Theo đánh giá của nhiều bộ ngành và các địa phương, nguyên nhân lớn nhất khiến hàng loạt bộ ngành và các địa phương xin trả lại hơn 6.300 tỉ đồng vốn đầu tư công xuất phát từ những vướng mắc trong triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, cũng như các vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù.
Công trình thủy lợi hồ chứa nước Krông Pách thượng (Đắk Lắk) của Bộ NNPTNT với vốn đầu tư công cả nghìn tỉ đồng đang chậm tiến độ. Ảnh: Bảo Trung
Nút thắt giải phóng mặt bằng
Số liệu được Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng công bố cho thấy, trong tổng số hơn 6.300 tỉ đồng vốn đầu tư công mà các bộ ngành, địa phương xin trả lại, số vốn trong nước là 341,6 tỉ đồng và vốn nước ngoài là 5.996,454 tỉ đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc chậm giải ngân vốn do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù, khó khăn trong di dời các công trình tiện ích, chồng lấn về công đoạn thi công… “Đây là nút thắt lớn đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công” - Bộ trưởng Bộ KHĐT nói.
Ngoài ra còn có tâm lý ngại giải ngân nhiều lần, ngại làm thủ tục thanh quyết toán vốn nhiều lần của cả chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu. Các đơn vị chủ yếu thực hiện vào thời điểm kết thúc năm. Chưa dừng lại, trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và năm 2020 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn nên xuất hiện thêm một số nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Trong đó, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch. Bởi, hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công,... nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ. Hoạt động giải ngân do đó cũng ngưng trệ.
Trao đổi với Lao Động, Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (Đoàn ĐBQH TP.Hải Phòng) cho biết, việc trả lại vốn đầu tư công có hai khả năng. Thứ nhất, dự án đó về mặt tiến độ không kịp. Thứ hai, do nhiều lý do trong đó các quy trình thủ tục hiện nay về đầu tư công. Mặc dù Luật đầu tư công sửa đổi ban hành, các thủ tục rút ngắn nhưng không thể đốt cháy giai đoạn. Đặc biệt là bối cảnh hiện nay nhiều địa phương cẩn trọng trong chuyện phê duyệt các dự án đầu tư. Nếu rút ngắn hoặc bớt quy trình dễ dẫn đến sai sót nên họ rất cẩn trọng. Cũng theo vị này, việc trả lại vốn đầu tư công cũng có thể do dịch bệnh, địa phương đó không đủ điều kiện kể cả về mặt thực tế hay do giải phóng mặt bằng còn vướng mắc.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng cho rằng, việc điều hành vốn đầu tư công rất linh hoạt, bởi những đơn vị nào không đủ điều kiện giải ngân thì chuyển trả lại để Chính phủ chủ động điều tiết. Trước đây khi đã giao kế hoạch cho địa phương, bộ ngành nào thì chuyển điều chỉnh rất khó, không linh hoạt như bây giờ.
Quay vòng vốn đầu tư sau này ra sao?
Tuy nhiên, bên cạnh những linh hoạt thì cũng có những khó khăn như cơ chế điều chỉnh vốn đầu tư công hay chuyển nguồn.
“Mới đây, lãnh đạo Chính phủ đã nói nếu trả về được rồi, nhưng trả về rồi thì sau này có được ghi lại vốn đó cho kế hoạch năm sau hay không? Nếu không kịp thời để bố trí vốn đầu tư công cho năm sau và năm tiếp theo thì dự án đó sẽ bị ách tắc lại, chậm trễ lại, ảnh hưởng tiến độ đầu tư…” - ông Tùng nói và cho biết thêm, lúc đó đòi hỏi các bộ, cơ quan tham mưu đề xuất kế hoạch đầu tư công lại phải linh hoạt, có những giải pháp quy trình điều chỉnh, tùy tình hình để kịp thời bổ sung cho họ.
“Theo tôi, như Thủ tướng đã khẳng định tất cả các bộ ngành, địa phương là phải đặt quyết tâm cao nhất. Thực sự mà nói giải ngân vốn đầu tư công chính là biện pháp quan trọng trong phục hồi kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng trong xã hội. Đầu tư khối ngoài nhà nước đang vướng do doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Để tạo GDP, thị trường thì phải dùng vốn đầu tư công để kích, đây cũng là kênh giúp cho tiêu thụ phát triển. Kéo theo dịch vụ các nhà thầu, kéo theo các chi tiêu đem lại công ăn việc làm, an sinh xã hội” - đại biểu Tùng nhấn mạnh.
Một vấn đề nữa, theo vị đại biểu này là các bộ ngành, địa phương phải cố gắng hết sức trong việc giải ngân vốn đầu tư công.
Là một trong các địa phương xin chuyển trả lại tiền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, năm 2020, Thủ tướng giao kế hoạch vốn đầu tư cho Hà Nội hơn 40.671 tỉ đồng. Đến nay, TP đã giải ngân được 49,6% và đặt mục tiêu giải ngân 100% đến cuối năm.
Trả lại 1.800 tỉ đồng, Bộ NNPTNT vẫn còn 18.000 tỉ đồng vốn đầu tư công chưa giải ngân
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT 3.638 tỉ đồng vốn nước ngoài, nhưng nhu cầu sử dụng thực tế các dự án chỉ 1.830 tỉ đồng. Vì thế, bộ này đã có 3 văn bản đề nghị xin được điều chuyển số vốn không dùng tới. Đáng chú ý, cũng theo Bộ NNPTNT, trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng nguồn vốn trung hạn đơn vị được phân bổ là 70.014,8 tỉ đồng; đã được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho các dự án là 69.921,4 tỉ đồng. Vốn đã được giao hàng năm giai đoạn 2016-2020 để thực hiện 288 dự án là 62.012,8 tỉ đồng (bao gồm cả 10% dự phòng).
Đối với vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết, lũy kế đến ngày 31.7.2020, Bộ NNPTNT đã thực hiện giải ngân được 51.965 tỉ đồng (bằng 74,3% tổng nguồn vốn được giao). Theo đó, còn 17.956 tỉ đồng (tương ứng 25,7% tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2016-2020) chưa giải ngân. Đối với gần 18.000 tỉ đồng chưa giải ngân, từ nay đến cuối năm 2020, bộ sẽ tập trung giải ngân 10.047,4 tỉ đồng; còn lại 7.908,6 tỉ đồng sẽ giao vốn và giải ngân trong năm 2021. Khánh Vũ
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2025/NĐ-CP quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 51/CĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục ngay hệ thống cầu treo trên toàn quốc, bảo đảm an toàn giao thông và sinh hoạt của nhân dân.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chương trình đối thoại với thanh niên năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 24/4/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
TS.BS. Nguyễn Quang Ân - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Y tế Phú Thọ là một trong những cá nhân vinh dự được nhận Bảng vàng ghi danh Doanh nhân - Trí thức tiêu biểu Việt Nam năm 2025.
Nhằm phục vụ người dân và du khách đến tham dự các sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND TPHCM đã bố trí nhiều điểm giữ xe tập trung quanh khu vực tổ chức đại lễ, đặc biệt là khu vực quận 1, khu
Đây là một trong những nội dung quan trọng sẽ được xem xét tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22) của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Ngày 26/4, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành quyết định về áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không l
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.