Nhấn mạnh những thành tựu nổi bật trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan khẳng định, quan điểm xuyên suốt của Vĩnh Phúc là “mọi người dân đều được hưởng thành quả từ sự phát triển của tỉnh”.
Hội nghị triển khai thực hiện
Sau 60 năm ngày Bác Hồ về thăm (03/02/1963 – 02/02//2023), tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện được mong muốn của Bác là: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất miền Bắc nước ta”. Từ thành quả này, tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai thí điểm xây dựng mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu” – đây là hướng đi mới, bước chuyển lớn của tỉnh với quan điểm xuyên suốt để “Mọi người dân Vĩnh Phúc đều được hưởng thành quả từ sự phát triển” và nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa cũng như vận dụng những nội dung cốt lõi từ Hội nghị văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021) vào thực tiễn của tỉnh Vĩnh Phúc.
Làm sống dậy các giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước
Hiện nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 1.237 Nhà vãn hóa, Khu thể thao/1.237 thôn, tổ dân phố, đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ người dân tham gia tại nhà văn hóa thôn chiếm 60 - 80% dân số; tỷ lệ người dân tham gia sinh hoạt thường xuyên tại nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt 40% - 50% dân số. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên thì tỉnh Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể bằng lòng với thành tích trên.
Tuy nhiên với tầm nhìn sâu, tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm nhận ra những hạn chế như: Khu thể thao được kết hợp là sân nhà văn hóa, thường có diện tích nhỏ và đổ bê tông hoặc thảm asphalt nên chủ yếu có thể chơi các môn như cầu lông, bóng hơi,... Thiếu bãi đỗ xe, khu vệ sinh cộng cộng phục vụ sự kiện đông người; Các công trình văn hóa, thể thao thường ít có tính liên kết với các công trình tâm linh ở làng, thôn (Đình, Chùa) do bố trí ở các vị trí xa nhau; Chưa có vườn hoa, khu cây xanh, đường dạo để người dân tập thế dục, đi bộ, thư giãn, ca múa nhạc dân vũ ngoài trời,....; Thiếu mô hình nhà văn hóa gắn với phát triển mô hình du lịch cộng đồng, sản phẩm thế mạnh tại địa phương…
Đền Thính ở thôn Man Để, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc là di tích lịch sử cấp quốc gia nằm trong mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu” của thôn.
Tóm lại các công trình như nhà văn hóa thôn, sân tập luyện thể thao đơn giản kể trên đều đảm bảo tiêu chí nông thôn mới, nhưng đối chiếu với quy định về xã nông thôn nâng cao, xã nông thôn kiêu mẫu thì cơ sớ vật chất văn hóa ở các địa phương hiện nay vẫn còn đơn điệu, chưa phát huy được công năng và đặc biệt, đời sống văn hóa tinh thần người dân ngày một nâng cao nên thiết chế văn hóa hiện nay không theo kịp sự phát triển chung của xã hội.
Do vậy, tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu hình thành các thiết chế văn hóa – thể thao, sinh hoạt cộng đồng của làng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp qua đó cải thiện thu nhập của người dân; bảo tồn, phát huy, làm sống dậy các giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước; nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở trong tố chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế thì việc xây dựng Đề án thí điểm mô hình “Làng Văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Chiến khu Ngọc Thanh thuộc thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh – nơi được chọn tham gia thí điểm xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” của TP Phúc Yên.
Mỗi làng được hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng
Theo đó, từ năm 2023, mỗi huyện, thành phố của tỉnh vĩnh Phúc triển khai thí điểm tối đa 3 mô hình (riêng huyện Vĩnh Tường lựa chọn 4 mô hình), không chọn 2 mô hình trên một xã được chọn thí điểm. Ưu tiên lựa chọn các làng có quỹ đất phù hợp để có thể tích hợp được tất cả các hạng mục đầu tư ở gần nhau và có lợi thế so sánh về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, văn hóa, làng nghề, môi trường sinh thái.
Đề án nêu rõ, đối tượng thí điểm là các thôn, tổ dân phố (gọi tắt là Làng) thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có hệ thống chính trị vững mạnh, có quỹ đất, có điều kiện tích hợp cả 3 hạng mục, đảm bảo diện tích tối thiểu Nhà văn hóa thôn và sân bãi: Tối thiểu 800m2; Khu thể dục thể thao: Tối thiêu 800m2; khu vườn dạo, cây xanh; tối thiêu 500m2. Thôn có lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, du lịch, làng nghề của địa phương.
Tổ dân phố Vườn Sim, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên có làng nghề gốm là một trong 28 làng văn hóa được thí điểm triển khai.
