Đối với các dự án nhà ở thương mại, trên cả nước có 49 dự án với 15.169 căn hộ chung cư được cấp phép; có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng.
|
Từ ngày 1/8/2024 khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, căn cứ khoản 5 Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì trọng tài cũng có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp nhà chung cư này. |
Ngày 16/7/2024, trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã tổ chức buổi toạ đàm “Pháp luật sở hữu đối với các công trình của chủ sở hữu nhà chung cư và thực tiễn hiện nay”.
Buổi toạ đàm thu hút được sự quan tâm của nhiều Luật sư, trong đó phải kể đến, Công ty CP Tư vấn Chính sách Hà Nội - Berlin, Công ty Luật TNHH Tường Khang; Đại diện Đoàn Luật sư TP Hà Nội...
Theo thống kê gần đây của Bộ Xây dựng, số lượng các dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản được cấp phép, đang triển khai và đã hoàn thành: Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại: Trên cả nước có 49 dự án với 15.169 căn hộ chung cư được cấp phép; có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 47 dự án với 8.502 căn hộ chung cư đã hoàn thành xây dựng.
Trong đó, tại miền Bắc có 24 dự án với 3.657 căn hộ chung cư được cấp phép; có 195 dự án với 149.170 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 11 dự án với 888 căn hộ chung cư đã hoàn thành xây dựng.
Tại miền Trung có 06 dự án với 1.814 căn hộ chung cư được cấp phép; có 124 dự án với 57.141 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 08 dự án với 2.530 căn hộ hoàn thành xây dựng.
Tại miền Nam có 19 dự án với 9.698 căn hộ chung cư được cấp phép; có 727 dự án với 92.764 căn hộ chung cư đang triển khai xây dựng; có 28 dự án với 5.084 căn hộ hoàn thành xây dựng.
Trong lĩnh vực này, thời gian qua, thế chế, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã được hoàn thiện gồm Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 để tạo khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản.
Luật Đất đai năm 2024 để tạo cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất.
Toạ đàm cũng đã nêu ra những tranh chấp thường gặp khi sử dụng nhà chung cư bao gồm: Tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ; tranh chấp liên quan đến việc chậm bàn giao sổ hồng căn hộ; tranh chấp liên quan đến chất lượng, dịch vụ; tranh chấp quyền sở hữu chung, riêng của chủ đầu tư và cư dân...
Tại buổi toạ đàm các Luật sư, khách mời cũng đã đưa ra ví dụ một trường hợp cụ thể đó là tranh chấp phần chung riêng của Ban quản trị chung cư 15-17 Ngọc Khánh.
Mặc dù dự án được cấp sổ hồng và bàn giao từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn đang xảy ra tranh chấp.
Tại buổi toạ đàm cũng đã nêu ra các phương thức giải quyết tranh chấp nhà chung cư có thể áp dụng là gì?. Có nên ưu tiên áp dụng phương thức thương lượng, hòa giải hay kiện ra tòa án để xác định quyền sở hữu.
Tuy nhiên từ ngày 1/8/2024 khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, căn cứ khoản 5 Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì trọng tài cũng có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp nhà chung cư này.