Theo Tổng cục Du lịch, chiều ngày 15/3/2022, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đã chủ trì cuộc gặp gỡ thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí về việc mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3.
Tham dự có các đồng chí Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu, Nguyễn Lê Phúc, Phạm Văn Thủy, lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch.
Năm 2021, ngành du lịch Việt Nam đã đón 40 triệu khách du lịch nội địa và kể từ cuối tháng 11/2021 triển khai Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế, đến nay đã thu hút hơn 10.000 lượt khách đến Việt Nam. Đặc biệt, với xu hướng phục hồi du lịch, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngành du lịch đã đón và phục vụ 6,1 triệu lượt khách, vượt số khách cả tháng 12/2021.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách du lịch nội địa đạt khoảng 17,6 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 41,38 nghìn tỷ đồng, tăng 313% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tháng 2/2022, khách du lịch nội địa đạt 9,6 triệu lượt, tăng 380%, trong đó có hơn 6 triệu lượt khách nghỉ đêm tại các cơ sở lưu trú. Trong bối cảnh dịch bệnh nhưng lượng khách du lịch nội địa tăng cao chính là sự khẳng định cho việc triển khai đúng hướng các hoạt động du lịch an toàn thời gian qua và sự sẵn sàng mở lại hoạt động du lịch quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Triển vọng về quá trình mở cửa du lịch quốc tế bước đầu đã có những thông tin tích cực khi lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Theo dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights (Theo dõi xu hướng du lịch) cho thấy, lượng tìm kiếm bắt đầu tăng từ đầu tháng 12/2021, tăng vọt trong thời gian từ cuối tháng 12/2021 đến đầu tháng 01/2022 (lượt tìm kiếm thời điểm ngày 01/01/2022 tăng 222% so tháng trước và tăng 248% so cùng kỳ 2021). Đặc biệt, từ đầu tháng 01/2022 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam luôn duy trì ở mức rất cao, thậm chí thời điểm ngày 21/01 tăng 425%, thời điểm ngày 03/02 tăng 374% so cùng kỳ 2021.
Triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022.
Theo đó, hoạt động du lịch quốc tế (inbound và outbound) tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh, y tế và các quy định liên quan của Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ, thông qua đường không, đường bộ, đường biển, đường sắt đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng đối với mọi đối tượng khách du lịch, đặc biệt là tất cả các thị trường khách du lịch quốc tế đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và an toàn y tế đều có thể tới Việt Nam.
Để mở lại hoạt động du lịch an toàn, khoa học, hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các Sở quản lý Nhà nước về Du lịch các tỉnh, thành phố tham mưu UBND tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch, phương án mở cửa du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; triển khai Chương trình Phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 “Du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”; ban hành các chính sách kích cầu thu hút khách như giảm giá vé tham quan, tặng thêm dịch vụ trải nghiệm cho khách du lịch...; chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch mở cửa hoạt động du lịch trong đó có các phương án phòng, chống dịch theo quy định...
Triển khai chiến dịch truyền thông Live fully in Vietnam (Sống trọn vẹn ở Việt Nam). Chiến dịch đang và sẽ được triển khai đồng bộ trên các chuyên trang quảng bá du lịch Việt Nam cho khách quốc tế bao gồm trang web vietnam.travel, các trang mạng xã hội Facebook, Tik Tok, Instagram, Youtube và Pinterest; các kênh truyền thông quốc tế cũng như thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài... Sau hơn 3 tháng triển khai, Chiến dịch đã gây ấn tượng mạnh, chạm được đến trái tim của người xem, khiến du khách được truyền cảm hứng và mong chờ được “sống trọn vẹn” ở Việt Nam.
Để đáp ứng nguồn nhân lực du lịch cho giai đoạn mở cửa lại, trước mắt, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ đề xuất Chính phủ và đề nghị các địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích nguồn nhân lực du lịch có kinh nghiệm quay trở lại ngành để đáp ứng nhu cầu sau khi mở cửa, đồng thời yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch chủ động rà soát, tuyển dụng và bồi dưỡng nhân lực đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu thị trường. Về dài hạn, Bộ sẽ tiếp tục có chính sách phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đủ về quy mô, cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch.
Đại dịch COVID-19 đã cho thấy tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho ngành du lịch. Để đáp ứng các nhu cầu mới của du khách, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục nghiên cứu, nâng cao hiệu quả các ứng dụng công nghệ phục vụ khách du lịch, doanh nghiệp và địa phương. Trong đó, sẽ đẩy mạnh việc đăng ký và khai báo an toàn COVID-19 của các cơ sở kinh doanh du lịch theo quy định và khuyến khích du khách sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” để hỗ trợ bảo đảm du lịch an toàn; tăng cường ứng dụng công nghệ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của du khách.
Thông tin tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh vui mừng cho biết, ngay trong sáng nay (15/3), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP về việc miễn thị thực cho công dân của 13 quốc gia nhập cảnh Việt Nam không phân biệt hộ chiếu, mục đích nhập cảnh từ ngày 15/3/2022. Đây là một trong những chính sách kịp thời của Chính phủ nhằm hỗ trợ phục hồi ngành Du lịch Việt Nam, tạo đà thuận lợi cho lộ trình mở cửa du lịch quốc tế.
Liên quan đến mối quan tâm, lo lắng của các phóng viên về các quy định y tế đón khách du lịch quốc tế chưa được ban hành khi thời điểm mở cửa đã đến, Tổng cục trưởng cho biết: “Chúng ta rất chia sẻ với những người ở tuyến đầu phòng chống dịch, việc thận trọng của ngành Y tế là cần thiết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, bối cảnh và điều kiện đã thay đổi rất nhiều, ngành Y tế cần xem xét ban hành những quy định phù hợp với người nhập cảnh vào Việt Nam, trong đó có khách du lịch”.
Thời gian tới, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam “Live fully in Vietnam” đến với du khách quốc tế, tuyên truyền thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, trên các hãng truyền thông quốc tế, tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi về xuất nhập cảnh; nâng cao hiệu quả kết nối hàng không; nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh điểm đến Việt Nam.
Toàn ngành sẽ nỗ lực để thực hiện mục tiêu thu hút trên 5 triệu lượt khách quốc tế, 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng trong năm 2022.
Những tháng cuối năm, ngành Du lịch Thủ đô đưa ra nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa; các doanh nghiệp du lịch, lữ hành mở bán nhiều Chương trình Du lịch Tết Ất Tỵ 2025.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 dự kiến diễn ra trong 7 ngày từ 28/11 đến 4/12 với chủ đề “Long An - Khát vọng sông Vàm”.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Tại khu vực biên giới Tây Nam, nhịp giao thương đặc biệt sôi động ở Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) quốc tế Mộc bài (Tây Ninh) và Đồn BPCK Mỹ Quý Tây (Mộc Bài).
HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy bị hại vắng mặt tại phiên tòa và bị cáo Trịnh Thu Trang có đơn kháng cáo kêu oan cũng như một số tình tiết cần làm rõ...nên quyết định tạm hoãn phiên tòa.
Cơ quan chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá vừa tiến hành thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24.
Tại khu vực biên giới Tây Nam, nhịp giao thương đặc biệt sôi động ở Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) quốc tế Mộc bài (Tây Ninh) và Đồn BPCK Mỹ Quý Tây (Mộc Bài).
Có nhiều người hỏi tôi: “Anh theo tôn giáo nào vậy?” Mỗi lần như thế, tôi thường mỉm cười và đáp: “Đạo nào cũng dạy con người ta ăn hiền ở lành.” Nhưng nếu hỏi đâu là đạo khó nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: “Đạo làm người.”
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.