Chiều tối qua (30/12), tại lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ về ngoại giao kinh tế và câu chuyện Đại sứ Việt Nam từng đi bán xoài và giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.
Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đạt hơn 500 tỷ USD, xuất siêu gần 11 tỷ USD - đây là mức xuất siêu kỷ lục từ trước tới nay.
Chỉ xuất khẩu được nửa quả xoài!
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng xuất-nhập khẩu được mở rộng trong các cuộc xúc tiến thương mại, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển ngoại thương Việt Nam. Các thị trường quan trọng đều có hàng hóa của Việt Nam, bước đầu Việt Nam đã tận dụng được cam kết quốc tế để thúc đẩy xuất khẩu.
“Tôi đã nói với Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về vai trò của các Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp rất lớn, nhất là hệ thống tham tán thương mại” - Thủ tướng cho hay.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, nhiệm vụ chính các Đại sứ Việt Nam là ngoại giao kinh tế, nhiệm vụ chính của các tham tán thương mại là đưa được hàng hóa của Việt Nam vào các nước.
“Đơn cử như Đại sứ Cường (Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường - PV) bây giờ đã nghỉ hưu, khi còn công tác Đại sứ từng mang những thùng xoài đi bán để giới thiệu sản phẩm. Cũng nhiều Đại sứ khác đã tham gia những hoạt động này, đó là những đóng góp rất đáng trân trọng và cảm động” - Thủ tướng chia sẻ.
Trong năm 2020, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tạo thuận lợi cho xuất-nhập khẩu, tránh nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn, áp dụng cơ chế 1 cửa quốc gia để tạo thông thoáng cho xuất-nhập khẩu. Thủ tướng giao Bộ Công Thương năm 2020 phải đưa Việt Nam cán mốc xuất khẩu được 300 tỷ USD và năm thứ 5 Việt Nam xuất siêu, đây là một chỉ tiêu quan trọng.
Cùng đó, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phối hợp hợp tác, chia sẻ cùng có lợi, cùng kinh doanh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tiếp tục công tác phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng Việt Nam, tránh kiện tụng về hợp đồng xuất-nhập khẩu; đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ những nhà xuất khẩu chân chính.
Một vấn đề quan trọng khác được Thủ tướng lưu ý là phải tăng hiệu quả của sản xuất, trong đó phải chế biến sâu để nâng cao giá trị, giảm chi phí logistic và đưa ra dẫn chứng cụ thể trong thực tế.
“Một quả xoài Việt Nam xuất khấu phải chịu tới 50% chi phí logistic, tức là chúng ta chỉ xuất khẩu 1 nửa quả xoài” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan ngại.
Thủ tướng đề nghị các địa phương phải đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất trong nước, nâng cao giá trị xuất-nhập khẩu. Theo Thủ tướng, nếu sản xuất mà nhập toàn bộ vật liệu từ nước ngoài thì không thể có lãi. Bên cạnh xuất khẩu trực tiếp, cần đẩy mạnh xuất khẩu “tại chỗ” - phát triển ngành du lịch, câu hỏi đặt ra là các Sở Du lịch phải xem khách quốc tế đến Việt Nam sẽ mua sản phẩm gì…
Những con số “biết nói”
Ông Đinh Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Tài chính - cho biết: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong gần 20 năm (giai đoạn 2000-2019) của Việt Nam đã đạt 3.995 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 2.106 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về trước cộng lại (giai đoạn 2000-2014).
“Bước vào năm đầu tiên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm (năm 2007), tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài Chính, năm 2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Trong thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.
Với thời gian rất ngắn, chỉ 2 năm sau đó (vào giữa tháng 12/2017), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD. Trong nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD.
Năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và xếp thứ 44 về nhập khẩu. Đến năm 2018, Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu.
“Với kết quả xuất nhập khẩu đạt 500 tỷ USD, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin.
Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Đó là một trong nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Sơn.
Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 về một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, địa điểm tập trung đông người dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2025.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.