Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Tháng 7, cho những bông hồng cài áo…

Văn hóa
30/08/2020 09:20
Miên Thảo
aa
Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”, với hàm ý là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón... Và cũng từ quan niệm đó, trong tháng 7 những hoạt động bình thường như mua bán, trao đổi đều lắng xuống... vì những lo ngại rủi ro. Thậm chí, nhiều người lồng ghép các câu chuyện ma quái để làm lý do cúng bái, cầu khẩn, xin xỏ lợi ích bản thân... Nhưng tất cả những lo nghĩ đó dưới góc nhìn của đạo Phật là những lo nghĩ viển vông, xa rời với chân lý, ý nghĩa nhân sinh.


Anh238.

Tháng 7, cho những yêu thương đong đầy. (Ảnh minh họa)

Tháng 7, không phải để sợ!

Thiền sư Thích Thanh Từ đã nói trên tạp chí Giác Ngộ rằng: “Đạo Phật lấy đạo đức làm trọng, đức lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Mùa Báo hiếu gợi lại trong tâm tư mỗi người con Phật công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nếu nghĩ rằng tháng Bảy là tháng cô hồn, là tháng xui rủi thì ta đã quên mất định luật nhân quả. Vì vậy, đừng quên mất ý nghĩa nhân văn và thâm sâu của tháng 7 Vu Lan, cứ lẩn quẩn trong chuyện tháng cô hồn rồi lo lắng, sợ hãi, để lòng lăn tăn mỏi mệt thì thật uổng phí, thật phụ ơn Tam bảo...”.

Thực tế, việc cúng dường để đại xá vong nhân xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Mẹ ngài là bà Thanh Đề đã qua đời, nhưng do khi còn sống làm nhiều việc tội lỗi phải chịu cảnh tội đồ, là quỷ đói trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng công nuôi dưỡng sinh thành khiến ngài vẫn không khỏi thương xót liền xả thân của mình để cứu mẹ nhưng không thành. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách cúng dường, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện để giảm bớt tội lỗi giúp mẹ ông siêu thoát.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng 7, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan, thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu lễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, cứ đến ngày rằm tháng 7 hàng năm các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cho các vong linh sẽ được thoát khỏi tội đồ.

Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, Lễ Vu Lan dịp tháng 7 âm lịch hàng năm dần trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Vu Lan là dịp để gia đình sum họp; con cháu hỏi han, chia sẻ với ông bà, cha mẹ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cầu cho cha mẹ được hưởng phúc lành; hồi hướng đến tổ tiên, thắp nén hương thơm nguyện cầu cho vong linh người đã khuất được siêu sinh tịnh độ.

Đức Phật Thích ca trong Kinh Tâm Địa Quán, Phẩm Báo Ân đã dạy: “Phàm là con người phải ghi nhớ Tứ ân. Đó là: Ân cha mẹ, Ân chúng sinh, Ân quốc gia xã hội và Ân Tam bảo”. Trong Tứ ân thì đứng đầu là Ân đức của cha mẹ dành cho con cháu.

Đức Phật dạy: “Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn quyển kinh, vạn quyển sách đều lấy chữ hiếu nghĩa làm đầu. Vì thế mà báo đáp công ơn cha mẹ thông qua việc phụng dưỡng hàng ngày, chăm sóc lúc ốm đau, bệnh tật... luôn được xem là tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Với người Việt Nam, Hiếu chính là Hiếu đạo, tức Đạo làm con phải Hiếu dưỡng (chăm sóc, nuôi dưỡng), Hiếu lễ (kính trọng cha mẹ và tôn trọng anh chị), Hiếu thuận (hiếu với cha mẹ và hòa thuận với anh em)...

Tháng 7 đến, một mùa Vu Lan báo hiếu lại về. Lễ Vu Lan như là lời nhắc nhở thế hệ hậu sinh nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn! Không phải là những sợ hãi, âu lo…

Mưa Ngâu, nhớ mẹ, thương cha!

Trong kí ức nhiều người, vào mỗi đêm hè, chị em trong nhà thường trải chiếu nằm giữa sân hóng gió, ngước lên bầu trời thăm thẳm đếm sao. Những vì sao li ti như hạt mè, tạo thành dải sáng mờ huyền ảo. Mẹ bảo là dải Ngân Hà, nơi có cây cầu Ô Thước mà cứ đến tháng Bảy hằng năm, nàng Chức Nữ mới được gặp lại chồng là chàng Ngưu Lang. Người xưa nhân hậu biết bao khi cho vợ chồng họ được gặp nhau mà khóc, sau những tháng ngày xa cách. Nước mắt của họ như trút hết nỗi buồn, rơi xuống trần gian hóa thành những cơn mưa. Đó chính là mưa Ngâu.

