Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN và những trăn trở của nhà kinh tế...
Mới đây, Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN diễn ra tại Hà Nội với chủ để ASEAN 4.0 Tinh thần doanh nghiệp và cách mạng công nghiệp 4.0, được chính giới doanh nghiệp, bạn bè và đối tác quốc tế đánh giá cao.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội Nghị (ảnh trích nguồn internet) |
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ứng dụng công nghệ số vừa thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực này, đồng thời tạo thị trường to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và đây chính là cơ hội cho Việt Nam.
Nhiều nhà kinh tế Việt Nam cho rằng, phát triển công nghệ số (hay còn gọi công nghiệp 4.0) là điều cần thiết.
Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều rào cản, bất cập chưa thể bắt nhịp được với công nghiệp 4.0. Vì sao?
|
TS Mai Huy Tân trao đổi với PV phapluatplus.vn. |
Trả lời câu hỏi của PV Phapluatplus.vn về việc Việt Nam làm thế nào để bắt nhịp và phát triển công nghệ số?
Là người trực tiếp tham dự diễn đàn trên, TS toán học Mai Huy cho biết: "Công nghệ số, hiểu nôm na là công nghiệp 4.0; Nó được thể hiện bằng hai thứ, đó là rô bốt hóa, tự động hóa và trí tuệ thông minh.
Chỉ khi những doanh nghiệp có đầy đủ những công cụ, thiết bị như trên thì mới gọi là công nghiệp 4.0, tức là chuyển sang một cuộc cách mạng công nghệ thế hệ mới.
Trên thực tế chỉ có một số nghành, một số doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển công nghệ số, còn nhiều nghành khác không đủ điều kiện.
Ví dụ; hiện nay, nông nghiệp không thể áp dụng công nghệ số, trong khi người nông dân không đủ việc làm, vừa không có kiến thức... thay rô bốt vào đó làm sao được?
Trong khi nông nghiệp là một trong lĩnh vực kinh tế trọng tâm, thiết thực đối với dân tộc Việt Nam.
Để áp dụng công nghệ số vào phát triển nông nghiệp, trước tiên nông nghiệp phải tổ chức lại, không phải nông nghiệp nhỏ lẽ, tự phát...
Như vậy, phải thay đổi quy hoạch, thay đổi luật đất đai, biến cánh đồng nhỏ, lẻ thành cánh đồng mẫu lớn.
Khi đó, trồng, cấy, gieo hạt, bón phân ... mới có thể canh tác theo kiểu hiện đại được (cơ giới hóa, tự động hóa).
Muốn đưa nền kinh tế Việt Nam bắt nhịp và phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới, cần song hành giữa phát triển công nghệ số, đặc biệt trú trọng tới phát triển nông nghiệp.
Vì toàn bộ cây lúa được sử dụng trong nhiêu lĩnh vực; như lương thực, vật liệu xây dựng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi.