“Lần đầu tiên, tôi cùng các thầy, cô giáo và sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chính ngôi trường của mình. Hôm đó là ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán năm 1958” - ông Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam mở đầu câu chuyện với giọng xúc động xen lẫn tự hào.
Chuyến thăm không báo trước, không “tiền hô, hậu ủng” của Bác giống như một người ông, người cha đến “xông nhà” và chúc Tết con, cháu đúng ngày đầu Xuân năm mới, khiến toàn trường khá bất ngờ. Hầu hết sinh viên ở lại ăn Tết tại trường hôm đó là con em đồng bào miền Nam tập kết. Tin Bác đến chúc Tết lay động hết thảy mọi người.
Khi Bác đến, mọi người ùa ra đón và quây quần quanh Bác. Sau mấy lời chúc Tết, Bác căn dặn, giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, học phải đi đôi với hành, nhà trường phải gắn liền với xã hội…
Đặc biệt, đối với sinh viên là con em đồng bào miền Nam, Bác ân cần: “Các cháu phải cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt và sẵn sàng trở lại miền Nam khi Tổ quốc cần”.
Lần thứ hai, ông Nguyễn Túc được đón Bác là vào năm 1960, khi Bác cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Anbani đến thăm trường.
“Tranh thủ lúc Đoàn bạn vào thăm phòng triển lãm của trường, Bác dành cho thầy trò chúng tôi những giây phút đầm ấm, thân thương. Bác ngồi bệt ngay tại bậc lên xuống nhà triển lãm và vẫy gọi chúng tôi đến. Bác hỏi tình hình nhà trường. Bác rất vui khi biết qua hai năm - kể từ khi Bác đến thăm lần thứ nhất, nhà trường đã có nhiều tiến bộ”, ông Túc bồi hồi nhớ lại.
Cũng lời ông Túc: “Trước lúc ra về, Bác căn dặn chúng tôi: “Các cháu học là để phục vụ Cách mạng, phục vụ Nhân dân. Trong mọi công việc, phải biết đặt lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân lên trên hết, trước hết. Thầy trò cần thi đua dạy tốt, học tốt”. Cuộc vận động “Dạy tốt, học tốt” trong ngành giáo dục của chúng ta ra đời từ ngày hôm đó”.
Ông Nguyễn Túc luôn nhớ những lời căn dặn của Bác, làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”.
Lần thứ ba, Bác đến thăm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là ngày 3-2-1962, khi đi cùng Đoàn đại biểu Nhà nước Lào do Hoàng thân Suvanna Phuma dẫn đầu.
Song, với ông Nguyễn Túc, những kỷ niệm sâu sắc nhất chính là những lần ông được gặp Bác tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960 tại Thủ đô Hà Nội.
Quan tâm đến từng bữa ăn của bộ phận phiên dịch
Hồi đó, ông Túc đang là cán bộ giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và được Trung ương cử đi phục vụ Đại hội III của Đảng.
“Bác mong chúng tôi phục vụ Đại hội thật tốt, vì Đại hội này sẽ tổng kết 30 năm xây dựng Đảng và quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước. Đó là đưa miền Bắc tiến lên CNXH và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Bác nhắc nhở anh chị em phục vụ phải hết sức chu đáo, trọng thị - nhất là với đại biểu nước ngoài. Bác nói, mới ra khỏi chiến tranh, đất nước ta còn nghèo, nhưng là nghèo về cơ sở vật chất, chứ không nghèo về tình cảm. Ta lại chưa quen đón khách quốc tế. Lấy cái giàu về tình cảm bù cho cái nghèo về vật chất và thiếu kinh nghiệm về lễ tân, Bác chắc chắn bạn sẽ thông cảm với ta”, ông Túc nhắc lại những kỷ niệm của những ngày tháng đó.
Thời gian này, ông Túc được Ban Tổ chức phân công cùng một số đồng chí phụ trách bộ phận phiên dịch các văn kiện Đại hội.
Ông hồi tưởng: “Vất vả và mệt nhất đối với đội ngũ phiên dịch là những ngày gần Đại hội và trong thời gian tiến hành Đại hội. Vì lúc đó các đoàn đại biểu nước ngoài mới đến và đưa bài để dịch. Nhiều đoàn lại không đưa ngay, chờ nghe diễn văn khai mạc của chủ nhà, nghe tham luận của các Đảng bạn mới hoàn chỉnh bài phát biểu của đoàn mình và chỉ đưa cho bộ phận phiên dịch Đại hội vào giờ chót. Thế là guồng máy phiên dịch làm việc trắng đêm. Dịch từ tiếng nước bạn sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang các thứ tiếng khác…”.
