Nếu ở Thế hệ X (sinh năm 1965-1980), người Nhật bất chấp kiên trì công việc vì lương hưu thì tới Gen Y (SN 1980-1996) và Gen Z (SN 1997-2012), giới trẻ lựa chọn con đường hoàn toàn ngược lại.
Cần tiết kiệm tiền tỷ để an hưởng tuổi già
"Khi mới tốt nghiệp, ước mơ của tôi là tìm được công việc phù hợp và theo đuổi đến hết tuổi lao động, lĩnh lương hưu và tận hưởng tuổi già", Okeydon (47 tuổi) nhớ lại.
Giống như Okeydon, phần lớn Thế hệ X (thế hệ ra đời trong những năm 1965 - 1980), tại Nhật Bản đều có chung một mục tiêu là lương hưu. Họ tin rằng chỉ cần có nó là đảm bảo tuổi già an yên, không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
Trái với mong đợi của Gen X, vào năm 2019, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản ước tính, một cặp vợ chồng công chức về hưu sẽ cần nhiều lương hưu tối thiểu 20 triệu yên (khoảng 4 tỷ đồng). Nguyên nhân là tuổi thọ trung bình gia tăng, dự đoán lên 95 năm.
Điều này đồng nghĩa với việc, một người có lương hưu cũng vẫn thiếu 10 triệu yên (tương đương 2 tỷ đồng) để đảm bảo độc lập về tài chính.
Chưa hết, kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra trong những năm 1990, thị trường lao động Nhật Bản càng trở nên tàn nhẫn. Bất chấp người lao động Nhật Bản tận trung tận tụy đến mức nào, họ vẫn luôn trong nguy cơ bị sa thải. Một khi mất việc làm, lương hưu cũng "theo gió bay đi".
Lật đổ "truyền thống lao lực"
Gen Y (thế hệ ra đời trong những năm 1980-1996) ở Nhật Bản ra đời và lớn lên trong nền kinh tế khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Họ chứng kiến nỗ lực bám trụ công việc bất thành của thế hệ cha mẹ, thấu hiểu thực trạng khắc nghiệt và kiên quyết lật đổ "truyền thống lao lực" này.
Thập niên 2010, Gen Y Mỹ khởi xướng phong trào Độc lập tài chính - Nghỉ hưu sớm (thường gọi là FIRE - viết tắt của "Financial Independence - Retire Early"). Thế hệ này kêu gọi: thay vì hết lòng với một công việc hay một ông chủ thì hãy tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho bản thân và tiết kiệm một cách "điên cuồng".
Bằng cách này, Gen Y sẽ sớm sở hữu được khoản tiền riêng khá khẩm và đáng tin gấp nhiều lần lương hưu. Nếu nhanh nhẹn, họ có thể không phải đến công ty làm việc từ tuổi 30.
Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản lựa chọn lối sống FIRE (Ảnh: Getty).
Trong khi Gen Y tại Mỹ hiếm người thực hiện thành công FIRE thì các Gen Y Nhật Bản dễ dàng chinh phục trào lưu này.
Gen Y Nhật Bản đặt ra mục tiêu và lợi nhuận rõ ràng: 25x và 4%. Trong đó, 25x là tổng số tiền cần tiết kiệm đủ trước khi bỏ việc, còn 4% là lãi suất thu được nếu đem 25x đi đầu tư.
Phấn đấu nghỉ hưu trước 40 tuổi
"Tôi không muốn phải làm việc tại công ty cả đời nên đã FIRE ngay từ khi mới đi làm", Yuiki Hotaka (30 tuổi) chia sẻ. Anh từng là nhân viên của công ty con thuộc Tập đoàn Mitsubishi, Nhật Bản, nổi tiếng là một người đi sớm về khuya và sẵn sàng cống hiến sức lực cho công việc.
Tuy nhiên, mục tiêu của Hotaka không phải thái độ hài lòng của chủ lao động mà là số tiền tích lũy. Anh cắt giảm nhu cầu sống xuống mức tối thiểu, nước uống tự mang từ nhà đi chứ không mua nước đóng chai. Kết quả, sau nửa thập niên, Hotaka tiết kiệm được 70 triệu yen (tương đương 14,4 tỷ đồng).
Với số tiền tích lũy tương đối lớn, Yuiki Hotaka chia ra đầu tư chứng khoán. Anh chỉ chọn mua cổ phiếu của những công ty, tập đoàn giàu tiềm năng để đảm bảo 4% an toàn.
Ngay trong năm đầu tiên, đầu tư đã giúp Hotaka thu về khoảng 200.000 yên/tháng (tương đương 41 triệu đồng). Với thu nhập mới này, Hotaka tự tin xin nghỉ việc, về quê thuê nhà rẻ và tận hưởng cuộc sống an nhàn ở tuổi 29 tuổi.
Những người theo đuổi trào lưu FIRE sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho bản thân và tạo thu nhập từ nguồn tiền tích lũy thông qua các khoản đầu tư (Ảnh: Getty).
