Để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa không thể thiếu vai trò truyền thông, quảng bá. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Phúc Anh, người sáng lập và là Admin chuyên trang phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
PV: Công nghiệp văn hóa đã trở thành một ngành công nghiệp phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa gần như chỉ mới manh nha và còn khá xa lạ với nhiều người. Xin cho biết nhìn nhận của ông về lĩnh vực công nghiệp văn hóa mới mẻ này?
+ Nguyễn Phúc Anh: Chẳng phải riêng Việt Nam mà nói chung ở nhiều nước trên thế giới, cho đến nay công nghiệp văn hóa vẫn được xem là một trong những lĩnh vực mới mẻ. Bởi thuật ngữ công nghiệp văn hóa chỉ mới bắt đầu được thảo luận từ khoảng những năm 40 của thế kỷ 20. Cũng phải đến năm 1976, thuật ngữ công nghiệp văn hóa mới được UNESCO lần đầu tiên sử dụng. Hiện thuật ngữ này vẫn được định danh với nhiều tên gọi khác nhau như công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, kinh tế sáng tạo…
Nhưng nhìn chung nội hàm của thuật ngữ này cùng sự phân rạch các ngành công nghiệp văn hóa đã được định hình khá rõ nét. Quan trọng hơn là sự định hình của lĩnh vực công nghiệp văn hóa đã đánh dấu sự xoay chiều trong cách nhìn nhận vai trò của văn hóa, từ một lĩnh vực mang giá trị tinh thần thuần túy, bao cấp và phi lợi nhuận sang một lĩnh vực đóng vai trò mũi nhọn cho tăng trưởng kinh tế, làm nền tảng và là động lực của phát triển kinh tế…
Nhà báo Nguyễn Phúc Anh bên cột mốc chủ quyền Trường Sa.
PV: Trước lĩnh vực mới mẻ này, chúng ta có những thuận lợi và khó khăn gì để thúc đẩy, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, bắt kịp với thời xu thế của thế giới?
+ Nguyễn Phúc Anh: Trước hết là Việt Nam chúng ta đã sớm có chủ trương, định hướng vĩ mô để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Trong Quyết định số 581/QĐ – TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, công nghiệp văn hóa đã được khẳng định là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách phát triển văn hóa, là xu thế tất yếu phải phát triển công nghiệp văn hóa…
Nghị quyết 33 – NQ/TW ngày 09/06/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI cũng đã đề ra mục tiêu xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa… Cấu trúc ngành nghề và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam cũng đã đề cập cụ thể tại Quyết định số 1755/QĐ – TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Với thị trường nội địa có hơn 90 triệu dân, Việt Nam cũng là một đất nước có lợi thế phát triển công nghiệp văn hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có vốn di sản văn hóa đa dạng, phong phú với nhiều di sản được UNESCO ghi danh ở nhiều danh sách khác nhau. Hà Nội được UNESCO đưa vào mạng lưới Thành phố sáng tạo chính là thành quả tích cực trong lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong những năm gần đây…
Nhà báo Nguyễn Phúc Anh tác nghiệp tại LHPVN lần thứ 14 năm 2004
PV: Nói như vậy, chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Vậy những thách thức, khó khăn trên con được thúc đẩy, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là gì thưa ông?
+ Nguyễn Phúc Anh: Điểm yếu hay thử thách trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam thì nhiều lắm (cười). Nhìn chung, chúng ta chia ra 12 ngành nghề chính trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa nhưng thực khó để xác định ngành nào là ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư, phát triển. Việt Nam cũng gần như chưa có các thương hiệu, sản phẩm công nghiệp văn hóa mang tầm cỡ thế giới, đã được thị trường nội địa và thị trường quốc tế đón nhận, đem đến doanh thu lớn.
Nói đến công nghiệp văn hóa là nói đến những sản phẩm được sản xuất hàng loạt, với khối lượng lớn và tạo thành thị trường rộng lớn… Muốn vậy, phải ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khi công nghệ số, phương tiện và kỹ thuật số cũng như hệ thống thiết chế, cơ sở vật chất của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế…
PV: Là một trong những người sáng lập và hiện là người quản trị chuyên trang phát triển văn hóa, ông đánh giá như thế nào về công tác tuyên truyền, quảng bá công nghiệp văn hóa những năm qua?
+ Nguyễn Phúc Anh: Tại Quyết định số 581/QĐ – TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, trong các nhiệm vụ và giải pháp chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam thì công tác đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức được đề cập đến đầu tiên.
Công nghiệp văn hóa cũng ít nhiều đem đến cho các nhà nghiên cứu, giới sáng tạo ít nhiều những hy vọng, quan tâm nhưng xem ra rất hời hợt và kém mặn mà. Trong một cuộc tọa đàm về Phát triển công nghiệp văn hóa được tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch CLB Doanh nhân Sáng tạo đã phải sửng sốt khi nhận thấy ngay cả “công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa là gì cũng rất nhiều người chưa hiểu đúng”…
Phúc Anh (ngoài cùng bên phải) làm trưởng BTC nhiều giải bóng đá phong trào
Điều đó cho thấy, vấn đề nhận thức, tuyên truyền, quảng bá về công nghiệp văn hóa thực sự cần phải hành động ngay. Dù chúng ta thực hiện các chủ trương, chính sách gì mà ngay cả công chúng ở Việt Nam, thị trường nội địa của chúng ta cũng chưa nhận thức đầy đủ, chưa được quảng cáo, phố biến thì công nghiệp văn hóa rất khó chiếm lĩnh “sân nhà” chứ chưa nói phát triển, vươn xa…
PV: Không chỉ là một nhà báo kinh nghiệm đã có nhiều năm theo dõi mảng văn hóa, anh cũng được biết đến là Trưởng Ban tổ chức đã tổ chức thành công cuộc thi Miss Capital Việt Nam 2019... Những sự kiện đó đem lại cho ông những chiêm nghiệm gì khi trải nghiệm thực tế với công nghiệp văn hóa?
