Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”

Tư vấn pháp luật
10/02/2025 07:17
K. Quy
aa
Sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sẽ kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Đó là nhận định của bà Đỗ Thị Việt Hà, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang khi đánh giá về việc sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL lần này.

Theo bà Việt Hà, việc sửa đổi toàn diện Luật này nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm túc quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quán triệt trong thời gian qua.

Cùng với đó, góp phần bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo khuôn khổ pháp lý kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển đột phá, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, bảo đảm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Việc sửa đổi Luật cũng là để kịp thời thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị đồng ý thông qua chủ trương thực hiện Đề án đổi mới quy trình xây dựng pháp luật bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả do Đảng đoàn Quốc hội phối hợp cùng với Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng trình; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”
Bà Đỗ Thị Việt Hà.

Dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tháng 02/2025 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Qua theo dõi quá trình xây dựng dự thảo Luật, Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang Đỗ Thị Việt Hà cho rằng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo đã có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ thành phần tài liệu theo quy định và gửi hồ sơ đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đúng thời hạn như yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các tài liệu trong hồ sơ được chuẩn bị công phu, đặc biệt Tờ trình thuyết minh rất cụ thể, rõ ràng các vấn đề, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ và tinh thần trách nhiệm cao của cơ quan chủ trì soạn thảo.

“Với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, để đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về việc trình dự án Luật để Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra từ ngày 12/2/2025 đến 18/02/2025, quá trình chuẩn bị dự án Luật thời gian qua được các cơ quan thực hiện rất khẩn trương, mặc dù được xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng vẫn cơ bản đầy đủ các bước như quy trình thông thường.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật tại các tổ chức pháp chế Bộ, ngành để nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật; việc thẩm định và tiếp thu ý kiến thẩm định cũng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc”, bà Hà đánh giá.

Bên cạnh đó, việc soạn thảo dự án Luật này đã tiếp cận và thực hiện ngay một số bước, cách làm của quy trình mới.

Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra ngay từ sớm và trong suốt quá trình soạn thảo để trao đổi, thảo luận, thống nhất bố cục, đề cương, quan điểm sửa đổi, bám sát Kết luận và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị để đề xuất, cùng thiết kế, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung của dự thảo Luật.

Về nội dung, dự thảo Luật đã tiếp tục quán triệt, bám sát yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, cụ thể là xây dựng luật ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề mang tính nguyên tắc, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành.

Theo đó, ngoài một số quy định chung, dự thảo Luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Chủ tịch nước, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước và VBQPPL liên tịch; đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật đã thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, nhất là kịp thời thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị.

Theo đó, quy trình xây dựng pháp luật được đổi mới, trọng tâm là quy trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội có những thay đổi lớn theo hướng phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo, đẩy nhanh tiến độ xem xét, thông qua, đề cao trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình lập pháp, đặc biệt là phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, của cơ quan trình dự án.

Việc quy định cơ quan trình dự án có trách nhiệm chủ trì nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết sẽ tăng cường vai trò của cơ quan trình trong việc chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án do mình trình; đồng thời, đề cao trách nhiệm của cơ quan thẩm tra trong việc phối hợp tiếp thu, chỉnh lý, có ý kiến và phản biện đến cùng để góp phần nâng cao chất lượng của văn bản; Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng của dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua.

Dự án luật sẽ được trình thường xuyên, liên tục trong năm

Về xây dựng, triển khai thực hiện chương trình lập pháp hằng năm, dự thảo Luật quy định thẩm quyền quyết định Chương trình lập pháp hằng năm sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.

Trình tự, thủ tục lập Chương trình sẽ đơn giản, gồm 03 bước.

Bước 1: Đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết: căn cứ định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội và yêu cầu giải quyết vấn đề bất cập phát sinh từ thực tiễn (nếu có), các cơ quan đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết vào Chương trình. Hồ sơ đề xuất đơn giản, chỉ có tờ trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các vấn đề cụ thể để xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập có nguyên nhân từ pháp luật; vấn đề mới, xu hướng mới và các nội dung cần thiết khác (nếu có); thời gian dự kiến trình và thông qua.

Sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Sẽ kịp thời tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”
Các đại biểu tại một Phiên họp của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Bước 2: Rà soát, đề xuất ý kiến về dự kiến chương trình: Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp chủ trì, phối hợp cơ quan trình, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội rà soát, đề xuất ý kiến về dự kiến chương trình hằng năm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bước 3: Xem xét, thông qua chương trình: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp xem xét, thông qua nghị quyết về chương trình lập pháp hằng năm (nêu rõ tên luật, pháp lệnh, nghị quyết; cơ quan trình và thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua).

Về thời điểm gửi đề xuất và thời điểm thông qua chương trình lập pháp hằng năm, dự thảo Luật quy định chậm nhất ngày 01 tháng 8 của năm trước, đề xuất phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để lập dự kiến chương trình lập pháp của năm tiếp theo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chương trình lập pháp năm tiếp theo trước ngày 01 tháng 10 hằng năm.

