Vừa qua, Phuc Khang Corporation đã phối hợp cùng Câu lạc bộ Kiến trúc xanh TP HCM tổ chức Hội thảo Kiến trúc xanh lần thứ 13 với chủ đề: “Năng lượng xanh trong công trình xanh”. Hội thảo được sự tham gia đông đảo của giới chuyên môn và những người quan tâm đến phát triển công trình xanh ở Việt Nam.
Hội thảo Kiến trúc xanh lần thứ 13 là một trong những hoạt động chuyên môn thường kỳ của Câu lạc bộ Kiến trúc xanh TP HCM. Hội thảo tập trung giới thiệu chủ đề “Năng lượng trong công trình xanh”, với các bài trình bày về các giải pháp từ thiết kế, công nghệ, vật liệu và các công cụ mô phỏng năng lượng tối ưu cho các công trình.
Chương trình nhận được sự quan tâm và chia sẻ thông tin bổ ích từ các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển công trình xanh như: TS. Hà Anh Tùng, giảng viên và chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ nhiệt lạnh, KS. James Chua - Giám đốc Bộ phận Thiết kế Môi trường Bền vững (ESD) tại Tập đoàn G-Energy Global, KS. Lee Boon Wei- thành viên cấp cao của Viện Kỹ sư Singapore, Bà Lưu Thị Thanh Mẫu- CEO Phuc Khang Corporation, đơn vị phát triển chuỗi căn hộ xanh tiêu chuẩn Mỹ(Leed) lần đầu tiên tại Việt Nam,...
Một trong những điểm nhấn của hội thảo lần này là những chia sẻ về kiến trúc xanh Quốc tế & công trình xanh tại Singapore qua góc nhìn của các chuyên gia. Đặc biệt là ở vai trò nhà phát triển bất động sản xanh bà Lưu Thị Thanh Mẫu (CEO Phuc Khang Corporation) đã có nhận định về tình hình tiến độ phát triển công trình xanh tại Singapore và Việt Nam. Đây là hai quốc gia có cùng độ nén đô thị nhưng tiến độ phát triển công trình xanh lại có nhiều khác biệt.
|
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu- TGĐ Phuc Khang Corporation chia sẻ những nhận định và kinh nghiệm thực tiễn trong vai trò Nhà phát triển BĐS xanh tiên phong phát triển CTX tại Việt Nam. |
Thời điểm khởi động phát triển công trình xanh với Hội đồng Công trình xanh ở Singapore Green Mark (2005) còn ở Việt Nam là tiêu chuẩn Lotus - VGBC (2007) nhưng cho đến nay ở Singapore có đến gần 2000 công trình xanh trong khi ở Việt Nam chỉ chưa đến 100 công trình xanh đạt chứng nhận.
Bà Mẫu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những thành tố góp phần kiến tạo, tác động đến phát triển công trình xanh của quốc gia như: Chính phủ, Nhà đầu tư, nhà thầu, người tiêu dùng, nhà nghiên cứu, nhà cung cấp, nhà thiết kế, kỹ sư... Trong đó, những chính sách động viên và khuyến khích phát triển công trình xanh phát triển bền vững của nhà nước đóng vai trò quan trọng và là đầu tàu cho tiến trình phát triển công trình xanh.
Đối với Phúc Khang, thấu hiểu những cấp bách của xã hội về một tương lai “xanh” của nước nhà, Phúc Khang luôn kiên định với sứ mệnh: “Tiên phong và thúc đẩy việc kiến tạo phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu”.
Phúc Khang không ngừng trau dồi bổ sung kiến thức khoa học, đúc kết kinh nghiệm sự phát triển bền vững của những quốc gia tiên tiến trong khu vực để từng bước cải tiến sản phẩm, kiến tạo nên nhiều hơn nữa những giá trị xanh đích thực cho cộng đồng xanh Việt Nam.