Tôi chỉ là một nhà giáo yêu thích văn chương và là độc giả của Tạp chí “Nhà văn và cuộc sống”(NVVCS). Tôi luôn coi đây là một ấn phẩm có uy tín văn chương, là địa chỉ đỏ của giới cầm bút đồng thời còn là “bà đỡ” cho những người viết mới.
Tôi đã đặt mua tạp chí cả năm 2021 nhưng do dịch bệnh covid nên đến tận tháng 11, tôi mới có trong tay 3 số của Tạp chí NVVCS. Sau khi tranh thủ tận dụng những thời khắc hiếm hoi rỗi rãi để đọc hết các bài, tôi xin có đôi lời bàn góp vụn vặt, hi vọng rằng tạp chí càng ngày càng được người yêu văn chương đón đợi.
- Trước hết về mặt hình thức, tôi thấy tranh bìa tạp chí số 2 và 3 có màu sắc bắt mắt hơn, tạo ấn tượng thị giác hơn, sáng sủa hơn bìa số 1.
- Về nội dung, tạp chí chia ra các mục như Góc nhìn nhà văn, Văn, Thơ, Chân dung cuộc sống, Lí luận phê bình, Văn học nước ngoài, Chuyện làng văn nghệ, Nhà văn với nhà trường, Bạn đọc với tạp chí… như vậy là hợp lí, bao quát được hầu hết những địa hạt đáng quan tâm của văn chương và cuộc sống. Tên tạp chí đã thể hiện trách nhiệm của nhà văn, họ không chỉ quan tâm đến tác phẩm của mình mà còn có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Người đọc có thể yên tâm khi nhìn vào đội ngũ của Ban Biên tập đều là những người thực sự có uy tín văn chương. Họ có “con mắt xanh” để có thể là bà đỡ cho các tác giả, tác phẩm mới.
Theo suy nghĩ của tôi, một tạp chí uy tín thì trước hết phải có đội ngũ biên tập lành nghề, tâm huyết và có trình độ thẩm định văn chương. Muốn tạp chí không chết yểu thì tuyệt đối không được cả nể khi duyệt bài và càng không được lười biên tập, dẫu biết rằng đây là một công việc vô cùng nhọc nhằn, vất vả. Người biên tập có tâm sẽ giúp phát hiện ra những cây bút triển vọng, như các bông hoa có vẻ đẹp lạ bị khuất lấp giữa một rừng hoa quen rực rỡ. Một tác giả đã nổi tiếng, từng có những tác phẩm ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc nhưng không có nghĩa là tất cả các sáng tác của người đó đều hay. Ngược lại có những tác giả tuy mới xuất hiện, tên tuổi lạ hoắc nhưng ngay lập tức gây bất ngờ, ám ảnh độc giả khi người biên tập có “thiên nhãn” đã kịp thời phát hiện ra, rồi cặm cụi biên tập lại trước khi trình làng. Có những tác giả lần đầu tiên tôi đọc tác phẩm của họ trong Tạp chí NVVCS nhưng thực sự thấy thích hơn cả những tác giả đã thành danh.
Một số bài viết gây ấn tượng với tôi có thể kể ra như sau:
Các bài ở mục Chân dung cuộc sống đều viết dự thi nên chất lượng rất tốt. Đặc biệt là chùm bài của Đỗ Chu (hưởng ứng dự thi), Uông Triều và bài của Y Nguyên, Nguyễn Hoài Nam…
Đỗ Chu thuộc thế hệ 4x nên viết chân dung các nhà văn lớp trước như Kim Lân và Phạm Tiến Duật rất kĩ và hay, hiểu nhân vật của mình đến tận cùng chứ không hời hợt, đưa ra những nhận xét chắc nịch, búa bổ. Người viết tỏ ra là người am hiểu tướng số và thậm chí còn chiết tự cả cái tên như vận vào số phận nhân vật nhà văn. Bài viết tái hiện không chỉ nhân cách của một cá nhân mà còn cho các lớp người trẻ thấy được những vấn đề văn nghệ của thời “văn chương phải đạo”; thấy được tình bạn bè văn nghệ qua việc làm của Xuân Quỳnh với Phạm Tiến Duật và lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời chống Mỹ: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”
Uông Triều là tác giả thuộc thế hệ 7x nên hợp với các bài viết chân dung các nhà văn thế hệ sau. Anh có một giọng kể lạ, khác biệt và hóm hỉnh. Anh đã “vẽ” được cả vẻ bề ngoài lẫn công việc, tính tình, thần thái, hồn vía của các nhà văn, nhà thơ bằng câu chữ, khiến người đọc chưa gặp họ bao giờ cũng có thể hình dung được rất cụ thể và sinh động. Qua bài: Phùng Văn Khai, “con gấu” Nhà số 4, độc giả yêu mến nhân vật này bởi sức làm việc đáng nể, nhiều tác phẩm, quảng giao, làm kinh tế giỏi, tháo vát và còn là người con hiếu thảo. Qua bài: Đỗ Anh Vũ - gấu bố” vĩ đại – Thi sĩ “mứt, người đọc thêm mến yêu nhà ngôn ngữ học kiêm nhà thơ có nhiều tài lẻ, ham vui nhưng đồng thời lại là một ông bố rất trách nhiệm, đảm đang, chăm lo cho một đàn con trai hẳn 4 đứa lau nhau giữa thời buổi gạo châu củi quế.
Y Nguyên có bài Ngô Phan Lưu “ẩn số văn chương” đất Phú! đọc rất thú vị. Đó là chân dung một nhà văn nông- dân- cốt ở Phú Yên (rất yêu văn Nguyễn Huy Thiệp, từng “Bắc hành” để gặp thần tượng), từng được giải thưởng văn chương, từng bán bò để in thơ. Nhân vật nhà văn Ngô Phan Lưu (đã mất) đó đã được Y Nguyên tri ân, giới thiệu và miêu tả đầy chất văn khiến cho người đọc ấn tượng ngay từ ngoại hình đến tính cách. Với cách kể rất “hoạt” (thể hiện qua những chú thích được “chua” thêm trong ngoặc đơn và những cụm từ cần chú ý/có thể hiểu theo nghĩa khác đã được in nghiêng/đóng khung trong ngoặc kép), Y Nguyên đã xác định ngay một giọng điệu riêng biệt, khó lẫn của một người kể chuyện có duyên. Chúng ta ai cũng biết giọng văn chính là một loại căn cước hành nghề đặc biệt của nhà văn.
Ở mảng truyện ngắn, tôi thích truyện của tác giả Nguyễn Văn Lợi, Trịnh Tuyên, A Sáng, Y Nguyên…
Chuyện tình lão chăn dê của Trịnh Tuyên (một tác giả lạ) đã thực sự ám ảnh tôi bởi nhân vật truyện và không gian truyện. Đôi tình nhân Trầu – Thắm có ngoại hình và diễn biến tâm lí từ “ghét” đến “thương” rồi ‘yêu” được khắc ngay vào trí nhớ của người đọc giống như 2 nhân vật Chí Phèo và Thị Nở. Không gian truyện là khung cảnh miền núi với cái hang đá có mái vòm như thời tiền sử cũng gây ấn tượng không kém gì hình ảnh cái lò gạch cũ trong “Đôi lứa xứng đôi” của Nam Cao. Truyện có “sự biện chứng tâm hồn” và giàu tính nhân văn.
