Hội nghị - hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội diễn ra ngày 10/12 vừa qua là vô cùng cần thiết. Nhưng chỉ sửa đổi mỗi Luật Điện ảnh thì có đủ không?
“Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, trong đó điện ảnh được coi là trọng tâm ưu tiên. Điện ảnh là lĩnh vực có khuôn khổ pháp lý đầy đủ nhất trong các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, có luật, chiến lược, qui hoạch, có các nghị định, thông tư…”.
Đó là phát biểu của bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ VHTT&DL thay lời thứ trưởng Bộ này - ông Tạ Quang Đông - tại Hội thảo tham vấn “Những cơ hội và thách thức của các nhà làm phim Việt Nam” do UNESCO tổ chức. Nhận định này được bà Nguyễn Thu Phương, giám đốc Trung tâm Công nghiệp Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia bổ sung: “Các luật như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh, Luật Trẻ em, Luật Xuất bản, Luật Quảng cáo, Luật Báo chí, Luật Du lịch, Luật Công nghệ Thông tin… tạo nên khung pháp lý khá hoàn chỉnh hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện ảnh của Việt Nam”.
Hội nghị - hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) tại Hà Nội.
Thế nhưng có một thực tế là đến khi có sự cố xảy ra trong lĩnh vực điện ảnh cần áp vào khung để xử phạt thì lại chẳng biết dựa vào đâu. Có thể lấy ví dụ trường hợp phim Cô vợ ba gây ồn ào dư luận vài năm trước. Phim này dù đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế, nhưng khi phát hành trong nước đã phạm 2 lỗi lớn:
- Một, nhà sản xuất cho nữ diễn viên Nguyễn Phương Trà My thực hiện một cảnh “nóng” khi em chưa đủ 13 tuổi, vi phạm Luật Trẻ em 2016.
- Hai, bộ phim này có đến 3 bản khác nhau giữa bản trình chiếu đại chúng và bản đem đi duyệt có vài chỗ khác nhau (chưa kể một bản gửi dự thi liên hoan phim quốc tế).
Thời điểm đó, các nhà làm luật, các nhà thực thi luật pháp và ... “cộng đồng mạng” cãi nhau ỏm tỏi, nhưng cuối cùng nhà sản xuất chỉ bị phạt vì lỗi để trẻ em đóng cảnh nóng, còn lỗi có nhiều bản phim vẫn chưa được xử lí thỏa đáng. Lỗi này nếu vi phạm ở Singapore hay Trung Quốc, nhà sản xuất hoàn toàn có thể bị cấm hành nghề, còn nhà phát hành bị đóng cửa rạp chiếu.
Phim "Vợ ba"
Có một thực tế là, lĩnh vực điện ảnh được điều chỉnh và xử lý bởi 45 luật khác nhau. Điều đó đã được ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VH-TT&DL thừa nhận trong cuộc hội thảo sửa đổi luật gần đây tại Hà Nội. “Luật Điện ảnh không phải để xử lý tất cả các vấn đề về điện ảnh”, ông Liêm cho biết. “Luật Điện ảnh là một luật nằm trong hệ thống pháp luật nói chung. Lĩnh vực điện ảnh được điều chỉnh bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác, một số mang tính chất chuyên ngành”.
“Ví dụ lĩnh vực vi phạm hành chính thì xử lý theo Luật Vi phạm Hành chính. Hiện nay Bộ đã trình Chính phủ Nghị định xử phạt về văn hóa và quảng cáo, trong đó có nội dung liên quan đến điện ảnh. Mức xử phạt sẽ tăng lên 31%”.
Nhiều luật như thế khiến bản thân các hãng sản xuất, phát hành phim khi gặp sự vụ như rơi vào một “mê hồn trận” không biết đường nào mà lần. Công ty nào cũng có bộ phận pháp chế nhưng cũng chịu bó tay. Thế mới có chuyện, ở hội thảo về luật Điện ảnh, bà Ngô Thị Bích Hạnh, phó tổng giám đốc BHD nêu ra một lĩnh vực thuộc về vi phạm hành chính, sở hữu trí tuệ. “Phim Cô ba Sài Gòn do chúng tôi phát hành, chị Ngô Thanh Vân đầu tư sản xuất vừa ra rạp vài hôm đã bị chia sẻ lậu trên mạng. Phim đầu tư cả chục tỷ đồng sản xuất nhưng người vi phạm lại chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính có 15 triệu đồng!” Chẳng hiểu sao một hành vi vi phạm trí tuệ nặng như thế lại chỉ khép vào khung vi phạm hành chính?
Giới làm phim Việt Nam thường kháo nhau rằng, sản xuất phim ở Việt Nam là ngành rủi ro vô cùng lớn, “một cổ mấy tròng” vì luật không những không tạo hành lang pháp lý thuận lợi (cụ thể ở đây là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ), mà còn khiến các nhà làm phim hoang mang. Mặt khác, như bà Nguyễn Thị Mai Hoa, giám đốc công ty Thiên Ngân thừa nhận: “Rủi ro trong ngành phát hành phim ở Việt Nam là điều có thật. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu, và chưa tìm ra được gói bảo hiểm nào cần thiết với mỗi bộ phim phát hành rạp. Thế nên, cả chục tỷ đồng đổ vào sản xuất mà không hoàn lại được vốn là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra”.
Phim Việt chơi vơi “đập cánh giữa không trung”
Từ những điều trên, có thể nhận ra rằng hệ thống pháp luật, nghị định tác động đến ngành điện ảnh ở Việt Nam quá nhiều, khiến các đơn vị làm phim khi cần kêu cứu chẳng biết kêu ai, khi bị xử phạt cũng chẳng biết mình bị xử đúng hay sai? Như thế, đối chiếu theo Qui hoạch phát triển điện ảnh đến 2020, tầm nhìn đến 2030 mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí ban hành ngày 25/01/2014 thì hệ thống luật đó dường như chỉ để “quản lý” chứ chưa “hỗ trợ, đồng hành cùng phát triển” với các hãng phim. Tâm tư của giới làm phim Việt bây giờ, có lẽ cần lắm cơ chế một cửa trong lĩnh vực điện ảnh, may ra mới có thể hỗ trợ điện ảnh phát triển. Cơ chế một cửa đó cần được trao quyền đủ để can thiệp vào mọi vấn đề trong ngành điện ảnh.
Về phía các hãng phim có lẽ cùng cần có bộ phận pháp chế đủ năng động để đề xuất những giải pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay./.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Sáng 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Phạm Thị Vân Anh khai nhận 4 thỏi kim loại màu vàng trên là vàng, Vân Anh nhận vận chuyển thuê cho một phụ nữ tên Quỳnh từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để lấy tiền công.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.