lô đất trên thì bị cáo không đề ra, bởi HĐQT là người quyết định điều đó, vì còn phu thuộc báo cáo, đề xuất của nhiều phòng ban trong công ty. Chỉ khi ban điều hành công ty đưa được ra giá thì mới được thực hiện.
“Bi cáo không phải là người đề xuất giá, vì bị cáo là ban kiểm soát nên không có chức năng đề xuất giá, việc bán các lô đất trên giá chênh lệch không cao so với thực tế”, bị cáo Ngà khai.
Khi được HĐXX hỏi về việc bị cáo có đưa tiền chênh lệch khi bán 118 lô đất cho các bị cáo khác không, bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà khẳng định bị cáo không đưa tiền cho ai. Bản thân bị cáo ở trong gia đoạn điều tra tinh thần bị cáo suy sụp, ngất liên tục, tinh thần không minh mẫn, nên không nhận biết được việc mình khai gì trong cơ quan công an. Sau này, tinh thần bị cáo ổn định nhận thực pháp luật đầy đủ, bị cáo khẳng định mình và các bị cáo khác không phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Trình bày trước toà, bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà cũng cho biết: “Bị cáo bị điều tra viên rung doạ, bị khủng hoảng về tinh thần”.
Khi HĐXX hỏi điều tra Vũ Hoài Linh về việc, trong phần khai của bị cáo Ngà cho rằng đã bị ép cung, mớm cung. Nói về vấn đề này, điều tra viên Vũ Hoài Linh khẳng định, toàn bộ quá trình thu thập tài liệu điều tra vụ án, hoàn toàn khách quan, buổi hỏi cung đối với bị cáo Ngà hoàn toàn đúng pháp luật không có chuyện ép cung, bức cung dưới hình thức nào.
Cũng trong phần hỏi sang nay, khi luật sư Phan Quốc Thắng hỏi bị cáo Chu Thị Ngọc Ngà về việc công ty Tây Hồ có phải là công ty Nhà nước hay không, bị cáo Ngà cho biết, công ty Tây Hồ và tổng công ty Xây dựng Hà Nội đều là công ty cổ phần, không phải là công ty Nhà nước. Đồng thời, việc quản lý tài sản của công ty Tầy Hồ không phải là quản lý tài sản nhà nước.
Báo pháp luật Việt Nam sẽ tiêp tục cập nhật diễn biến phiên toà vào ngày mai (10/8).
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Trước khi gây ra vụ tai nạn liên hoàn và đánh chết người, nghi phạm đã thực hiện hai vụ trộm tài sản tại TP Thái Nguyên, trong đó có vụ việc trộm chiếc ô tô của một giảng viên và lưu thông về Hà Nội sau đó gây ra chuỗi hành vi vi phạm pháp luật.
Lực lượng chức năng Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa tiến hành bắt giữ khẩn cấp nhóm đối tượng điều khiển xe máy, gây náo loạn đường phố bằng tuýp sắt và dao phóng lợn khiến nhiều người khiếp sợ.
Ngày 16/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh cho biết, Đồn Biên phòng Phước Chỉ vừa phối hợp với đơn vị và Công an xã Phước Bình (TX.Trảng Bàng, Tây Ninh) bắt giữ một người nước ngoài đang vận chuyển số lượng lớn ma túy từ Campuchia nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng (ATM) mang lại nhiều lợi ích. Hiện có thể đăng ký nhận qua hình thức này tại ứng dụng VssID- BHXH số.
Trong nhiều năm qua, tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động gây chết người mà nguyên nhân xuất phát từ nổ lò hơi. Mời bạn đọc cùng Pháp luật Plus điểm lại các vụ nổ lò hơi làm tử vong nhiều người từ 2015 - nay.
Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này chính là nghề dệt thổ cẩm. Những sản phẩm thổ cẩm của người dân Tây Bắc không chỉ đẹp mắt, tinh xảo mà còn mang đậm giá trị truyền thống.
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 tổ chức dịch vụ thu, 786 điểm thu và 1.671 nhân viên thu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Chiếc khăn Piêu được coi là vật không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ để giữ ấm, che nắng, che gió, mà còn được xem là một trong những biểu tượng riêng có về cái đẹp của người phụ nữ. Việc làm nên chiếc khăn Piêu cũng là cả một quá trình về nhận thức và rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, tính kiên nhẫn, chăm chỉ của các cô gái Thái.
Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 239.480 tỷ đồng.
Sửa quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Y tế; Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.