Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng/2020, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu diễn biến tích cực hơn so với tháng trước trong đó xuất khẩu đạt 19,19 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 1,6 tỷ USD); nhập khẩu đạt 18,18 tỷ USD, giảm 1,9% (tương ứng giảm 347 triệu USD).
Tính đến hết tháng 5/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 196,89 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 5,62 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% và nhập khẩu đạt 96,67 tỷ USD, giảm 4,6%. Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5/2020 thặng dư 1 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 3,54 tỷ USD.
Trong đó, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,2%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong 5 tháng/2020 với thị trường này đạt 126,42 tỷ USD, giảm 4,4 % so với cùng kỳ năm 2019, trong đó trị giá xuất khẩu là 50,2 tỷ USD, giảm 1,4% và trị giá nhập khẩu là 76,21 tỷ USD, giảm 6,3%.
Những nhóm hàng có mức tăng cao như: điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,93 tỷ USD, tăng 428 triệu USD tương ứng tăng 17,1%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,40 tỷ USD tăng 360 triệu USD, tương ứng tăng 11,9%; hàng dệt may đạt 1,87 tỷ USD tăng 257 triệu USD tương ứng tăng 16%...
Tính đến hết tháng 5/2020, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng dệt may có mức giảm mạnh nhất, đạt 10,56 tỷ USD giảm 13,6% tương ứng giảm 1,66 tỷ USD. Điện thoại các loại và linh kiện mặc dù là nhóm hàng có trị giá xuất khẩu cao nhất, đạt 18,31 tỷ USD nhưng lại có mức suy giảm đứng thứ hai, giảm 7,1% tương ứng giảm 1,41 tỷ USD.
10 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong 5 tháng/2020 so với cùng kỳ năm 2019Nguồn: Tổng cục Hải quan
Điện thoại các loại và linh kiện:
Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 3,97 tỷ USD, giảm 24,7%; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 3,39 tỷ USD, giảm 10,1%; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,21 tỷ USD, tăng gấp 3,2 lần; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,11 tỷ USD, tăng 3,7%... so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 5/2020 xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 17,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 18,31 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 5 đạt 3,39 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 15,53 tỷ USD tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 4,32 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,48 tỷ USD, tăng gấp 1,95 lần; sang EU đạt 1,98 tỷ USD, giảm 3%; sang Hồng Kông đạt 1,23 tỷ USD, tăng 35%; sang Hàn Quốc đạt 1,06 tỷ USD, giảm 8,4%...
Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 5 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 16% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 4,84 tỷ USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản với 1,39 tỷ USD, giảm 4,1%; thị trường EU (28 nước) đứng thứ ba với 1,26 tỷ USD, giảm 19%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2020 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,51 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 5 tháng từ đầu năm 2020 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 2,93 tỷ USD, tăng mạnh 73,5%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 1,33 tỷ USD, tăng 29,7%; Nhật Bản với 809 triệu USD tăng 6%; Hàn Quốc với 754 triệu USD, tăng 27,4% so với cùng thời gian năm 2019...
Đến hết tháng 5 trị giá xuất khẩu nhóm hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 8,51 tỷ USD, tăng 24,7%
Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su)
Xuất khẩu nhóm hàng nông sản trong tháng 5 đạt 1,47 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5, trị giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản của cả nước đạt 6,87 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hàng rau quả có mức giảm mạnh nhất, chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,6% tương ứng giảm 256 triệu USD so với 5 tháng năm 2019.
Trong đó: xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Trung Quốc vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ, đạt 2,05 tỷ USD giảm hơn 18%; sang Hoa Kỳ đạt 720 triệu USD, tăng 7,9%; sang Philipin đạt 679 triệu USD, tăng mạnh 30,2% (chủ yếu do tăng xuất khẩu gạo)…
Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 5/2020 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong 5 tháng/2020đạt 6,69 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong 5 tháng/2020 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 2,43 tỷ USD (giảm 6,8%) và 1,75 tỷ USD (giảm 12%). Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 4,18 tỷ USD, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 771 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,1 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 tháng/2020 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 2,01 tỷ USD, tăng 9,14% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc với 550 triệu USD, tăng 18,5%; sang Nhật Bản với 522 triệu USD, tăng 2,6…
Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 490 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 3,19 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 888 triệu USD, giảm 17,2%; sang Hoa Kỳ đạt 625 triệu USD, tăng 0,3%; sang Hàn Quốc đạt trị giá 181 triệu USD, tăng 18,9% …
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 641 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 2,89 tỷ USD, giảm 9% so với cùng thời gian năm 2019.
Hàng thủy sản trong 5 tháng tính từ đầu năm 2020 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản: 548 triệu USD; giảm 0,7%; Hoa Kỳ: 490 triệu USD, giảm 3,7%; EU (28 nước) với 441 triệu USD, giảm 13,2%; Trung Quốc: 373 triệu USD, giảm 1,9%… so với cùng kỳ năm trước.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông tin từ Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo của Công ty TNHH vẻ đẹp Francia do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm gel mụn Profiderm Azelaic Gel do Công ty Lidera Trading Ltd OOD nước Bungari sản xuất.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01/7/2024 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Trong không khí hào hùng cùng cả nước tổ chức các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 19/4, tỉnh Cà Mau và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) long trọng tổ chức lễ bàn giao mặt bằng và động
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) yêu cầu việc số hoá trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phải hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.