Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế trong thời kỳ mới

Hình sự & tố tụng hình sự
19/12/2021 11:30
Theo báo Đảng Cộng sản Việt Nam
aa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế - tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng và đặc sắc trong hệ thống các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh.


Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đã để lại cho Đảng ta và dân tộc ta những di sản vô giá, đó là sự nghiệp giành độc lập cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, là bạn với các quốc gia trên thế giới vì hòa bình độc lập, tiến bộ xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam.

t

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12/7/1955. Nguồn: Hochiminh.vn

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế - Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng và đặc sắc trong hệ thống các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Là người khai sinh ra nền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn liền với toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người. Trước hết, tư tưởng đối ngoại và đoàn kết quốc tế của Người đã thể hiện nổi bật trong hệ thống các tác phẩm báo chí, các bức thư, các lời kêu gọi, các tác phẩm chính luận của Người.

Các quan điểm đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển, hoàn thiện được thể hiện tập trung trong “Đường cách mệnh” (1927), Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930), Chương trình 10 điểm của mặt trận Việt Minh (1944), Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), thể hiện tập trung nhất trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Bộ Chính trị từ năm 1930 đến nay.

2

Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7/1957. Ảnh tư liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế

Tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ dừng ở việc nghiên cứu trước tác của Người trong toàn tập Hồ Chí Minh, Văn kiện Đảng toàn tập, mà một phương pháp rất quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế của Người. Jean Lacouture (Giăng Lacutuya) một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp đã có một nhận định rất sâu sắc: “Qua lăng kính tư tưởng của vị nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Đông Dương, kế đó là Đảng Lao động Việt Nam xuất hiện một hệ thống học thuyết hình thành bởi những hành động hơn bởi những từ ngữ.”[1]

Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định sự đúng đắn trong phương pháp tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh từ hành động: “Cụ Hồ là người chứng minh sự vận động bằng đi đứng”, thể hiện lý thuyết bằng hành động: “Xét cho cùng thì hành động, hành động trước sau như một, lắm khi còn trung thành, chân thật hơn là lời nói và câu văn”[2].

Tìm hiểu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tiếp cận từ các hoạt động trực tiếp của Người từ khi ra đi tìm đường cứu nước, trong thời kỳ hoạt động ở Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc… (1911-1941) Bác đã có hàng loạt các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế. Đó là các hoạt động tìm hiểu các dân tộc bị áp bức, bóc lột ở các thuộc địa, tìm hiểu các lực lượng tiến bộ trên thế giới, kể cả ở “mẫu quốc” chống lại chủ nghĩa thực dân, đế quốc…; tìm hiểu các thế lực phản động hiếu chiến trong giới cầm quyền của các nước đế quốc, nhất là đế quốc Pháp để hiểu chúng và phân hóa chúng; các hoạt động tuyên truyền, vận động tập hợp lực lượng quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Trong thời kỳ ở Pháp và Nga, các hoạt động đối ngoại của Bác Hồ và các đồng chí của Người đã tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp, của Hội liên hiệp các tổ chức thuộc địa, của Quốc tế cộng sản; các hoạt động thiết lập các mối quan hệ với các lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc, bằng các hoạt động ngoại giao khôn khéo, Bác và các đồng chí của mình đã lợi dụng được chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên đã tổ chức ở Côn Minh “Việt Nam dân chúng hưởng ứng Trung Quốc khẳng định hậu vận hội”, tạo thế hợp pháp cho các hoạt động cách mạng của ta.

Tranh thủ chính quyền của Tưởng Giới Thạch để chúng ta lập “Việt Nam độc lập đồng minh hội Hải ngoại biện sự xứ” là cơ quan đại diện của mặt trận Việt Minh ở nước ngoài nhằm duy trì các quan hệ với quốc dân Đảng Trung Quốc và làm nơi liên lạc quốc tế của ta. Với cơ quan đại diện này, cách mạng Việt Nam đã bắt liên lạc được với các lực lượng cách mạng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Trình bày một số vấn đề trên đây giúp chúng ta đi tới một nhận thức: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế hình thành và phát triển gắn chặt với toàn bộ hơn 60 năm hoạt động cách mạng của Người. Do đó khi nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng ta phải tiếp cận từ các bài viết, bài nói của Người, từ các văn kiện về đường lối, chính sách đối ngoại, đoàn kết quốc tế của Đảng và nhà nước ta, từ các tác phẩm của các học trò xuất sắc của Bác, từ các chiến sĩ cộng sản quốc tế, từ các chính khách, các nhân sĩ tri thức và bạn bè quốc tế viết và nói về Bác; và rất coi trọng tiếp cận các hoạt động trực tiếp của Bác khi Người tiến hành các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế.