Trong đó, Nhà văn hóa: Ngoài chức năng theo quy định, kết hợp trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm..., của địa phương. Đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp các Nhà văn hóa hiện có. Diện tích xây dựng đáp ứng yêu cầu phục vụ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
Khu thể thao: Đầu tư xây dựng mới, gồm sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân cầu lông, khu thể dục thể thao ngoài trời khác, khu bãi đỗ xe.. .Trang thiết bị, dụng cụ thể thao được đầu tư đồng bộ với công trình.
Khu đường dạo, vườn hoa (lấy theo tiêu chuẩn vườn hoa công cộng ở đô thị) kết nối với khu tín ngưỡng, tôn giáo (hiện có): Đầu tư xây dựng mới. Phương án thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế tại vị trí dự kiến đầu tư xây dựng.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư đồng bộ, kết hợp linh hoạt, hợp lý các khu trưng bày, quáng bá, tập kết, mua sắm sản phẩm địa phương tiêu biểu; gắn kết với các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của làng.
Lễ hội chọi trâu thôn Hòa Bình, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô. Đây là 1 trong 3 thôn của huyện thí điểm xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu.
28 làng văn hóa kiểu mẫu được thí điểm triển khai xây dựng trong toàn tỉnh
Mặt khác, lợi ích mang lại cho cộng đồng dân cư là: Được thụ hưởng thiết chế văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng đáp ứng đa dạng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các ý tưởng, mô hình phát triển kinh tế tập thể, hộ gia đình, cá nhân; góp phần nâng cao thu nhập, tạo cơ hội việc làm. Môi trường, cảnh quan thôn, làng, tổ dân phố ngày càng “xanh, sạch, đẹp”, trong lành, đáng sống. Được tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện chiếu sáng, xử lý chất thải, nước thải,...) trong những năm tiếp theo – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khẳng định.
Để đảm bảo phù hợp với phân cấp đầu tư của tỉnh và hiệu quả dự án, trong giai đoạn đầu tư thí điểm, tỉnh Vĩnh Phúc giao UBND cấp huyện là cấp quyết định đầu tư dự án, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp huyện làm chủ đầu tư.
Đề án cũng nhấn mạnh, về nguồn vốn bảo trì, vận hành thiết chế văn hóa - thể thao: Chủ yếu từ nguồn kinh phí do người dân đóng góp. Nghiên cứu cơ chế sử dụng ngân sách tỉnh hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ báo trì, vận hành, duy trì trong 2 năm đầu. Giao cho các làng, thôn, tổ dân phố quản lý và sử dụng trên cơ sở thành lập Ban chủ nhiệm hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếu có).
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan động thổ công trình làng văn hóa kiểu mẫu Tam Quang. (Ảnh: NN)
Chia sẻ với báo chí về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cho rằng, Vĩnh Phúc vốn là vùng quê có bề dày văn hóa gắn liền với những truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. Cùng với đó là tinh thần tự lực tự cường, ý chí sáng tạo, khát vọng vươn lên không ngừng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng như công cuộc phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.
Theo bà Lan, sau 26 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội. Tăng trưởng kinh tế đạt khá, luôn nằm trong tốp đầu cả nước. Thu ngân sách tăng cao, năm 2022 đã cán mốc thu mới đạt hơn 40 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Diện mạo đô thị, nông thôn của tỉnh có nhiều đổi mới ngày càng khang trang, hiện đại hơn; vị thế của tỉnh không ngừng được nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng-an ninh được giữ vững. Để tỉnh có được thành quả phát triển như ngày hôm nay, có sự đóng góp rất lớn của các thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ, của cán bộ, đảng viên và toàn thể người dân Vĩnh Phúc.
Được biết, có 28 làng văn hóa kiểu mẫu được thí điểm triển khai xây dựng trong toàn tỉnh. Việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, địa điểm, tổng mặt bằng xây dựng; cập nhật, điều chính các quy hoạch có liên quan (nếu cần), bổ sung kế hoạch sử dụng đất hoàn thành trong tháng 1 năm 2023. Việc triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, bổ sung vào kế hoạch trung hạn và khởi công các hạng mục đủ điều kiện (ưu tiên các hạng mục do người dân đóng góp, thực hiện theo tổng mặt bằng được chấp thuận) hoàn tất trong Quý I, năm 2023.
Chiều 6/6, tại thành phố Rạch Giá, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo tham vấn Đề án “Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế”.
Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Lực lượng QLTT toàn quốc đồng loạt triển khai kiểm tra, xử lý với mục tiêu giữ vững kỷ cương thị trường, bảo vệ doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ Công Thương muốn đánh thuế nhập khẩu với đơn hàng có giá trị dưới 1 triệu đồng qua thương mại điện tử để ngăn tình trạng hàng hóa giá rẻ, kém chất lượng tràn lan và bảo vệ sản xuất trong nước.
Trong khoang lạnh, tổ công tác phát hiện số lượng lớn sản phẩm động vật như lòng lợn, dồi sụn, lách bò, cuống họng, trứng gà non, thịt, xương, chân bò, gà... có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, bốc mùi khó chịu.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.