Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có chỉ đạo rà soát, xử lý vi phạm đối với các dự án vi phạm quy mô lớn trên địa bàn có dấu hiệu lãng phí đất đai, vi phạm pháp luật.
Trước thực trạng tại Thanh Hóa tồn tại khá nhiều những dự án lớn nhỏ, dính dáng nhiều sai phạm, chậm tiến độ, quá hạn nhiều năm, gây lãng phí đất đai, xây dựng sai phép, trái phép, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã có chỉ đạo rà soát, thanh tra toàn diện những dự án vi phạm quy mô lớn; các huyện thị khẩn trương lập hồ sơ xử lý những vi phạm về đất đai, vi phạm xây dựng, nhằm xử lý nghiêm.
Theo đó, yêu cầu các ban ngành chức năng xử lý vi phạm đối với các dự án chậm tiến độ, đất chưa đưa vào sử dụng, để hoang hóa, gây lãng phí đất đai, công trình sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai.
Giao Thanh tra tỉnh lựa chọn, tổ chức thanh tra toàn diện đối với các dự án vi phạm có quy mô lớn, tính chất phức tạp, nhạy cảm, kết luận rõ sai phạm và xử lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc rà soát trùng lắp, chồng chéo khi các ngành lựa chọn đưa các dự án có sử dụng đất vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công tác quản lý đất đai, xử lý các dự án, công trình sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục xử lý vi phạm đối với các trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; lập hồ sơ xử lý nghiêm theo thẩm quyền và theo quy định đối với các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, vi phạm hành lang đê điều, xây dựng sai mặt bằng quy hoạch…
Tiếp tục rà soát, báo cáo cụ thể danh sách các doanh nghiệp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, xây dựng hoặc không đầu tư xây dựng các công trình của dự án, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng để xây dựng kế hoạch và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chặt chẽ hơn việc tham mưu chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư; cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư; chấm dứt hiệu lực văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; nghiên cứu đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn đầu tư, tái cơ cấu chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư; tham mưu xử lý các trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 đảm bảo thống nhất với quy định của pháp luật đất đai về gia hạn tiến độ sử dụng đất.
Yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra các hồ sơ, thủ tục pháp lý thực hiện việc đầu tư xây dựng của các dự án để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng theo đúng quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường ttiếp tục tăng cường kiểm tra đối với các dự án sử dụng đất có vi phạm, xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tính đến nay trên địa bàn Thanh Hóa có 4 dự án, công trình vi phạm pháp luật về đất đai với tổng diện tích đất 236,9 ha còn vướng mắc, chưa xử lý được; có 109 dự án, công trình với tổng diện tích đất 278,95 ha không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa, gây lãng phí đất đai; có 2 dự án, công trình với tổng diện tích đất 36,26 ha có kết luận thanh tra, kiểm tra đến nay còn vướng mắc, khó khăn chưa giải quyết để đưa đất vào sử dụng.
Đặc biệt, trong năm 2022 tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án có dấu hiệu vi phạm. Kiên quyết tham mưu trình UBND tỉnh thu hồi đất đối với các dự án có vi phạm, đủ điều kiện thu hồi theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Chấn chỉnh công tác giao đất, cho thuê đất, thực hiện kịp thời việc ký hợp đồng thuê đất, bàn giao đất trên thực địa, tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và thuê đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tham mưu tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án chậm tiến độ nhưng được UBND tỉnh chấp thuận cho mở rộng, các dự án chưa được bàn giao đất trên thực địa; các trường hợp quy hoạch xây dựng điều chỉnh dẫn đến dự án không còn phù hợp. Trường hợp cần thiết báo cáo xin hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.