Do đó tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về thế giới, về thời đại, về chiến lược sách lược, về nghệ thuật ứng xử trong quan hệ quốc tế nhằm phục vụ thắng lợi sự nghiệp cách mạng trong từng thời kỳ tiến lên giành thắng lợi cho sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, là bạn với mọi quốc gia vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

3

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Bác Hồ thăm hữu nghị Trung Quốc, ngày 25/6/1955 (Ảnh tư liệu) Phong cách nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế - tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh được thể hiện thông qua hệ thống quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, phong cách nghệ thuật ngoại giao sau:

- Quan điểm cơ bản – nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tất cả hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trước hết. Tất cả phải nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Không có gì quý hơn độc lập tự do!

- Không ngừng nâng cao thực lực của cách mạng để nâng cao sức mạnh và hiệu quả của hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Tư tưởng ngoại giao rất quan trọng này đã xác định vị trí và mối quan hệ giữa xây dựng thực lực của cách mạng, xây dựng và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh và hiệu quả của hoạt động ngoại giao. Trong mối quan hệ này, hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế là rất quan trọng, còn xây dựng thực lực cách mạng có ý nghĩa quyết định.

- Quan điểm coi ngoại giao là một mặt trận, mặt trận ngoại giao cần và có thể triển khai trên khắp thế giới và ngay tại hậu phương của đối phương, đối tượng do đó phải chủ động tiến công ngoại giao: “Tiến công ngoại giao là một tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược”[3].

Tiến công ở đây là phải chủ động tiến công, phải chủ động lấy cái chính nghĩa, lấy cả nghĩa cả tình (Nghĩa, lý ở đây là chân lý, lẽ phải, là pháp lý, là sự thật…; tình ở đây là khát vọng hòa bình là tinh thần hòa hiếu, hòa giải, khoan dung…) để tiến công, để thuyết phục, để cảm hóa, để tranh thủ, lôi kéo, để tập hợp. Do đó chiến lược ngoại giao phải dựa trên bối cảnh quốc tế, nắm vững đối tác, đối tượng, dự báo đúng các xu hướng phát triển, các quy luật vận động của thế giới, chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn, các khu vực, các tổ chức quốc tế, dự báo thời cơ để quyết định các chiến dịch tiến công ngoại giao. Cần xác định kịp thời từng nội dung, từng chính sách ứng xử linh hoạt, khôn khéo để đạt hiệu quả cao.

- Nguyên tắc định hướng mọi hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế là: Kiên định vững chắc về mục tiêu chiến lược đồng thời linh hoạt mềm dẻo về sách lược. Nguyên tắc ở đây cần kiên định đó là mục tiêu giành và giữ vững độc lập cho dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia (cả vùng đất, vùng trời, vùng biển), đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trước khi tiến hành các hoạt động đối ngoại. Phải rất năng động, mềm dẻo trong thực hiện các phương châm, chính sách ngoại giao, biết nhân nhượng, thỏa hiệp có nguyên tắc, biết lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong nội bộ của đối tượng để lôi kéo, phân hóa, cô lập tối đa đối tượng.

Biết vận động thuyết phục, cảm hóa các Đảng phái, các tầng lớp nhân dân các nước đồng tình ủng hộ sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp kháng chiến, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện đúng đắn và hiệu quả nguyên tắc nêu trên khi tiến hành các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải vận dụng nhuần nhuyễn phương châm: biết mình, biết người, biết thời, biết thế, biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương, biết dừng và biết biến!