Mưa Ngâu làm dịu đi cái nắng cuối hạ nhưng nó kéo dài âm ỉ, dầm dề. Có lẽ mẹ đã đúng khi kể rằng, cứ sau khi hàn huyên tâm sự, vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ lại khóc, cho nên các cơn mưa mới không liên tục, lúc mưa, lúc tạnh. Nghe chuyện xưa, tôi cứ thương vợ chồng Ngâu, thương mối tình sâu nặng đẫm nước mắt của lòng thủy chung đợi chờ…

Không chỉ câu chuyện tình buồn khiến lòng người cứ man mác mỗi mùa Ngâu. Mẹ còn kể về cái cồn cào của mùa giáp hạt những năm xa xưa, về những mối lo nặng trĩu sao trời cứ mưa gió mãi…

Ấy thế nhưng trong màn mưa Ngâu, cây cối trong vườn được tắm gội xanh mướt. Những cơn mưa đã tiếp sức sống cho cây thêm cành, thêm lá. Sự sống không ngừng sinh sôi. Cây cau trong vườn của mẹ năm nào đến mùa Ngâu cũng bung buồng. Thoảng trong gió, trong hơi sương lành lạnh, hương hoa cau dịu nhẹ tỏa bay khắp không gian. Hoa cau thanh khiết, thơm ngát nên mẹ thường dùng để thắp hương Rằm tháng Bảy. Chỉ một nhánh trên ban thờ thôi là đã thơm ngát nhà. Bao năm tháng trôi qua, cái mùi thơm ngan ngát ấy vẫn vơi đầy trong ký ức với không ít bùi ngùi, thương nhớ.

Có thể nói, trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ mà ít nhắc tới hình ảnh của người cha ngoài câu “ Công cha như núi Thái Sơn”. Và có một người cha trong cuốn Luân lý giáo khoa thư dễ thương: Mẹ đi chợ mua về cho con trái cam. Con nghĩ đến cha làm lụng nắng nôi, liền cầm trái cam chạy ra đồng đưa tặng cha. Cha nghĩ đến mẹ đầu tắt mặt tối ở nhà, liền cầm trái cam đem về tặng mẹ. Trái cam đi một vòng, dài và rộng hơn sợi dây tình cảm con thương cha, rộng gấp ba lần vì thêm tình mẹ thương con, tình chồng thương vợ.

Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, nhìn đời, lăn lộn với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn vuông sân chái bếp, con gà con chó, cây ổi, cây xoài và bầy con của mẹ. Con gần mẹ hơn cha là vậy. Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu biết bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó làm mệt mỏi gân cốt và trí óc cha...

Và “Nước trong nguồn chảy ra” luôn là những mát lành, trong vắt. Bởi tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là người thầy đầu tiên dạy về yêu thương, những từ bi trắc ẩn để mỗi người bước đi trong trường đại học cuộc đời.

Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi.

Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội Bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn: nơ xanh. Cha mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn: hoa hồng nơ xanh. Mẹ còn, cha mất: hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn: hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo…

Trong cuộc sống chộn rộn, hối hả hôm nay, nhiều người chợt nhận ra những vô thường. Thời gian không ngừng trôi, nếu một năm chúng ta chỉ về thăm cha, thăm mẹ một đôi lần thì con số nhiều lắm chỉ là vài chục lần được gần cha, gần mẹ mà thôi! Vậy nên, nhiều người con đã biết tận dụng những chuyến du lịch trong năm, luôn có cha, có mẹ kề bên, để con cháu, ông bà cùng làm nên những ký ức… Hoặc nếu gần hơn thì chạy về bên mẹ cha ăn bữa cơm giản dị vào ngày cuối tuần, hoặc bất cứ thời gian nào có thể… Bởi có một vị Phật ngay trong mỗi nhà, đó chính là lòng mẹ! Và món quà vô giá với mẹ cha ấy chính là con cháu luôn vui vầy, đầm ấm, là những yêu thương, ruột thịt chan chứa khôn nguôi, dọc dài năm tháng…

bài liên quan
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.