Quan điểm cần phải có định nghĩa, khái niệm rõ ràng về hàng Việt Nam tiếp tục được đại diện các cơ quan, bộ, ngành đưa ra. Đây cũng là điều mà Báo PLVN đã đề cập đến thông qua loạt bài “Đi tìm hàng Việt cho người Việt” đã đăng tải thời gian qua.
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho rằng, Dự thảo cách xác định sản phẩm hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có nhiều vấn đề băn khoăn, đặc biệt là cách xác định nhãn mác hàng hóa. Điều 3 Dự thảo này quy định “xuất xứ Việt Nam là hàng hóa của Việt Nam” khiến dư luận hiểu rằng, cứ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam sẽ là hàng hóa của Việt Nam. Trong khi tại điều 4 Dự thảo lại đang gộp các khái niệm xuất xứ tại Việt Nam với sản xuất, chế tạo tại Việt Nam.
“Khái niệm này có đồng nhất không?” - bà Hương đặt câu hỏi. Theo bà Hương, cần phải bóc tách rõ ràng các khái niệm này và cần xác định như thế nào là hàng hóa của Việt Nam nhưng Thông tư lại đưa ra một loạt các quy định về quy tắc xuất xứ. Các quy định này lại tương đồng với các quy định đã có ở Nghị định 31 và Thông tư 05.
Đại diện Bộ KH&ĐT cũng có băn khoăn tương tự về cách đánh đồng các khái niệm sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam thể hiện trong Thông tư mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dư luận. Theo vị đại diện Bộ KH&ĐT, khoản 2, Điều 4 Thông tư quy định tùy thuộc vào quá trình sản xuất gia công, chế biến, tổ chức cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm từ “sản phẩm của Việt Nam”; “sản xuất tại Việt Nam hoặc Việt Nam sản xuất’; “hàng hóa của Việt Nam hoặc hàng Việt Nam”… có thể gây nhầm lẫn về khái niệm hàng Việt Nam với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
“Cần phải xác định rõ ràng các cụm từ, nên chăng chỉ dùng cụm từ này để chỉ hàng hóa Việt Nam, để có thể tránh trường hợp những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, áp dụng công nghệ cao, thậm chí tiêu chuẩn thế giới lại có thể được gọi là hàng hóa của Việt Nam” - đại diện Bộ KH&ĐT nói.
Hai băn khoăn mà đại diện VCCI và Bộ KH&ĐT đặt ra cũng là vấn đề mà Báo PLVN đã nhiều lần đề cập. Trong đó, điều quan trọng nhất là để tránh xảy ra trường hợp người Việt tự hào về hàng Việt nhưng hàng Việt này lại mang… “gốc ngoại”.
Vẫn có thể xảy ra gian lận xuất xứ?
Ngoài những vấn đề đã nêu trên, Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương vẫn còn nhiều điều khiến các bộ, ngành và DN thắc mắc. Bà Bùi Thùy Dương, chuyên viên nhãn hàng hóa, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ KHCN) cho rằng, quy định về điều khoản gia công đơn giản trong Thông tư của Bộ Công Thương vẫn chưa chính xác. Bởi giai đoạn phối trộn, phụ gia không phải là công đoạn đơn giản, bởi thông qua giai đoạn này có thể thay đổi chất lượng hàng hóa, nếu không xét đến đấy là một yếu tố xuất xứ thì có thể dẫn tới việc gian lận xuất xứ.
Bà Dương lý giải, doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) có thể tiến hành phối trộn không đạt chất lượng như các nước Âu, Mỹ nhưng vì nguồn gốc nguyên liệu đầu vào là Âu, Mỹ nên DN nhập khẩu nguyên liệu có thể ghi xuất xứ Âu, Mỹ (vì không đạt hàm lượng gia công tại Việt Nam để ghi sản xuất tại Việt Nam theo quy định mà Thông tư đề ra).
Dẫn vấn đề tương tự, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, với mặt hàng sữa bột cho trẻ em, nhiều DN nhập khẩu cả sữa bột và vitamin nhưng công thức để phối trộn sữa dinh dưỡng phù hợp với trẻ em Việt Nam là chất xám của DN, nếu không đủ hàm lượng giá trị gia tăng 30% theo quy định của Thông tư thì sản phẩm không được ghi sản xuất tại Việt Nam. “Nếu ghi xuất xứ New Zealand hay xuất xứ Mỹ (các quốc gia nhập khẩu nguyên liệu đầu vào) có bị coi là gian lận hay không" - ông Trung hỏi.
Đại diện nhãn hàng thiết bị vệ sinh Toto lại băn khoăn việc ghi xuất xứ hàng hóa như thế nào cho một sản phẩm vừa xuất khẩu, vừa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Vị đại diện này cho biết, Công ty có một sản phẩm nếu xuất khẩu thì đủ cơ sở ghi nhãn mác “made in Vietnam” nhưng nếu lưu thông trong nước thì không đủ cơ sở để ghi sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm hàng hóa này sẽ phải thể hiện nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?
Còn đại diện Tập đoàn Hòa Phát khẳng định, chắc chắn khi thông tư ra đời sẽ có rất nhiều văn bản hỏi lại vì còn rất nhiều băn khoăn cần phải xác định cho rõ. Đại diện DN này nêu vấn đề: Theo Dự thảo Thông tư mới, đơn vị nào sẽ kiểm soát xem DN ghi đúng hay sai nhãn hàng hóa? Nếu DN muốn mời cơ quan chức năng để kiểm tra xem có đạt tiêu chuẩn để ghi xuất xứ hàng hóa Việt Nam thì sẽ như thế nào?
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, việc đầu tư hoàn thiện 2 nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 là rất cần thiết, cấp bách vì hiện nay lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 51 rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Toàn tỉnh đã có gần 500 trường hợp vi phạm bị lập biên bản. Trong đó, có 90 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 72 trường hợp chạy quá tốc độ, 68 trường hợp không có giấy phép lái xe, tổng số tiền phạt ước tính hơn 1,2 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt xóa đường dây hoạt động tín dụng đen quy mô lớn, thực hiện hành vi cho vay nặng lãi, tổng số tiền cho vay hơn 50 tỉ đồng.
Tại nơi ở của Nguyễn Anh Quân và Võ Xuân Tín, lực lượng Công an phát hiện và thu giữ được nhiều văn bằng, chứng chỉ giả cùng các thiết bị phục vụ việc làm giấy tờ giả.
Một đường dây môi giới mại dâm qua không gian mạng vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Nam Định triệt phá, đối tượng cầm đầu đường dây Đỗ Hoàng Nam đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 2/1, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, nhằm thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị vừa tiến hành triệt xóa một tụ điểm đánh bạc tại thị trấn Dầu Giây, bắt quả tang 5 đối tượng tham gia.
Qua xét nghiệm nhanh chất ma túy trong cơ thể đối với 113 người có mặt tại vũ trường New Hạ Long Club (TP Hạ Long, Quảng Ninh), kết quả 18/113 người có kết quả dương tính với ma túy.
CLB Diamond ở khách sạn Ramana (TPHCM) được cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên tại đây, nhiều đối tượng lôi kéo đại gia trong nước sát phạt cờ bạc.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.