Theo Phương án số 03/PA-UBND về phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) trên địa bàn TP Hà Nội, về nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19 đó là các trường hợp có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc Covid-19 không tham gia thi đấu, phục vụ SEA Games 31 và thực hiện việc cách ly, điều trị theo hướng dẫn.
Những người tiếp xúc gần với trường hợp có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc COVID-19 trong thời gian thi đấu, phục vụ sẽ được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và thực hiện xử lý theo hướng dẫn.
Đồng thời, phải thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; Hạn chế tối đa tập trung đông người ở các khu vực công cộng; hạn chế ra khỏi khu vực lưu trú nếu không cần thiết; thực hiện di chuyển một chiều từ nơi lưu trú đến nơi tập luyện, thi đấu và ngược lại. Các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 có vận động viên, thành viên nhập viện điều trị sẽ tự trả tiền viện phí cho cơ sở điều trị.
Phương án nêu rõ, về yêu cầu phòng dịch đối với người nhập cảnh. Cụ thể, đối với khách mời cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, Trưởng, Phó Trưởng đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 không bắt buộc phải có giấy xác nhận xét nghiệm hoặc xét nghiệm SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh.
Đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PVR/RT-LAMP trong vòng 72h hoặc được lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 trong vòng 24h trước khi thi đấu (đối với các nội dung có khoảng thời gian thi đấu cách nhau trên 3 ngày thì phải xét nghiệm ít nhất 3 ngày/lần).
Chỉ lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 cho người có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2/người mắc COVID-19. Khán giả tham dự theo dõi trực tiếp thi đấu không phải lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Tại khu vực lưu trú, bảo đảm tách riêng từng khu vực hoặc từng khách sạn để hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn thể thao và người lạ; có phân chia khu vực nhà ăn riêng hoặc bố trí chỗ ngồi ăn hợp lý; giữ khoảng cách an toàn trong trường hợp cần thiết, nên bố trí đường di chuyển một chiều; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 (có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh như sốt, ho, khó thở...).
Tại địa điểm tổ chức thi đấu, bảo đảm phân chia khu vực rõ ràng và kiểm soát ra vào nghiêm túc để giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc giữa các nhóm khác nhau. Tại các thời điểm, số lượng nhân viên trong mỗi khu vực phải được giữ ở mức tối thiểu theo yêu cầu. Bố trí lối đi riêng cho vận động viên, ban huấn luyện, trọng tài, ban tổ chức các trận thi đấu; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19.
Tổ chức khử khuẩn bên trong khu vực thi đấu (đối với các nội dung thi đấu trong nhà) 1 ngày trước khi diễn ra thi đấu. Trong thời gian diễn ra các nội dung thi đấu, Ban tổ chức địa phương bố trí nhân viên vệ sinh, khử khuẩn vị trí tiếp xúc thường xuyên 2 lần/ngày.
Căn cứ vào diễn biến dịch COVID-19 ở thời điểm tổ chức thi đấu, TP Hà Nội đưa ra 3 kịch bản tổ chức thi đấu, gồm: Thi đấu kín hoàn toàn; giới hạn số lượng khán giả; đầy đủ khán giả. Phương án cũng đề ra cách thức bố trí nhân lực, trang thiết bị và thực hiện thông tin báo cáo để bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ SEA Games 31...
Trong thời điểm diễn ra SEA Games 31, TP tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND TP về thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và kế hoạch phục vụ SEA Games 31 của UBND TP.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1189/QĐ-TTg ngày 15/10/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tạm gác một bên những niềm vui nho nhỏ bên bữa cơm gia đình, không thể trực tiếp theo dõi những trận thi đấu mà mình yêu thích, phải làm việc với công suất tối đa, … để đảm bảo hạ tầng viễn thông – CNTT của Đại hội được an toàn, xuyên suốt, đó là câu chuyện của những người “gác cổng thông tin” cho SEA Games 31.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia ký Công điện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TT, ATGT) trước và sau trận chung kết bóng đá Nam, trong khuôn khổ SEA Games 31.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.