Virus SARS-CoV-2 đang là một thử thách gay gắt về chính trị toàn cầu. Dường như nó đang phá hủy và định hình lại các quy tắc chính trị - xã hội hiện hành. Tuy nhiên, qua 3 tháng chiến đấu chống Covid-19, Việt Nam thu được kết quả không thể tuyệt vời hơn.
Doanh nghiệp bị kẹt hàng trăm nghìn tấn gạo không xuất khẩu được vì cách điều hành giật cục, thiếu phối hợp của cơ quan quản lý.
72 giờ qua (tính đến ngày 19/4) cả nước không có ca nhiễm mới nào. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, Covid-19 cũng đã dịp bộc lộ không ít yếu kém nội tại. Câu chuyện gần tháng nay, doanh nghiệp bị kẹt hàng trăm nghìn tấn gạo không xuất khẩu được vì cách điều hành giật cục, thiếu phối hợp của cơ quan quản lý, cho thấy nhiều vấn đề ngoài hạt gạo.
Ngày 23/3, Chính phủ cho dừng xuất khẩu gạo, theo đề xuất của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi Covid-19 diễn biến phức tạp. Lập tức, 0h ngày 24/3, Hải quan dừng thông quan tất cả lô hàng khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.
Đến cuối ngày 24/3, chính Bộ này lại kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại. Giải thích sau đó về việc hôm trước xin dừng, hôm sau xin hoãn này, Bộ Công Thương - cơ quan trực tiếp tham mưu, điều hành xuất khẩu gạo nhiều năm - cho biết “do có độ vênh số liệu gạo dự trữ, cần tính toán lại sản lượng”.
Vênh số liệu hay “vênh” tư duy và đạo đức?
Sự bối rối của cơ quan điều hành còn ở chỗ, gạo nếp - không nằm trong danh mục dự trữ quốc gia nhưng vẫn được Bộ Công Thương gộp chung trong các mặt hàng gạo xin dừng xuất khẩu. Sau khi doanh nghiệp, địa phương “kêu”, Bộ Công Thương mới hỏi Bộ NN&PTNN việc “gạo nếp có nằm trong danh mục hay không” và đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến. Giải trình với Thủ tướng mới đây, Bộ Tài chính cho biết đã hai lần gửi ý kiến (ngày 3/4 và 10/4) nhưng Bộ Công Thương đều không tiếp thu.
Không riêng Bộ Công Thương, Tài chính, cụ thể là Tổng cục Hải quan, cũng có những cách điều hành khiến doanh nghiệp không kịp trở tay. Ngày 24/3, khi hàng ra tới cảng, chuẩn bị mở tờ khai thông quan, doanh nghiệp mới được hải quan báo dừng xuất khẩu gạo từ 0h.
Ngày 10/4, Thủ tướng đồng ý nối lại xuất khẩu gạo với hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn trong tháng 4. Cả ngày 11/4 (thứ Bảy), nhiều doanh nghiệp đã túc trực để mở tờ khai nhưng hệ thống tự động (VNACCS) của hải quan chưa mở. Đến 0h sáng ngày 12/4 (Chủ nhật), hải quan bất ngờ cho mở hệ thống giữa đêm mà không hề thông báo công khai. 6 giờ sau đó, hệ thống lập tức đóng và thông báo đã đủ hạn ngạch xuất khẩu.
Doanh nghiệp rơi vào khốn đốn, doanh nhân chảy nước mắt tại các cảng biển, cửa khẩu đường bộ, thiệt hại không thể tính toán được. “Thảm họa toàn cầu” Covid-19 đang làm cho con người “mở mắt” ra nhiều điều.
Việt Nam đã hội nhập sâu và rộng vào quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế, không thể không tính đến “kỷ nguyên” sau đại dịch Covid-19. Nêu câu chuyện “hạt gạo” xuất khẩu giữa mùa Covid-19 cho thấy tư duy và hành động đang là thách thức nội tại, thể hiện năng lực quản trị đang gặp nhiều vấn đề không hề nhỏ.
Có 53 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi hoạt động tại các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa được Đoàn liên ngành kiểm tra đợt này.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Trước tình trạng tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp trong thời gian qua, Cục Hải quan tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma tuý; đẩy mạnh phối hợp nghiệp vụ trong và ngoài ngành, trong nước và quốc tế.
Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa bắt giữ Phạm Hùng Dũng (SN 1983, trú phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) thu giữ 2,2 kg ma túy tổng hợp, 1 khẩu súng và 15 viên đạn và nhiều tang vật liên quan đến hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Qua điều tra, truy xét, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ thành công đối tượng cướp tài sản tại phòng giao dịch ngân hàng VietinBank chi nhánh Phú Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Ngày 22/4, Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần May Phương Đông huyện Chợ Gạo tử vong tại phòng ngủ thuộc công ty.
Ngày 22/4, TAND huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo N.T.H. (16 tuổi, ngụ xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây) 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Theo HĐXX vụ án này là điển hình của hành vi đua xe gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Do đó Hội đồng xét xử thấy cần thiết phải áp dụng hình phạt tù nghiêm đối với các bị cáo nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm gây rối trật tự công cộng nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Công an thành phố Đà Nẵng đang điều tra nguyên nhân vụ 2 người đi trên ô tô tử vong bất thường tại đoạn đường Hoàng Thị Loan gần cầu vượt Ngã ba Huế, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.