Khác với Hotaka, Okeydon cần mẫn làm việc cho công ty suốt 15 năm. Tuy nhiên, anh đã không được tăng lương mà còn rơi vào tình cảnh sẽ bị cắt giảm 20% vì tuổi tác.
Thất vọng, Okeydon từ bỏ nỗ lực bám trụ. Nhờ tiết kiệm và đầu tư cổ phiếu từ năm 25 tuổi, anh đã nhanh chóng khiến số tiền tích lũy "nở phồng". Mùa thu năm ngoái, tài sản của anh đã tròn 100 triệu yên (khoảng 20 tỷ đồng), cho phép Okeydon tạm biệt những tháng ngày vất vả vô vọng.
Trong khi Okeydon tự nguyện nghỉ hưu sớm khá muộn, Gen Z (thế hệ ra đời trong những năm 1997-2012) và Gen Y đặt mục tiêu "công thành danh toại" trước khi bước sang tuổi 40.
Theo báo cáo thu nhập vào năm 2020 tại Nhật Bản, GDP bình quân của quốc gia này là 4,57 triệu yên/người/năm (tương đương 943 triệu đồng). Chia ra, thu nhập hàng tháng trung bình rơi vào khoảng 380.000 yên/người/tháng (tương đương 78 triệu đồng).
Giới trẻ Nhật Bản chấp nhận mức sống tối thiểu từ 30.000 đến 50.000 yên/tháng (tương đương 6-10 triệu đồng). Nếu nghiêm ngặt tiết kiệm, họ sẽ mất khoảng 4-5 năm là có số tiền tích lũy từ 15 triệu yên trở lên, nhờ đó thoải mái nghỉ việc sớm, thậm chí còn trước cả tuổi 30 giống như Yuiki Hotaka.
Rủi ro từ lối sống tự lập tài chính
"Ngoài ra, vẫn có những lo lắng về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán", Hotaka cho biết. Danh mục đầu tư của anh đã bị ảnh hưởng đáng kể khi thị trường chứng khoán sụt giảm vào năm ngoái, do nhà đầu tư hoảng loạn bán ra vì đại dịch, nhưng anh đã nhanh chóng bù đắp khoản lỗ của mình bằng cách đầu tư chủ yếu vào chứng khoán Mỹ trong thời kỳ suy thoái.
Ông Shunsuke Yamazaki, một chuyên gia lập kế hoạch tài chính, người thường xuyên viết về phong trào FIRE ở Nhật Bản, cho rằng, nguyên nhân phát triển trào lưu này đến từ nỗi sợ lâm vào cảnh nghèo khó của giới trẻ Nhật Bản khi công việc làm cố định biến mất và việc tăng tiền lương bị hạn chế.
Một cuốn sách về lối sống FIRE được xuất bản tại Nhật Bản (Ảnh: The Japan Times).
Tuy nhiên, để sống theo trào lưu FIRE không đơn giản và trào lưu này không dành cho tất cả mọi người.
Giáo sư Yuki Honda (Đại học Tokyo), một chuyên gia về thị trường lao động trẻ cho biết: "Tôi hiểu sự hấp dẫn của việc không phải lo lắng về công việc và tài chính, nhưng tôi không nghĩ FIRE là một lối sống mà nhiều người có thể áp dụng. Lao động trẻ cần có một lượng kiến thức tương đối về thị trường tài chính để việc thực hành mang lại kết quả".
Thời hiện đại, không chỉ có nam giới gặp khó khăn khi tìm kiếm các mối quan hệ tình cảm. Nhiều phụ nữ luôn mang nỗi tự ti ngoại hình và sống độc thân không chủ định.
"Bạn là bạn, yêu là yêu. Nếu đã theo đuổi đối phương thì phải theo đuổi đến cùng. Nếu không thấy có chút hi vọng nào để mình nghiêm túc với mối quan hệ đó thì tốt nhất nên tìm người khác".
Sự bất đồng về tư tưởng trong tình yêu và cách yêu khi một người đâu đó vẫn còn mang trong mình những tư tưởng truyền thống còn một người lại hướng tới sự bình đẳng ở mọi mặt.
Bạn đọc hỏi: Tôi thuộc diện tinh giản biên chế áp dụng chính sách về hưu trước tuổi được hưởng quyền lợi gì? Và tôi có bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ trước tuổi không?
Các doanh nghiệp tại Trung Quốc đang buộc phải đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu của nhân viên Gen Z - một thế hệ người lao động có nhiều sự lựa chọn và cơ hội hơn trong sự nghiệp.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa tiến hành tạm giữ hình sự tài xế điều khiển xe khách không may gặp nạn tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc khiến 4 người thiệt mạng.
Để dễ bề quản lý, giám sát, không cho các nhân viên bỏ trốn hay liên lạc với gia đình, người thân, đối tượng Thảo đã cho thu hết Căn cước công dân, điện thoại của các nạn nhân.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Ngày 26/4, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành quyết định về áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không l
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.