Đối với các dự án chậm tiến độ, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh gia hạn tiến độ sử dụng đất đối với các dự án chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các ngành liên quan xem xét tham mưu báo cáo UBND tỉnh quyết định cho gia hạn thêm thời gian sử dụng đất để đầu tư hoàn chỉnh dự án đối với các trường hợp bất khả kháng do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Xác định vi phạm pháp luật đất đai đối với tổ chức, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh công khai các tổ chức trên Cổng thông tin điện tử theo quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, gỡ bỏ thông tin công khai vi phạm pháp luật đất đai đối với các trường hợp đủ điều kiện; cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Quản lý đất đai; phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về xác định dự án chậm tiến độ đầu tư, việc gia hạn tiến độ thực hiện dự án, thu hồi đất do chậm tiến độ quy định tại Điều 64 Luật Đất đai và các quy định về xác định khoản tiền phải nộp bổ sung đối với các dự án chậm tiến độ đầu tư; tham mưu đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính khả thi, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Thời điểm cuối năm 2021, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Thanh Hóa thanh tra đối với 231 dự án, gồm: 145 dự án trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 86 dự án trong lĩnh vực sản xuất. Kết quả: có 52 dự án đã hoàn thành, 55 dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa chậm tiến độ, 45 dự án chậm tiến độ gần 24 tháng, 79 dự án không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ sử dụng đất, vi phạm Luật Đất đai.
Trong số 79 dự án chưa sử dụng đất hoặc chậm tiến độ sử dụng đất có 73 dự án đã chậm tiến độ quá 24 tháng, 6 dự án không sử dụng đất quá 12 tháng liên tục. Đáng chú ý, trong đó có 4 dự án chậm tiến độ đầu tư đã được tỉnh này cho gia hạn tiến độ đầu tư 24 tháng nhưng thời điểm có kết quả thanh tra chủ đầu tư vẫn chậm thực hiện.
Đó là các dự án: Nhà máy liên hiệp chế biến gỗ xuất khẩu rừng Toàn Cầu tại xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển rừng Bền Vững Toàn Cầu; Dự án Showroom trưng bày, giới thiệu sản phẩm ô tô tại xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương của Công ty CP Mai Linh Đông Đô; Dự án Kinh doanh dịch vụ thương mại, khách sạn tại phường Quảng Hưng, TP Thanh hoá của Công ty Cổ phần Thảo Trung; Trung tâm giới thiệu sản phẩm, dịch vụ bảo hành sửa chữa ô tô, xe máy phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá của Công ty TNHH Tân Hoàng Minh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, đơn vị đang phối hợp với 16 quận, huyện khảo sát, nghiên cứu để cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố với mức giá từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng.
Chiều 20/11, tại phiên thảo luận hội trường Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đại biểu tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá đề nghị bổ sung thêm ga hành khách đoạn giữa ga Thanh Hóa và ga Vinh.
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, việc đầu tư hoàn thiện 2 nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 là rất cần thiết, cấp bách vì hiện nay lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 51 rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Toàn tỉnh đã có gần 500 trường hợp vi phạm bị lập biên bản. Trong đó, có 90 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 72 trường hợp chạy quá tốc độ, 68 trường hợp không có giấy phép lái xe, tổng số tiền phạt ước tính hơn 1,2 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt xóa đường dây hoạt động tín dụng đen quy mô lớn, thực hiện hành vi cho vay nặng lãi, tổng số tiền cho vay hơn 50 tỉ đồng.
Tại nơi ở của Nguyễn Anh Quân và Võ Xuân Tín, lực lượng Công an phát hiện và thu giữ được nhiều văn bằng, chứng chỉ giả cùng các thiết bị phục vụ việc làm giấy tờ giả.
Một đường dây môi giới mại dâm qua không gian mạng vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Nam Định triệt phá, đối tượng cầm đầu đường dây Đỗ Hoàng Nam đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 2/1, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, nhằm thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị vừa tiến hành triệt xóa một tụ điểm đánh bạc tại thị trấn Dầu Giây, bắt quả tang 5 đối tượng tham gia.
Qua xét nghiệm nhanh chất ma túy trong cơ thể đối với 113 người có mặt tại vũ trường New Hạ Long Club (TP Hạ Long, Quảng Ninh), kết quả 18/113 người có kết quả dương tính với ma túy.
CLB Diamond ở khách sạn Ramana (TPHCM) được cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên tại đây, nhiều đối tượng lôi kéo đại gia trong nước sát phạt cờ bạc.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.