Hai truyện ngắn: Dòng đời và Dưới làn khói mỏng của Nguyễn Văn Lợi rất ám ảnh người đọc. Tác giả là một người Việt định cư ở Đức đã từng kinh qua nhiều nghề, có vốn sống cực kì phong phú nơi đất khách quê người. Anh đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những người Việt nào còn mơ tới miền đất hứa trong thân phận “người rơm”, bị kì thị. Lời khuyên của nhân vật “tôi” với chàng thanh niên người Việt phải ăn xin ở Đức khiến người đọc cũng cảm thấy chạnh lòng, xót xa, tủi hổ: “Lợi dụng dịch bệnh, mang cái khẩu trang vào và đội cái mũ che mái tóc đen, là chẳng ai biết mình đến từ xứ Việt. Khi họ không biết mình là ai thì họ không kì thị”. Tuy là người viết mới nhưng truyện của Nguyễn Văn Lợi không chỉ hay ở nội dung lạ mà anh còn viết có chất văn hấp dẫn (như đoạn văn nói về nhân vật Đánh giải thích về cái tên không giống ai của mình…)
Phố núi mù sương của Y Nguyên là câu chuyện tình éo le, ngang trái với những độc thoại nội tâm nhiều day dứt, giằng xé giữa lí trí và con tim, là sự áy náy, ân hận của một người tử tế luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để nghĩ cho người: “Chiến tranh với chính mình luôn là một cuộc chiến đáng sợ, mười phần đáng sợ. Trong cuộc chiến ấy, con người luôn phải đơn độc mà chiến đấu, tuyệt không một chiến hữu đồng hành” (tr. 71). Người viết đã giải quyết vấn đề thấu đáo, khéo léo. Câu văn của Y Nguyên ngắn gọn, nhiều thông tin, tiết tấu nhanh, rất lôi cuốn; có phong cách riêng, phù hợp với tư duy của con người hiện đại.
Hoàng Anh Sướng có phóng sự: “Vùng đất thiêng Tây Tạng và tục điểu táng” đọc rất thích. Cái hấp dẫn tôi ở đây chính là sự trải nghiệm thực tế của một nhà báo xông xáo và quan tâm sâu sắc đến vấn đề tâm linh chứ không hẳn ở nội dung thông tin về tục điểu táng đặc biệt đó (bởi tôi từng dạy môn Khu vực học nên tập tục này là những kiến thức tôi đã biết, đã tìm hiểu rất kĩ). Người Do Thái có câu: “Đọc sách tu luyện trí óc, du lịch mở rộng tầm mắt”. Thật hạnh phúc cho những ai được đi nhiều, gặp gỡ nhiều và trải nghiệm nhiều như nhà báo Hoàng Anh Sướng.
Ở mảng Thơ, việc chọn tác phẩm càng ngày càng chuẩn hơn. Ở mảng Lý luận phê bình các bài đều có phát hiện hoặc nhận định, tổng kết…
Bên cạnh những điều tâm đắc, người viết với tư cách là bạn đọc xin có đôi lời bàn vụn như sau:
(1) Một số bài viết có trong tạp chí rất hay nhưng lại là bài cũ hoặc thông tin đã biết từ lâu. Tôi nghĩ, chúng ta không nên “xào” lại những bài đã được in rồi; mà nếu muốn đăng lại thì cũng cần chỉnh lại mốc thời gian cho phù hợp với thực tế. Những cái mới bao giờ cũng hấp dẫn hơn cái cũ, cái đã biết, nhất là trong thưởng thức văn chương, bởi “người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Những bài đã đăng tạp chí hoặc báo giấy có thể tiếp tục đưa lên báo điện tử chứ không nên đăng tiếp ở tạp chí hoặc báo giấy nữa.
Giai thoại về Bút Tre – Biên soạn của Nguyễn Nga là những mẩu chuyện thú vị về ông Đặng Văn Đăng – người khai sinh ra một dòng thơ dân gian mà “Cứ nghe nói đến Bút Tre là cười/ Bao nhiêu Bút Sắt mòn rồi / Bút Tre vẫn để cho đời nguồn vui”. Tuy nhiên, những mẩu chuyện đó đều đã có mặt trong cuốn “Bút Tre – Thơ và giai thoại” do Ngô Quang Nam tuyển chọn (NXB Văn hóa Thông tin, 2006) nên thông tin đã cũ, không còn làm nảy mầm cảm xúc với những độc giả có khả năng bao quát tác phẩm nữa.
Trong mục: Chuyện làng văn nghệ có Hai truyện vui của Trần Nhương cũng được viết cách đây hàng chục năm nên mới có câu: “Cuốn Đội gạo lên chùa vừa xuất bản cách đây mấy tháng đã gây tiếng vang trong dư luận” (tr. 138). Thực ra, đây là thông tin lạc hậu vì cuốn sách này của Nguyễn Xuân Khánh đã được giải thưởng Hội Nhà văn cách đây đúng mười năm (2011).
