Triển lãm “Rồng – Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” trưng bày hơn 80 hiện vật, bảo vật quý hiếm, chứa đựng giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.
|
Khai mạc triển lãm "Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn. |
Sáng ngày 7/9, nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể đại diện của nhân loại được sự đồng ý của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc triển lãm "Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn" tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Theo đó, triển lãm “Rồng – Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” trưng bày hơn 80 hiện vật là những vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi cung đình triều Nguyễn được làm từ các chất liệu quý hiếm như: vàng bạc, đá quý, ngọc, đồi mồi…
Đó không chỉ những báu vật vô giá không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của một thời đại mà còn phản ánh tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam trong việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới thời quân chủ.
Dưới thời quân chủ, Rồng và Phượng là những hình ảnh biểu trưng cho đế quyền và sự chính danh của triều đại. Thời Nguyễn, Rồng – Phượng được sử dụng trong trang trí mỹ thuật, từ công trình kiến trúc đến các vật dụng hằng ngày vô cùng phong phú.
Ngoài ra, trong cảm thức cảm mỹ truyền thống, ý nghĩa biểu tượng Rồng – Phượng còn được nhận thức như là sự cân xứng hài hòa vũ trụ, thể hiện ước nguyện về hạnh phúc, phồn thịnh cũng như sự vững bền trong đời sống xã hội. Do vậy, họa tiết rồng phượng trên các bảo vật cung đình triều Nguyễn không chỉ chứa đựng các giá trị về văn hóa lịch sử mà còn mang nhiều giá trị ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Được biết, triển lãm trưng bày từ ngày 7/9 đến tháng 12/2018 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Số 3, đường Lê Trực, TP Huế).
Những hình ảnh về hiện vật “Rồng – Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” được PV Pháp luật Plus ghi nhận được tại buổi triển lãm.
|
Mũ xung thiên triều Nguyễn. Đài thờ - Vật đựng lễ phẩm trong nghi lễ cung đình. Ấn Tự Đức thần hàn và Ấn Chính hậu chi bảo được làm bằng vàng. Tượng Rồng làm từ vàng và gỗ, niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 (1842). Đây là bảo vật dùng trang trí thư phòng nhà vua. Nhiều đồ dùng sử dụng trong sinh hoạt của triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. Nhiều đồ dùng sử dụng trong sinh hoạt của triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. Nhiều đồ dùng sử dụng trong sinh hoạt của triều Nguyễn được trưng bày tại triển lãm. |