Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 19/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 76.143.682 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.684.060 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 53.430.358 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 320.845 ca tử vong trong tổng số 17.889.578 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 145.186 ca tử vong trong số 10.006.630 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 185.687 ca tử vong trong số 7.163.912 bệnh nhân.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Xét tỷ lệ dân số, Bỉ là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 159 người tử vong. Tiếp đến là Italy và Peru (với 112 người) và Slovenia (109 người).
Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 23,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 510.300 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với hơn 482.000 ca tử vong trong hơn 14,5 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 327.600 ca tử vong trong hơn 17,9 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 209.500 ca tử vong trong hơn 13,3 triệu ca nhiễm. Trung Đông có hơn 86.400 ca tử vong, châu Phi có hơn 58.300 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là 943 người.
Trong ngày 19/12, Hàn Quốc ghi nhận thêm 1.053 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, số ca mắc COVID-19 mới trong ngày tại nước này trên 1.000 ca và thực tế này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu giường bệnh tại các bệnh viện dành để điều trị các ca bệnh nặng. Theo Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), trong số 1.053 ca nhiễm mới, có 1.029 lây nhiễm trong cộng đồng.
Tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc nay đã lên tới 48.570 ca. Hơn 70% số ca nhiễm mới tập trung tại thủ số Seoul và vùng lân cận, nơi chiếm hơn 50% trong tổng số hơn 50 triệu dân của nước này. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) xác nhận các chuyến tham quan làng đình chiến Panmunjom (nằm ở khu vực biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên) đã bị đình chỉ do lo ngại tình hình dịch bệnh.
Trên Twitter, UNC viết: "Do số trường hợp mắc COVID-19 tiếp tục tăng cao ở Hàn Quốc, UNC đã đình chỉ tất cả các hoạt động không thiết yếu trong Khu vực An ninh chung, bao gồm cả các chuyến tham quan... Điều này là cần thiết để bảo vệ người dân Hàn Quốc và các nhân viên của chúng tôi ở Khu phi quân sự (DMZ). Chúng tôi mong được nối lại các chuyến tham quan sau khi các số ca mắc COVID giảm bớt".
Tại châu Đại dương, khoảng 250.000 người dân sống ở khu vực ven biển phía Bắc Sydney - thành phố đông dân nhất Australia - đã được đặt trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt từ ngày 19/12 cho đến hết ngày 23/12. Đây là một biện pháp mạnh tay mà giới chức sở tại áp đặt nhằm kiểm soát ổ dịch COVID-19, ngăn chặn nguy cơ lây lan ra toàn thành phố. Ngày 20/12, chính quyền sẽ quyết định có cần phong tỏa toàn bộ thành phố này hay không. Ổ dịch ở các bãi biển phía Bắc Sydney giờ đã ghi nhận 39 ca nhiễm, trong khi hai ca khác đang được điều tra. Cách đây hai ngày con số này chỉ là 5 ca. Tuy nhiên, chính quyền chưa xác định được nguồn lây nhiễm cũng như nguồn gốc virus.
Tại châu Mỹ, các phòng cấp cứu và hồi sức tích cực ở bang California (Mỹ) đang rơi vào cảnh quá tải với số bệnh nhân nhập viện liên tục gia tăng. Theo Cơ quan Y tế công cộng California, tính đến ngày 18/12, chỉ có khoảng 1.200 giường tại các khoa chăm sóc tích cực ở bang này còn trống, tương đương 2,1% tổng số. Một số bệnh viện thậm chí còn phải lập lều trại trong khuôn viên để điều trị bệnh nhân giữa thời tiết giá rét. Khoa chăm sóc tích cực tại các bệnh viện ở phía Nam California, trong đó có thành phố Los Angeles, gần như đã kín chỗ.
Trong khi đó, số liệu công bố ngày 17/12 cho thấy thêm 41.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và 300 người tử vong. Trong khi đó, tại bang Nevada, một bệnh viện ở thành phố Reno đã phải cải tạo hai tầng của một bãi đỗ xe gần đó thành cơ sở điều trị bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa chính thức cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Với quyết định này, khoảng 6 triệu liều vaccine sẽ được chuyển đến các địa phương của Mỹ để tiêm chủng cho người dân trong thời gian tới. Trước đó một tuần, Mỹ cũng đã phê chuẩn việc lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp bào chế.
Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Mexico Hugo López-Gatell thông báo từ ngày 19/12 đến ngày 10/1/2021, khu đô thị Thung lũng Mexico, bao gồm thủ đô Mexico City và một số quận thuộc các bang Estado de Mexico sẽ áp dụng trở lại các biện pháp giãn cách xã hội.
Bộ Y tế Mexico đã công bố các biện pháp siết chặt phòng dịch như tạm đình chỉ hoạt động của các cơ sở không thiết yếu như nhà hàng, phòng tập gym và các điểm vui chơi công cộng. Bên cạnh đó, chính quyền thủ đô và bang Estado de Mexico khuyến cáo người dân ở nhà, tránh tụ tập, nhóm họp và thăm hỏi người thân dịp lễ cuối năm.
