Sơn Động là huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang nhưng nơi đây có tới gần 1.800 hộ dân thuộc diện là hộ gia đình người có công với cách mạng. Những năm qua, cùng với phong trào phát triển kinh tế xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới người có công ở Sơn Động không chỉ tự mình vươn lên thoát nghèo mà nhiều người còn trở thành những tấm gương tiêu biểu có đóng góp tích cực cho động đồng.
Về đến xã An Lạc đa phần người dân đều biết đến ông Ma Hữu Khang, người dân tộc Tày. Hơn 70 tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng nhưng ông thương binh Ma Hữu Khang vẫn luôn tận tụy với công việc của bản làng. Ngôi nhà gỗ vợ chồng ông sinh sống nằm trên ngọn đồi thoai thoải của thôn Đồng Bài. Ngôi nhà ấn tượng với mỗi người có dịp ngang qua bởi sân vườn ngăn nắp với khung cảnh thanh bình.
Gặp chúng tôi ông hồ hởi: “Từ ngày nghỉ công tác ở xã tôi về tham gia hoạt động cùng chi bộ thôn, vậy nhưng công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong xã thì anh em vẫn đến nhờ tôi hỗ trợ. Từ năm 2012 tôi được bà con bầu chọn là người uy tín trong cộng đồng. Được Đảng tin, dân mến thì dù có tuổi cao tôi cũng nguyện dốc sức lực của mình để giúp cho đời sống bà con ngày càng được nâng cao”.
Được biết cách đây nhiều năm khi nhà nước có chủ trương giao rừng cho người dân bảo vệ ông Khang là người tiên phong nhận đất giữ rừng. Khi đó quyền lợi bảo vệ rừng không được là bao nhưng ông đã vận động được nhiều hộ dân trong xã tham gia để những cánh rừng mãi xanh tốt cho đến ngày nay.
Khi phong trào phát triển kinh tế rừng phát triển, ông Khang lại là người tiên phong bỏ công sức tiền của để trồng rừng kinh tế.
Cùng với đó ông tận tình hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăm sóc cây, cách chọn giống cây keo, cây bạch đàn sao cho phù hợp với vùng núi nơi đây. Chỉ vài năm sau hiệu quả kinh tế phát triển rừng đã giúp gia đình ông và nhiều gia đình trong xã vươn lên thành những hộ có kinh tế khá giả.
Đến nay hàng chục nghìn mét vuông đất của các hộ gia đình trong xã đã được hiến để mở đường liên thôn, liên xã.
Những năm gần đây cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, một lần nữa ông lại là người tiên phong hiến đất mở đường, làm đường bê tông cho bà con đi lại. Bản thân gia đình ông đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để làm đường. Ông cùng với các cấp chính quyền thôn, xã đi vận động nhân dân tạo nên phong trào hiến đất làm đường rộng khắp trong toàn xã. Đến nay hàng chục nghìn mét vuông đất của các hộ gia đình trong xã đã được hiến để mở đường liên thôn, liên xã.
Chia tay ông Khang, đi trên con đường trải nhựa rộng thênh thang với hai bên ngút ngàn xanh ngắt của rừng bạch đàn, chúng tôi về xã Tuấn Đạo thăm mô hình Hợp tác xã ong mật hữu cơ Sơn Động của thương binh Nguyễn Đức Minh. Với phương châm nghỉ hưu không nghỉ việc ông Minh quay về khởi nghiệp trên quê hương Tuấn Đạo sau gần 30 năm cống hiến trong quân ngũ.
Ông Minh say mê chia sẻ về kinh nghiệm nhân giống cũng như cách chăm sóc đàn ong bản địa. Ông bảo, ong tự nhiên thì phải được sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và cũng chính vì vậy mật ong rừng hữu cơ Sơn Động mới được giá cao trên thị trường, được nhà nước công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao.
Hợp tác xã do ông Minh sáng lập đến nay đã thu hút được hơn 50 hộ gia đình tham gia làm thành viên, kỹ thuật nhân đàn, kỹ thuật dưỡng ong trong mùa cây rừng chưa ra hoa đều được các thành viên nắm bắt thành thục. Nuôi ong tự nhiên không thể giúp các hộ gia đình xã viên trở nên giàu có nhưng lại là nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên của các hộ gia đình nơi đây.
Cùng với việc phát triển đàn ong, ông Minh với vai trò là giám đốc hợp tác xã còn mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc và nhân lực mở nhà xưởng sản xuất nước uống tinh khiết và sản xuất hương. Hai xưởng sản xuất của hợp tác xã đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20 lao động.
Về hưu với quân hàm đại tá, 50 năm tuổi Đảng, giờ đây ông Minh cũng đã bước sang tuổi thất thập; nhưng với ý chí gang thép của Anh bộ đội Cụ Hồ ông Minh từ bỏ cuộc sống nơi phố thị để về quê giúp bà con phát triển kinh tế, góp phần thay da đổi thịt vùng đất núi rừng vốn nghèo khó quê ông.
Theo báo cáo của UBND huyện Sơn Động, trong hơn 1.800 hộ gia đình người có công với cách mạng thì có đến có 172 người là thương bệnh binh, 121 người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học, 171 thân nhân liệt sĩ … Toàn huyện có 38 mẹ được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng.
Những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước, sự hoạt động hiệu quả của các phong trào giúp nhau làm kinh tế trong cộng đồng đến nay 100% số hộ người có công đã thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả, nhiều thương bệnh binh, người có công đã trở điển hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, nhiều người được nhân dân bầu chọn là người có uy tín trong cộng đồng.
Chị Vi Thị Tú, Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện chia sẻ. Huyện Sơn Động xác định công tác chăm lo đời sống người có công với cách mạng là nhiệm vụ xuyên suốt, thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; xác định mỗi cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền các cơ quan đơn vị phải huy động tối đa các nguồn lực toàn xã hội để thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Chính từ đó mà đến nay các hộ gia đình người có công đa phần đã có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Và thật quý báu hơn nữa khi những người có công lại đang tiếp tục nỗ lực cống hiến đóng góp những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư nơi các bác, các anh đang sinh sống.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Tiếp người thương binh 92 tuổi đi đòi chế độ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trăn trở, chỉ vì khâu giải quyết thủ tục quá máy móc khiến bao người có công "lỡ" chế độ.
Từ một cậu bé với hoàn cảnh gia đình khó khăn, đến hành trình hơn 20 năm làm thiện nguyện không mệt mỏi với CLB Ban Mai Xanh, mang hơi ấm cho những hoàn cảnh khó khăn trên vùng cao. Đó chính là câu chuyện của anh Nghiêm Sỹ Vững, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Chiều 5/12, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiện nhiệm vụ năm 2025.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định trả hồ sơ vụ án đốt xe ô tô xảy ra cách đây 6 năm để yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Yên Định điều tra bổ sung.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi đăng ký tham gia các lớp học Pickleball cũng như các môn thể thao khác được quảng cáo trên mạng xã hội facebook.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.