Những nội dung chính: Những thiệt hại do mưa lũ; Vỡ đập thủy điện tại Lào; Gian lận điểm thi ở Sơn La, Khởi tố đối tượng tra tấn Y Nhiêu..
Những thiệt hại do mưa lũ gây ra trong thời gian qua.
Cụ thể, số người chết đã tăng lên 5 người so với báo cáo ngày 23/7, do đã tìm thêm được thi thể của 5 người mất tích.
Ngoài ra, hiện nay vẫn còn 7 người bị mất tích gồm Yên Bái: 4 người, Phú Thọ: 1 người, Thanh Hóa: 2
Mưa lũ cũng khiến 243 nhà bị sập, hơn 12.000 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng và di dời khẩn cấp. Trong khi đó, gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi là hơn 120.000 con, diện tích thủy sản bị ảnh hưởng: 6.208 ha.
Tính đến 19h ngày 23/7 có 42.606 ha lúa và hoa màu tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng bị ngập úng.
Con số này tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và khu vực miền núi phía Bắc lần lượt là 33.660 ha và 4.787 ha.
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tra tấn giã mạn chị Y Nhiêu.
Tối 24/7, đại diện CA TP. Pleiku (Gia Lai) cho biết, đã chính thức khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thị Hà (SN 1979, tạm trú tổ 3, phường Thống Nhất, TP. Pleiku, Gia Lai) về hành vi "Cố ý gây thương tích" đối với chị Y Nhiêu người dân tộc sẽ trieng.
Hà chính là người hành hạ, tra tấn Y Nhiêu (SN 1995, trú thôn Pêng Siêl, Đăk Pét, Đăk Glei, Kon Tum). Trong thời gian làm thuê tại nhà của Hà, Y Nhiêu đã bị đối tượng tra tấn bằng cách dùng kìm bẻ gãy răng, ủi bàn là nóng lên người, dùng dao chặt tay, dao lam rạch mặt....
|
Đối tượng Nguyễn Thị Hà. |
Chủ tịch tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cùng Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) đã kiến nghị, chỉ đạo Giám đốc CA tỉnh cùng các đơn vị nghiệp vụ xử lý nghiêm vụ việc.
Sáng cùng ngày (24.7), CA TP.Pleiku đã trực tiếp đưa Y Nhiêu vào bệnh viện Đa khoa Gia Lai giám định thương tích. Trước đó, ngày 23/7, CA cũng đã khám xét nhà đối tượng Nguyễn Thị Hà nhằm đo đạc, kiểm tra tất cả những vật dụng nghi vấn đến việc bạo hành Y Nhiêu.
Gian lận điểm thi ở Sơn La, những đối tượng liên quan?
Ngày 23/7, tổ công tác của Bộ GD-ĐT và đại diện chính quyền tỉnh Sơn La đã gặp gỡ báo chí để trao đổi một số thông tin về kết quả xác minh bất thường điểm thi THPT quốc gia 2018 ở tỉnh này.
Theo các cơ quan chuyên môn và điều tra đã phân tích và nhận thấy ảnh bài thi trắc nghiệm gốc đã bị xóa.
Còn ảnh bài thi trắc nghiệm hiện được lưu tại Sở GD-ĐT Sơn La và ảnh trong đĩa dữ liệu mà Bộ GD-ĐT giữ (do Hội đồng thi Sở GD-ĐT Sơn La gửi trước khi chính thức cho máy chấm thi) hoàn toàn giống nhau.
Một công đoạn bắt buộc các ban chấm thi phải thực hiện là chụp ảnh, sau đó mới cho máy chấm thi. Hình ảnh này được quét vào và in ra đĩa CD để gửi về Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành quét, phiếu trả lời trắc nghiệm của TS đã bị thay thế. Đây là lý do khiến việc chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm của tỉnh Sơn La là vô nghĩa.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Công an tỉnh Sơn La đã chủ trì phối hợp với tổ công tác của Bộ GD-ĐT để kiểm tra, xác minh, làm rõ các sai phạm.
Liên quan đến vấn đề này PGS TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẽ: " Tôi cho rằng có ba nhóm đối tượng có lẽ phải chịu trách nhiệm, mà thậm chí phải chịu sự xử lý. Thứ nhất là những người trực tiếp, hoặc gián tiếp tham gia vào việc làm sai lệch kết quả. Thứ hai là những người có chức trách, quyền hạn, có nhiệm vụ được tham gia vào hoạt động chấm thi này. Và đối tượng thứ ba chính là những bậc phụ huynh, cha mẹ của những em được sửa điểm..."
Bàn về trách nhiệm của những người liên quan trong vụ việc gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La – Trả lời báo chí ông, Phùng Xuân Nhạ - Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT cho biết:
"Những người thuộc diện bị truy tố thì Bộ Công an sẽ xử lý, còn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phạm vi ngành thì tôi đề nghị địa phương kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ sai phạm, họ không đủ tư cách trong nghề giáo viên”.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời VTV về trách nhiệm của những người liên quan trong vụ việc gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La. |
Vậy, sau những vụ việc gian lận chấn động kia, kỳ thi THPT quốc gia đã thực sự làm tốt vai trò của mình?
Vỡ đập thủy điện tại Lào, hàng trăm người chết và mất tích.
Hãng tin AFP, BBC, Reuters và hàng loạt phương tiện truyền thông dẫn lại nguồn tin từ truyền thông nhà nước Lào đăng tải thông tin nói trên.
Trong khi đó, truyền thông phương Tây và tờ metro.co.uk dẫn nguồn tin tại địa phương đã công bố các đoạn video và hình ảnh cho thấy nhiều ngôi nhà chìm trong biển nước.
Nguồn tin trên dẫn tin của hãng Thông tấn Lào KPL cho biết thảm họa xảy ra tại một con đập ở tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào, vào khoảng 20h ngày 23/7.
|
Thảm họa đã nhấn chìm khoảng 6 ngôi làng thuộc Đông Nam Lào. |
Ước tính 5 tỷ m3 nước đã đổ ra khu vực xung quanh “khiến nhiều người chết và hàng trăm người mất tích”.
Nước đã cuốn trôi ít nhất 6 ngôi làng và khoảng 6.600 người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Reuters dẫn nguồn tin Chính phủ Lào cho biết nhà chức trách đã nhanh chóng cử lực lượng cứu hộ tới giúp sơ tán người dân tại huyện San Sai của tỉnh Attapeu.
Con đập này do Công ty Năng lượng Xe Pien-Xe Namnoy (PNPC) xây dựng.Hiện số người chính xác bị mất tích chưa được xác định.
Theo KPL, Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã phải hoãn cuộc họp thường kỳ của chính phủ để tới thị sát và chỉ đạo khắc phục sự cố, cũng như cứu trợ cho các đồng bào bị lũ lụt.KPL cho biết vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy đã khiến sáu ngôi làng ở Sanamxay bao gồm Yai Thae, Hinlad, Mai, Thasengchan, Tha Hin, Samong chìm trong biển nước.