Quy định này sẽ bảo đảm khoảng thời gian hợp lý để các cơ quan chủ động chuẩn bị dự án luật và trình. Theo đó, các cơ quan sẽ có khoảng từ 8 tháng đến 12 tháng để hoàn thành việc xây dựng chính sách, soạn thảo và trình dự án luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, quyết định đưa vào kỳ họp chính thức của Quốc hội. Việc trình các dự án luật sẽ thực hiện thường xuyên, liên tục, bất kể thời điểm nào trong năm, khi các cơ quan đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

bài liên quan
Hành trình tới trường gian nan của những đôi chân bé nhỏ

Hành trình tới trường gian nan của những đôi chân bé nhỏ

Trong một chuyến công tác đến vùng cao, tôi đã có cơ hội chứng kiến cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây – những em nhỏ đang bước vào hành trình học tập với muôn vàn khó khăn. Hình ảnh ấy khiến tôi không khỏi xúc động và suy ngẫm.
Hãy nhớ lại những ngày đầu

Hãy nhớ lại những ngày đầu

Trước khi làm tổn thương nhau bằng lời nói, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ. Hãy nhớ lại những ngày yêu thương, những lời hứa hẹn, những lúc cùng nhau vượt qua khó khăn.
Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá", nhưng đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn"

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá", nhưng đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn"

Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng yêu cầu xử lý kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu xử lý kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Cánh cửa cơ hội trong những khó khăn

Cánh cửa cơ hội trong những khó khăn

Cánh cửa này đóng lại không phải là dấu chấm hết, mà là cơ hội để ta tìm kiếm một cánh cửa khác, thậm chí tốt đẹp hơn.
Thủ tướng yêu cầu kịp thời tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong lĩnh vực bán dẫn

Thủ tướng yêu cầu kịp thời tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong lĩnh vực bán dẫn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 06/01/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất ngày 14 tháng 12 năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Mục đích của Chương trình là xác định, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Tiềm ẩn rủi ro khi nhà đầu tư vào “săn đất” tại các tỉnh, thành sắp sáp nhập

Tiềm ẩn rủi ro khi nhà đầu tư vào “săn đất” tại các tỉnh, thành sắp sáp nhập

Theo Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường chứng kiến nhiều nhóm nhà đầu tư vào cuộc “săn đất”, nhất là tại các tỉnh, thành dự kiến là trung tâm sáp nhập, với kỳ vọng hưởng lợi từ sự thay đổi này.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Tin bài khác
Người bào chữa chỉ định là gì?

Người bào chữa chỉ định là gì?

Người bào chữa là gì, người bào chữa chỉ định được hiểu như thế nào, người bào chữa có quyền và nghĩa vụ ra sao trong giải quyết vụ án hình sự? Đây là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm.
Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Trong thời gian tới, Việt Nam tiến hành sáp nhập một số tỉnh, thành, bỏ cấp huyện thì người dân của các địa phương này có cần đổi căn cước công dân hay không?
Hợp đồng giả nhưng mất tài sản thật

Hợp đồng giả nhưng mất tài sản thật

Trong thời gian gần đây, tình trạng sử dụng hợp đồng giả cách nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là đất đai, đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đây là hình thức mà người cho vay lợi dụng sự khó khăn tài chính của người vay, yêu cầu họ ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản (thường là đất đai) dưới dạng mua bán, nhưng thực chất để đảm bảo cho khoản vay. Nếu không cẩn trọng, người vay có thể mất trắng tài sản khi xảy ra tranh chấp pháp lý.
Nhức nhối thực trạng mua bán công khai dữ liệu cá nhân

Nhức nhối thực trạng mua bán công khai dữ liệu cá nhân

Với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như hiện nay, dữ liệu cá nhân đang trở thành nguồn nguyên liệu cơ bản, ngày càng quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Cần hướng tới chuyên nghiệp hóa soạn thảo văn bản tại các Bộ, ngành

Cần hướng tới chuyên nghiệp hóa soạn thảo văn bản tại các Bộ, ngành

Chiều 11/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Tọa đàm lấy ý kiến các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các chuyên gia đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL.
Gợi mở về trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Gợi mở về trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Chiều ngày 07/3/2025, đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Truyền thông quốc tế INCOM về việc sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hiệu quả sự đột phá tư duy lập pháp

Hiệu quả sự đột phá tư duy lập pháp

“Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy đã và đang đặt ra khối lượng công việc khổng lồ về sửa đổi, hoàn thiện luật pháp. Thực tế, thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo, yêu cầu người dân cần thận trọng với những lời hứa hẹn “thần kỳ” mà các sản phẩm này mang lại.
Cảnh báo lừa đảo: Mạo danh hoàn tiền học phí

Cảnh báo lừa đảo: Mạo danh hoàn tiền học phí

Hiện nay nhiều đối tượng lợi dụng chính sách miễn giảm học phí để lừa đảo, công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cách nhận biết và phòng tránh để không bị sập bẫy...
Tài xế có thể bị phạt đến 5 triệu đồng nếu lái ô tô liên tục quá 4 giờ

Tài xế có thể bị phạt đến 5 triệu đồng nếu lái ô tô liên tục quá 4 giờ

Theo quy định, thời gian lái xe của tài xế ô tô không quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.