Đánh giá các Bộ, ngành và địa phương đang rất tích cực triển khai việc lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia nhưng Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) vẫn cho rằng, việc triển khai Luật Quy hoạch (QH) vẫn đang rất chậm so với kế hoạch và yêu cầu thực tiễn.
Hơn 1 năm rưỡi luật có hiệu lực, vẫn loay hoay lập, trình quy hoạch
Để thực hiện Luật QH (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), cần phải lập 3 QH quốc gia, 39 QH ngành quốc gia và 63 QH tỉnh, thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Đinh Trọng Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý QH, Bộ KH&ĐT cho biết, trong 3 QH quốc gia (QH tổng thể quốc gia, QH không gian biển quốc gia, QH sử dụng đất quốc gia), nhiệm vụ lập QH sử dụng đất quốc gia và QH không gian biển quốc gia đã được Chính phủ xem xét, phê duyệt và hiện Bộ TN&MT đang triển khai các bước tiếp theo để lập QH theo quy định.
Đối với nhiệm vụ lập QH tổng thể quốc gia đã được trình Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) thông qua và đã hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 7/2020. Hiện KH&ĐT đang triển khai các bước tiếp theo để lập QH theo quy định.
Đối với 39 QH ngành quốc gia, hiện các Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 25/39 nhiệm vụ lập QH ngành quốc gia, còn lại 14/39 nhiệm vụ lập QH ngành quốc gia đang trong quá trình thẩm định.
“Hiện các Bộ đang khẩn trương lập các khung định hướng QH ngành quốc gia và lập QH ngành quốc gia, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 và 2021. Trong đó, Bộ GTVT đang lập QH và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 QH ngành giao thông vận tải trong năm 2020…”, ông Thắng cho biết thêm.
Về QH vùng, ngoài QH vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được lập, Bộ KH&ĐT đã thực hiện nhiệm vụ lập QH vùng ĐBSCL và trình HĐTĐ thông qua, đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt) thì các vùng khác chưa được triển khai lập QH vì Đề án phân vùng để lập QH chưa được cấp có thẩm quyền quyết định.
Với QH tỉnh, đã có 57/63 địa phương đã gửi hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập QH tỉnh; trong đó có 54 địa phương đã được HĐTĐ tổ chức phiên họp thẩm định theo quy định (45 địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập QH), còn lại 3 địa phương (Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long và Quảng Ngãi) đang được Thường trực HĐTĐ gửi hồ sơ xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Đáng chú ý, đến nay còn 6 địa phương (Điện Biên, Hà Nội, Hải Dương, Bình Định, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh) chưa hoàn thành việc lập và trình thẩm định nhiệm vụ lập QH tỉnh theo quy định của pháp luật về QH.
Về việc lập, thẩm định và phê duyệt QH tỉnh, đại diện Vụ Quản lý QH cho biết, hiện đã có 2 tỉnh là Quảng Bình và Hà Tĩnh đã tổ chức lập QH tỉnh thời kỳ 2021-2030 và đang gửi xin ý kiến theo quy định. Một số tỉnh khác (như Thanh Hóa) đã hoàn thành dự thảo báo cáo QH và sớm triển khai xin ý kiến theo quy định.
“Bộ KH&ĐT đang tập hợp ý kiến tham gia và đang làm việc chặt chẽ với các địa phương để hoàn thiện QH với chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật QH...”, Vụ trưởng Vụ Quản lý QH Đinh Trọng Thắng cho hay.
Sẽ ban hành Nghị quyết về phương án phân vùng
Trong rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra như: Lập QH thuộc hệ thống QH quốc gia là một nhiệm vụ mới và khó, có phạm vi toàn diện và mức độ phức tạp cao, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19; Đòi hỏi các sự thay đổi về quản lý nhà nước, cần thời gian để thực hiện; Số lượng đơn vị tư vấn lập QH có đủ năng lực còn ít..., Bộ KH&ĐT nhấn mạnh nguyên nhân là việc áp dụng pháp luật còn chưa đồng bộ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về QH chưa được xây dựng đồng bộ, đầy đủ; Chưa có quy định về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng QH; quy định chuẩn hóa các đầu vào, đầu ra phục vụ việc lập QH.
“Để hoàn thiện việc lập QH và trình cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ KH&ĐT sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để làm cơ sở cho việc triển khai lập QH vùng giai đoạn 2021-2030. Đồng thời chủ trì soạn thảo và trình Hội đồng QH quốc gia ban hành Khung định hướng lập QH tổng thể quốc gia, đề xuất các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển và định hướng sắp xếp, phân bổ không gian các hoạt động kinh tế - xã hội vào đầu quý IV năm 2020, để cung cấp thông tin cho các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình lập QH...”, Đại diện Bộ KH&ĐT cho hay.
Đối với 06 địa phương chưa hoàn thành nhiệm vụ lập QH tỉnh, Bộ KH&ĐT đề nghị khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình HĐTĐ tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập QH trong tháng 8/2020 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập QH tỉnh…
Liên quan đến việc chuyển tiếp các QH theo quy định của Luật QH, Bộ KH&ĐT cho biết, mới có 3 Bộ (Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT) và 38 địa phương ban hành Quyết định bãi bỏ 435 QH về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ theo quy định: Và cũng mới có 03 Bộ (Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương) đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước khi các QH sản phẩm bị bãi bỏ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1512/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, sau một thời gian lấy ý kiến các bộ, ngành, nhân dân và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi đã có nhiều ý kiến gửi về Cục.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.