- Trong hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải xử lý tốt mối quan hệ giữa độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với hợp tác quốc tế sẽ kết hợp tối ưu sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đây là mối quan hệ cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Ngoại giao độc lập, tự chủ tự cường là một chuẩn mực đảm bảo quyền độc lập thực sự của một quốc gia. Độc lập tự chủ tự cường là “cái gốc”, “cái điểm mấu chốt” của mọi chủ trương, chính sách, là phương thức khơi dậy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Độc lập tự chủ trong ngoại giao không chỉ dừng lại ở việc chủ động hoạch định chính sách, biện pháp mà điều quan trọng hơn phải biết chủ động khai thác nội lực trên tinh thần tự lực, tự cường. Mặt khác, tự lực tự cường không đồng nghĩa với khép kín, đóng cửa, cô lập mà phải chủ động tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế. Bác Hồ từng chỉ rõ một trong những nguyên nhân suy yếu của các dân tộc phương Đông trong lịch sử là sự cô lập, là chính sách "bế quan, tỏa cảng”. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Bác đã chỉ rõ: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, độc lập, tiến bộ xã hội.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự cường đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được lịch sử hơn 90 năm của cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm. Đảng ta khẳng định đây là bài học kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Xây dựng, phát triển và phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam là quan điểm tư tưởng rất quan trọng trong phương pháp cách mạng, phương pháp nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

4

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhân sĩ trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở Việt Nam, năm 1967. Ảnh tư liệu

Ngoại giao phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc

Ngoại giao là một mặt trận đấu tranh cực kỳ quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp là phương pháp cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam là một bộ phận quan trọng của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Trong suốt 58 năm hoạt động cách mạng (1911-1969), Bác Hồ đã trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển và phát huy sức mạnh của ngoại giao nhân dân, đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam.

Nhận thức sâu sắc tư tưởng về phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh, khi tiến hành các hoạt động đối ngoại và đoàn kết quốc tế phải tiến hành đồng thời hoạt động của các “binh chủng” ngoại giao, các hình thức ngoại giao, phối hợp chặt chẽ các binh chủng, các lực lượng ngoại giao: ngoại giao Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ), ngoại giao Đảng (với các Đảng cộng sản, công nhân, các đảng cầm quyền, các đảng đối lập); ngoại giao nhân dân (với các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân…), ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quốc phòng, an ninh… chủ động hội nhập quốc tế.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời Người rất coi trọng lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức các hoạt động đối ngoại, vận động các nước lớn, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng… công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao với họ. Bác Hồ rất quan tâm chỉ đạo Việt Nam tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

35 năm qua, dưới ánh sáng soi đường của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã phát huy sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quốc phòng… làm tốt vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chủ động tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới yêu cầu mới nặng nề phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hoàn thành thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, ngoại giao Việt Nam trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và đoàn kết quốc tế, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả cao đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Ngoại giao Việt Nam luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng hợp tác cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế./.

[1] Tư tưởng Hồ Chí Minh và thời đại. Ban khoa học xã hội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất bản 1992. Trang 11.

[2] Sách đã dẫn. Trang 11

[3] Bác Hồ trong trái tim các nhà ngoại giao. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội 1999. Trang 213

Link: https://dangcongsan.vn/tieu-diem/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-doi-ngoai-va-doan-ket-quoc-te-trong-thoi-ky-moi-599915.html

bài liên quan
Hải Phòng: Tọa đàm khoa học “Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh"

Hải Phòng: Tọa đàm khoa học “Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh"

Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2022), Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức Tọa đàm khoa học “Một số giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong sạch, vững mạnh”
Hồi ức khó quên về 4 lần được gặp Bác

Hồi ức khó quên về 4 lần được gặp Bác

Xuân này, ở tuổi 86, ông Nguyễn Túc vẫn không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhắc lại kỷ niệm thiêng liêng về những lần được gặp Bác hơn 60 năm trước.
Củng cố hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước

Củng cố hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước

Hôm nay, 14/12, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra tại Hà Nội. Trả lời phỏng vấn nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định, đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước.
Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong giữ vững môi trường hòa bình

Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong giữ vững môi trường hòa bình

Đó là yêu cầu đặt ra của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị-an ninh-quốc phòng (Ban Chỉ đạo) nhằm rà soát kết quả triển khai công tác năm 2020 và đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
Những chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước trong năm 2020

Những chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo các nước trong năm 2020