Trước đó, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador đã kêu gọi người dân thủ đô không ra đường, không thăm hỏi người thân và không mua quà tặng dịp Giáng sinh và Năm mới để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Thị trưởng Claudia Sheinbaum cũng tuyên bố giảm thiểu tối đa các phương tiện công cộng và các doanh nghiệp áp dụng hình thức làm việc từ xa. Hiện Mexico có gần 1,3 triệu ca mắc COVID-19 và 117.000 ca tử vong, trong đó khu đô thị Thung lũng Mexico chiếm tới 30%.
Nhà chức trách Peru cho biết sẽ triển khai binh sĩ giám sát việc thực thi lệnh hạn chế đi lại trong dịp Giáng sinh và Năm mới nhằm khống chế dịch COVID-19 lây lan. Các phương tiện cơ giới cá nhân sẽ bị cấm lưu thông trong các ngày 24, 25, 31/12 và 1/1/2021. Cảnh sát và binh sĩ sẽ được bố trí tại các chốt trực chiến lược để thực thi lệnh này. Theo Bộ Y tế Peru, đến nay nước này phát hiện hơn 991.500 ca mắc COVID-19, trong đó có 36.900 ca tử vong.
Tại châu Âu, các nhà du hành vũ trụ của Nga và nhân viên ngành này đã bắt đầu được tiêm phòng vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga Roscosmos cho biết hai nhà du hành vũ trụ Nikolai Chub và Oleg Artemyev, từng làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đã được tiêm mũi đầu tiên trong hai mũi vaccine Sputnik V. Đầu tháng này, Nga cũng đã tiêm vaccine Sputnik V cho đội ngũ y bác sĩ và các nhân viên ở tuyến đầu chống dịch tại thủ đô và hơn 200.000 người đã được tiêm.
Italy - một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 - cũng sẽ áp dụng các lệnh hạn chế trong dịp Giáng sinh và Năm mới. Theo đó, các cửa hàng, nhà hàng và quán bar sẽ phải đóng cửa, trong khi người dân được yêu cầu hạn chế đi lại giữa các vùng trong cả nước, cũng như đi ra nước ngoài. Cũng tương tự, nước Áo sẽ bắt đầu bước vào đợt phong tỏa thứ ba kể từ ngày 26/12 đến 24/1/2021 để hạn chế chuỗi lây lan của dịch bệnh.
Báo Telegraph đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã triệu tập một cuộc họp đột xuất với các bộ trưởng nước này để thảo luận cách ngăn chặn sự lây lan biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa phát hiện ở vùng England. Theo báo trên, các biện pháp khẩn cấp siết chặt phòng dịch có thể sẽ được công bố sớm nhất trong ngày 19/12, trong đó có hạn chế đi lại giữa khu vực Đông Nam vùng England, bao gồm cả London, và các khu vực còn lại trên cả nước.
Tuy nhiên, hiện người phát ngôn của Thủ tướng Johnson chưa đưa ra bình luận về thông tin này. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết các nhà khoa học nước này phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là liên quan đến tốc độ lây nhiễm gia tăng nhanh tại khu vực Đông Nam vùng England. Phân tích ban đầu cho thấy biến thể này phát triển nhanh hơn những biến thể trước đây. Giới chức y tế đã phát hiện hơn 1.000 trường hợp nhiễm biến thể mới chủ yếu ở vùng phía Nam England.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nam Phi, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng đã xuất hiện và được cho là liên quan đến làn sóng lây nhiễm thứ hai chủ yếu tác động đến người trẻ tuổi ở nước này. Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zwelini Mkhize cho biết thông tin chi tiết về biến thể 501.V2 đã được gửi tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu Nam Phi đã giải mã trình tự gene của hàng trăm mẫu virus SARS-CoV-2, qua đó nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của một biến thể trong các mẫu virus thu thập trong hai tháng qua.
Theo Bộ trưởng Mkhize, các bác sĩ cho biết độ tuổi của các bệnh nhân COVID-19 ngày càng trẻ hóa, họ không có các bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn. Điều này cho thấy làn sóng dịch thứ hai mà Nam Phi đang trải qua hiện nay có liên quan đến biến thể mới này. Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 ở châu Phi. Tính đến nay, nước này ghi nhận gần 25.000 ca tử vong trong số hơn 900.000 ca mắc bệnh.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại số 209/3 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu phố 7, Phường 4, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Giám đốc công ty cổ phần Vàng Phú Cường được xác định giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi chuyển tiền trái phép, lập khống hồ sơ vay tiền.
Chiều 24/4, tại trụ sở UBND phường Tân Hà (TP Tuyên Quang), Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp tài sản.
10 nhân sự thuộc các đơn vị của Bộ Quốc phòng vừa được Thủ tướng ký quyết định điều động, bổ nhiệm. Trong đó, Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.