+ Nguyễn Phúc Anh: Tôi may mắn trải nghiệm nhiều lĩnh vực trong các ngành công nghiệp văn hóa chứ không riêng gì lĩnh vực thời trang, thi người đẹp, người mẫu. Nhiều chương trình có ý nghĩa như Festival đánh tri thức bản địa Tôi tin tôi có thể hay Dự án Tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội… Nhưng có các cuộc thi người đẹp, người mẫu lắm scandal hay vì cái đẹp được quan tâm mà tôi lại thường được nhớ đến với vai trò Trưởng Ban tổ chức thi sắc đẹp…
Nhà báo Phúc Anh (thứ tư trái sang) đã tổ chức thành công cuộc thi Miss Capital Việt Nam.
Đối với tôi, đó là những trải nghiệm thú vị đầy thách thức. Tạo được một sản phẩm văn hóa cần sự chung sức của nhiều phía mà nhìn chung chúng ta chưa có thói quen làm việc nhóm. Để tạo sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt và có thị trường lớn lại khó hơn khi những người sáng tạo một lúc phải đảm trách nhiều vai trò mà vận hành cả một bộ máy, cả một hệ thống không chỉ cần tâm huyết, sự lao động mà cần cả tài năng và cả tư duy hệ thống. Quan trọng hơn, để có thể đi xa thì vấn đề sở hữu trí tuệ đóng vai trò tiên quyết. Đó cũng chính là “hộ chiếu xanh” để các ngành công nghiệp văn hóa có thể phát triển, vươn ra chiếm lĩnh thị trường ngày càng rộng lớn hơn.
PV: Gần đây, kênh youtube Phúc Anh ít nhiều đã “gây bão trên cộng đồng mạng”. Ông có gặp phải những vấn đề gì về sở hữu trí tuệ khi trở thành đối tác của Youtube hay không?
+ Nguyễn Phúc Anh: Youtube được xếp vào loại hình phần mềm và các trò chơi giải trí trong sự phân ngành công nghiệp văn hóa. Nhưng thực tế thì vấn đề sở hữu trí tuệ lại đóng vai trò quan trọng khi trở thành đối tác của Youtube.
Ngay từ khi thành lập kênh và công bố những sản phẩm trên Youtube cũng có thể coi như bước công bố sở hửu trí tuệ với đầy đủ các quy trình thủ tục sở hữu trí tuệ. Nhưng đa phần người tham gia Youtube ở Việt Nam đều chưa xem trọng bước tuyên bố quyền này.
Nhiều Youtuber khi gặp khó khăn thường cho rằng Youtube có luật lệ riêng nhưng thực tế Youtube chỉ thực hiện theo pháp luật của các Quốc gia và các thông lệ quốc tế… Mỗi sản phẩm sẽ do công chúng đón nhận và định vị sức sống của nó nhưng với người sáng tạo các vấn đề sở hữu trí tuệ chính là bệ phóng để vững tin đi tới.
Nhà báo Trung Hoàng người luôn tâm huyết với nhiều cuộc thi sắc đẹp anh đã không ngừng lan tỏa, phát triển, xây dựng những cuộc thi sắc đẹp uy tín, truyền tải những thông điệp, hình ảnh về biển đảo, quê hương đất nước Việt Nam trong mắt du khách gần xa và bè bạn quốc tế.
Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang dự kiến thu hút khoảng 200.000-250.000 lượt người dân và du khách đến tham dự. Đây là sự kiện không chỉ tôn vinh nét đẹp văn hóa mà còn góp phần giới thiệu du lịch địa phương.
Hai đối tượng Hoàng Công Trình và Đặng Hữu Biểu tự xưng là nhà báo đã thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh Nghệ An với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc 2024 – đợt 2 diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 15/10, thu hút sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ đến từ 24 đơn vị trong cả nước.
Với hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, đối tượng Đỗ Tấn Tài (sinh năm 2002, trú tại xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vừa bị lực lượng chức năng tiến hành khởi tố, bắt tạm giam.
Ngoài những thông tin về công tác hoạt động của Cục, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) cũng đã có những lời chúc tốt đẹp tới các tập thể, cá nhân phóng viên, nhà báo nhân dịp Kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Năm nay, Hội Hoa Xuân TP HCM Tết Ất Tỵ năm 2025 sẽ được tổ chức tại Công viên Tao Đàn (quận 1) trong vòng 9 ngày, phục vụ người dân và du khách tham quan, vui chơi.
Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22/11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại
Hiện nay, thời tiết đang bước vào mùa hanh khô, đây là thời điểm rất dễ xảy ra cháy, nổ, nhất là tại các khu dân cư tập trung đông người. Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra trong dịp này, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo cá
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.