Ông Túc không thể quên đêm 6-9, một ngày sau hôm khai mạc Đại hội, Bác bất chợt đến thăm bộ phận của ông. Cùng đi có các ông Lê Văn Lương, Ung Văn Khiêm và Tố Hữu. Câu đầu tiên là Bác khen các bản dịch chính xác, diễn đạt sát ý, văn phong tốt.
Rồi Bác quay sang hỏi ông Lê Văn Lương: “Thế tiêu chuẩn ăn hằng ngày của các cô, chú dịch viết là bao nhiêu?”.
- “Thưa Bác là 5 ký gạo”, ông Lương thưa.
- “Còn đại biểu Đại hội?”.
- “Thưa Bác là 10 ký”.
Bác góp ý với ông Lương: “Chính sách của chú như vậy là chưa xã hội chủ nghĩa, chưa thực hiện đúng nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Các đại biểu Đại hội ngày họp, đêm nghỉ. Còn các cô, chú bộ phận phiên dịch văn kiện phải làm ngày, làm đêm mà chỉ được hưởng bằng một nửa tiêu chuẩn đại biểu Đại hội là không công bằng. Bác đề nghị chú cần sửa ngay”.
Và thế là hôm sau, ba bữa ăn chính của bộ phận phiên dịch được cải thiện.
Làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng”
Một bài học sâu sắc về tôn trong phụ nữ, lấy việc công làm trọng đến giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí ông Túc. Đó là việc Bác chụp ảnh với các đoàn đại biểu và cán bộ, nhân viên phục vụ.
Để tranh thủ thời gian, các đoàn cần tập hợp đội hình trước để khi Bác đến là có thể chụp được ngay. Ông Túc được phân công sắp xếp khối phiên dịch. Khi bố trí, ông có ý định dành một chỗ khá rộng để Bác đến thì mình có thể ngồi cạnh. Nhưng khi đến, Bác nhắc ông và một đồng chí khác ngồi lại hàng sau rồi mời hai cô phiên dịch người Nga lên ngồi cạnh Bác.
Đến lượt đoàn đại biểu các dân tộc được chụp chung với Bác. Do nhiều người lần đầu được gần Bác nên khi Bác vừa tới, anh em bỏ hàng ngũ đã sắp xếp sẵn chạy đến vây quanh Bác. Khi ổn định trật tự xong, ông Túc chạy đi thì Bác gọi lại và bảo ngồi cạnh Bác.
Chụp xong, Bác hỏi ông: “Cháu dân tộc nào?”.
- “Thưa Bác, cháu dân tộc Kinh”.
Bác ồ lên một tiếng: “Bác tưởng cháu là dân tộc thiểu số. Sao da cháu nâu vậy?”.
- “Thưa Bác, mấy hôm nay cháu phải chạy việc nhiều nên da bắt nắng”.
- “Thế cháu làm việc ở đâu, đã có gia đình chưa?”.
- “Thưa Bác cháu dạy ở Trường ĐH Bách khoa và đang có người yêu”.
Bác rất vui và quay sang bảo ông Lê Văn Lương cho ông Túc 2 giấy mời để tối hôm đó đưa người yêu đi dự Dạ hội của nhân dân Thủ đô chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng.
“Hơn 60 năm trôi qua kể từ Đại hội III của Đảng ta, nhưng những điều Bác căn dặn và những tình cảm Bác dành riêng cho tôi mãi mãi là ngọn đuốc thiêng chỉ đường để tôi phấn đấu, trưởng thành. Công việc dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng làm cho đến nơi đến chốn; làm việc gì cũng trên tinh thần “Dĩ công vi thượng” như lời Bác từng dặn dò”, ông Túc xúc động.
Hiện nay, dù tuổi đã cao, nhưng ông Túc luôn quan niệm, còn sức khỏe, còn trí tuệ thì còn phục vụ cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, cho công tác xây dựng Đảng, phát triển đất nước; đồng thời, suốt đời phải ghi nhớ công ơn của Đảng, của Bác.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.