Chuyến thăm của lãnh đạo các nước Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản trong năm 2020 đã chứng minh một Việt Nam an toàn, hiệu quả trong ứng phó đại dịch COVID-19.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được cập nhật thông tin về tình hình thế giới, khu vực; phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại trong bối cảnh hiện nay.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắt giữ nguyên cán bộ UBND huyện Tương Dương trốn truy nã

Bắt giữ nguyên cán bộ UBND huyện Tương Dương trốn truy nã

Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
Vùng Đông Nam Bộ đón 73 triệu lượt khách du lịch

Vùng Đông Nam Bộ đón 73 triệu lượt khách du lịch

Năm 2024 toàn vùng đón trên 73 triệu lượt khách, tăng 12,6% so với năm 2023 và tổng doanh thu đạt trên 215.100 tỷ đồng. Nhiều tour tuyến du lịch mới, nhất là du lịch sinh thái, về nguồn hình thành.
Đắk Lắk: Các đơn vị hoàn thành đề án sáp nhập trước ngày 31/12/2024

Đắk Lắk: Các đơn vị hoàn thành đề án sáp nhập trước ngày 31/12/2024

Các đơn vị liên quan rà soát văn bản để hoàn thành đề án sáp nhập các đơn vị hành chính công trên địa bàn tỉnh.
Tin bài khác
Bắt giữ nguyên cán bộ UBND huyện Tương Dương trốn truy nã

Bắt giữ nguyên cán bộ UBND huyện Tương Dương trốn truy nã

Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
Châu Thành - Tiền Giang: Điều tra, xử lý 2 vụ tai nạn giao thông khiến 02 người tử vong

Châu Thành - Tiền Giang: Điều tra, xử lý 2 vụ tai nạn giao thông khiến 02 người tử vong

VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Triệt xóa sới bạc hoạt động tinh vi, bắt giữ 17 đối tượng

Triệt xóa sới bạc hoạt động tinh vi, bắt giữ 17 đối tượng

Công an TP Uông Bí (Quảng Ninh) vừa đột kích một sới bạc nằm trên đồi vắng, bắt 17 đối tượng từ nhiều địa phương đang tổ chức hoạt động cờ bạc.
Gia Lai: Gã đàn ông xâm hại con riêng của vợ sa lưới sau 12 năm trốn truy nã

Gia Lai: Gã đàn ông xâm hại con riêng của vợ sa lưới sau 12 năm trốn truy nã

Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
Bình Thuận: Khởi tố, bắt giam cán bộ địa chính xã cấp trái phép trên 6ha đất

Bình Thuận: Khởi tố, bắt giam cán bộ địa chính xã cấp trái phép trên 6ha đất

Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Lê Ngọc Thọ về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Khám xét khẩn cấp Công ty Cổ phần Triệu nụ cười do có dấu hiệu lừa đảo

Khám xét khẩn cấp Công ty Cổ phần Triệu nụ cười do có dấu hiệu lừa đảo

Công an TP Hà Nội vừa khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty cổ phần Triệu nụ cười do có dấu hiệu lừa đảo với thủ đoạn kêu gọi đầu tư vào đồng QFS.
Bắt nam thanh niên ở Hải Phòng sang Thái Bình giả vờ mua vàng rồi cướp

Bắt nam thanh niên ở Hải Phòng sang Thái Bình giả vờ mua vàng rồi cướp

Công an huyện Quỳnh Phụ đã truy bắt thành công đối tượng Đỗ Trọng Hoàng đi từ Hải Phòng sang Thái Bình thực hiện vụ cướp một tiệm vàng sau 12 giờ tiếp nhận tin báo.
Bắt giữ nhóm đối tượng buôn lậu thuốc lá với số lượng siêu khủng

Bắt giữ nhóm đối tượng buôn lậu thuốc lá với số lượng siêu khủng

Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ nhóm đối tượng đang vận chuyện 50.000 bao thuốc lá nhãn hiệu “Manchester” do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân trong năm 2024

Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Công an Nhân dân đã đạt được nhiều chiến công và dấu ấn nổi bật ...
Triệt phá nhóm cho vay lãi nặng trá hình tại các tiệm cầm đồ tại Đắk Nông

Triệt phá nhóm cho vay lãi nặng trá hình tại các tiệm cầm đồ tại Đắk Nông

Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông vừa triệt xoá nhóm cho vay nặng lãi lên đến 365%/ năm và núp bóng dưới dạng tiệm cầm đồ.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.