Cho rằng tòa chưa làm rõ nguồn tiền hàng chục tỷ đồng được sử dụng như thế nào mà đã phán quyết giao công ty cho nguyên đơn sở hữu, nên đương sự làm đơn kháng cáo gay gắt bản án.
Tài sản chung đã rõ nhưng cần minh bạch trong phân chia
Trong đơn tố cáo khẩn cấp gửi Báo Pháp Luật Việt Nam (PLVN), ông Nguyễn Xuân Mẫn (SN 1965, ngụ đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3, TPHCM) trình bày: Đầu năm 2000, ông Mẫn kết hôn với bà Nguyễn Th. Ng. Quá trình chung sống, hai vợ chồng ông Mẫn tạo dựng được khối tài sản cả trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, do bất đồng trong cuộc sống nên đầu năm 2018 ông Mẫn và bà Ng. ly hôn.
Sau bản án ly hôn, do vợ chồng không tự thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên bà Ng. làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân (TAND) Quận 3 chia tài sản chung, trong đó có khoản nợ chung.
Theo đó, bà Ng. đề nghị tòa án chia các tài sản chung có trong thời kỳ hôn nhân với ông Mẫn theo tỷ lệ 50% cho mỗi bên, và chia khoản nợ của một Công ty TNHH MTV mà bà Ng. thành lập trong thời kỳ hôn nhân và đứng tên kinh doanh một mình. Về các tài sản chung, sau khi liệt kê thì bà Ng. và ông Mẫn đã xác nhận.
Chia “lệch”?
Gần 2 năm thụ lý, ngày 5/3/2020, TAND Quận 3 đưa vụ án ra xét xử (thẩm phán Trần Thị Mỹ Ngọc làm chủ tọa). Tại phiên tòa, nguyên đơn là phía bà Ng. đề nghị chia tài sản chung theo tỷ lệ 60/40 (bà Ng. 60, ông Mẫn 40). Vì bà Ng. cho rằng mình góp nhiều công sức trong quá trình tạo lập khối tài sản chung. Đồng thời bà Ng. cũng đề nghị cưa đôi 33,6 tỷ là khoản nợ của công ty do bà Ng. đứng tên và điều hành trong thời kỳ hôn nhân, yêu cầu ông Mẫn chịu 16,8 tỷ.
Nhận thấy, yêu cầu chia khoản nợ công ty của bà Ng. là vô lý, ông Mẫn cực lực phản đối, bởi Công ty TNHH MTV do bà Ng. đứng tên và điều hành trong thời kỳ hôn nhân và sau ly hôn bà Ng. không trao đổi bàn bạc với ông Mẫn. Hơn nữa, Công ty TNHH MTV phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ do mình gây ra trong phạm vi vốn đăng ký hoạt động của mình. Xét thấy yêu cầu của ông Mẫn là chíng đáng, TAND Q3 đã bác đề nghị “cưa đôi” số nợ công ty của bà Ng.
Tuy được tòa tuyên không phải “gánh nợ” công ty, nhưng ông Mẫn phản đối găy gắt việc tòa án chưa làm rõ khoản tiền 40 tỷ đồng là tài sản của vợ chồng, có trước khi thành lập Công ty TNHH MTV. Số tiền này dùng để bảo lãnh cho Công ty được cấp hạn mức tín dụng, chứ không phải là góp vốn vào doanh nghiệp, do đó ông Mẫn yêu cầu chia bà Ng. 50% ông Mẫn 50% số tiền 40 tỷ nêu trên. Bởi theo Luật Doanh nghiệp 2014, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Bà Ng. là Giám đốc, ký các khoản vay vốn nên bà Ng. phải tự chịu trách nhiệm. Do đó, bà Ng. phải hoàn trả cho ông Mẫn 20 tỷ đồng trong số 40 tỷ là có căn cứ.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã bác yêu cầu của ông Mẫn, bởi số tiền 40 tỷ bà Ng. trình bày đã đưa vào kinh doanh và thua lỗ. Ngoài ra, ông Mẫn còn phản đối việc tòa tuyên ông phải chịu 75 triệu đồng chi phí kiểm toán. Cũng như bản án sơ thẩm tuyên giao bà Ng. toàn quyền sở hữu Công ty TNHH MTV. Và chia tổng các tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo tỷ lệ bà Ng. 60%, ông Mẫn 40%. Điều mà ông Mẫn cực lực phản đối, bởi ông đề nghị chia theo tỷ lệ 50/50.
Cần làm rõ đường đi của tài sản
Để rộng đường dư luận về những bức xúc của ông Mẫn, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Hồng Cơ (Trưởng văn phòng Luật sư Thuận Luật Sài Gòn, Đoàn LS TP HCM) được biết: Theo bản án số 178/2020/HNGĐ-ST ngày 11/3/2020 của TAND Quận 3 tuyên các khoản cụ thể: Tài sản chung là 53 tỷ 118 triệu đồng, tòa chia bà Ng. hưởng 60% là 31 tỷ 871 triệu đồng, ông Mẫn 40% là 21 tỷ 216 triệu đồng (tạm làm tròn các số trên). Tại điều 59 Luật Hôn Nhân Gia Đình về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi…
Về khoản nợ của Công ty TNHH MTV là 33 tỷ 600 triệu đồng tòa không đồng ý yêu cầu của bà Ng. chia đôi, nên ông Mẫn không phải chịu 50% khoản nợ này, căn cứ vào điều 73,74 Luật Doanh Nghiệp 2014.
Còn khoản tiền 40 tỷ là tài sản chung gửi trong ngân hàng mà bà Ng. khai đưa vào tất toán kinh doanh và thua lỗ, nên tòa bác không chia cho ông Mẫn 50% (20 tỷ), cần xem “đường đi” của khoản tiền này chi vào mục đích gì? Vì đưa 40 tỷ vào doanh nghiệp phải có hóa đơn chứng từ thu, chi. Nếu chưa làm rõ đã tuyên án thì vi phạm thủ tục tố tụng khi xét xử sơ thẩm. Tòa cấp phúc thẩm cần tuyên hủy án để xét xử lại sơ thẩm.
Hơn nữa, điều 36 luật Hôn Nhân Gia Đình 2014, và điều 76 Luật Doanh Nghiệp 2014 qui định: Tài sản đưa vào kinh doanh phải được sự đồng ý của 2 vợ chồng, và tách biệt chi tiêu phục vụ gia đình ra khỏi vốn kinh doanh. Như vậy, trong quá trình xét xử phúc thẩm sắp tới, ông Mẫn là người kháng cáo cần làm đơn nêu rõ các yêu cầu mà tòa sơ thẩm chưa làm rõ khi tuyên án. Đồng thời cung cấp các chứng cứ là hóa đơn chứng từ, báo cáo tài chính của Công ty mà bà Ng. điều hành để cấp phúc thẩm xem xét đường đi của các khoản tiền đưa vào kinh doanh như thế nào? Lỗ thật hay lời ảo? Luật sư Hồng Cơ cho biết.
Sau khi bị tuyên án, bị cáo Phạm Ngọc Thuỷ và Tống Ngọc Tú sẽ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng mình không phạm tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý".
Sáng 20/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại căn nhà cho thuê trọ trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP HCM khiến 2 người tử vong và 14 người bị thương.
Cơ quan điều tra Công an thị xã Thái Hòa (tỉnh Nghệ An) vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Trọng Phú – Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bông Sen Vàng về tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.