(2) Tạp chí Nhà văn cần chú ý biên tập kĩ để không có lỗi chính tả. Các nhà văn, nhà thơ có thể sai chính tả nhưng người biên tập thì dứt khoát không được phép sai. Người đọc thường coi sách giáo khoa hoặc sách báo chính thống là chuẩn mực về chính tả. “Thủ phạm” khiến giờ đây từ điển chính tả phải chấp nhận cả hai cách viết dông (hiện tượng khí quyển kèm mưa gió) và giông (tố) chính là nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông đã viết sai chính tả “dông tố” thành “giông tố” trong tiểu thuyết cùng tên của mình. Sự sai của ông khiến nhiều người bắt chước theo và áp lực của số đông trong thời gian gần một thế kỉ đã thắng thế. Tuy nhiên, chúng ta không nên lặp lại điều này. Có thể chỉ ra vài lỗi trong tạp chí như sau: Trang 43 sai chính tả trong câu: “…chỗ ăn xin cũng phải tranh dành nhau…”. “Tranh giành” chứ không phải “tranh dành”. Nếu ai hay sai chữ này thì chỉ cần nhớ “mẹo” sau: viết là “giành” khi là hành động mạnh mẽ, muốn đoạt về mình: giành giật, tranh giành, giành độc lập, giành lấy…; viết là “dành” khi là hành động nhẹ nhàng hoặc trao cho người khác: để dành, dành dụm, dỗ dành, dành cho, dành riêng… Trang 116 viết sai chính tả trong câu: “… loại thơ này thường lệ theo vần và để giữ vần…”, chữ “lệ” phải viết thành “nệ” mới đúng (“nệ” là động từ: dựa theo một cách cứng nhắc, không linh hoạt, nệ theo lối cũ, nệ cổ).
(3) Một góp ý nữa là tạp chí có thể tăng số và giảm dung lượng. Có mấy lí do như sau: Nếu tăng từ 6 số/ năm lên 9 số/ năm (1,5 tháng có 1 số) thì những vấn đề mang tính thời sự hoặc bài giới thiệu sách sẽ được cập nhật nhanh hơn, sốt dẻo hơn, bởi thông tin mới để lâu sẽ thành cũ; cả người viết và người đọc đều không còn háo hức, mong chờ nữa. Nếu dung lượng từ 200 trang rút xuống khoảng 150 trang thì sẽ khiến việc biên tập đỡ vất vả hơn vì công việc được rải đều ra, tránh tình trạng “no dồn đói góp”; người đọc cũng đỡ ngại hơn nên sẽ đọc được đầy đủ và kĩ hơn trong thời buổi thời gian là kim cương đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những “siêu độc giả”. Dung lượng của truyện ngắn không nên quá dài, tôi thấy số trang như những truyện của Nguyễn Văn Lợi, Đức Ban, Trịnh Tuyên, A Sáng… là vừa. Với mục Chân dung, dung lượng như các bài của Uông Triều, Nguyễn Hoài Nam, Lưu Khánh Thơ… là vừa.
Thực ra, còn rất nhiều điều muốn nói về cái hay của các bài trong những mục khác nhưng vì khuôn khổ của một bài góp ý, tôi xin phép được dừng bút ở đây. Có điều gì chưa đúng, xin các anh chị khuyên son cho tôi hai chữ “đại xá”.
Kính chúc Ban Biên tập mạnh khỏe, giàu năng lượng sáng tạo.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 156/2024/NĐ-CP quy định về đấu giá biển số xe;trong đó quy định giá khởi điểm của một biển số xe ô tô xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá...
Trong tổng số 712 dự án chậm triển khai đã có 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý..
Cơ quan chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá vừa tiến hành thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24.
Có nhiều người hỏi tôi: “Anh theo tôn giáo nào vậy?” Mỗi lần như thế, tôi thường mỉm cười và đáp: “Đạo nào cũng dạy con người ta ăn hiền ở lành.” Nhưng nếu hỏi đâu là đạo khó nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: “Đạo làm người.”
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.