Lực lượng mỏng, địa bàn quản lý rộng nên Tổng cục Quản lý thị trường xác định ứng dụng công nghệ thông tin là con đường ngắn nhất và duy nhất để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong công cuộc phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại hiện nay.
Thực tế hiện nay, cứ nói đến thị trường nội địa là tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường (QLTT). Bởi về nguyên tắc, bất kể nơi đâu xuất hiện sự giao dịch hàng hóa thì buộc phải có mặt của lực lượng QLTT, kể cả hải đảo xa xôi hay là khu vực vùng cao, dân tộc ít người.
Do đó, lực lượng QLTT đang tồn tại một khó khăn cực lớn “người thì ít nhưng địa bàn quản lý lại rất rộng”, trong khi lực lượng nay vẫn được kỳ vọng là lực lượng chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
“Toàn lực lượng chỉ có 376 đội với khoảng 6.000 kiểm soát viên. Hiện nay, trung bình mỗi đội QLTT phải phụ trách tối thiểu là 2 huyện, cá biệt có đội phụ trách 3-4, thậm chí đến 5 huyện. Có những địa bàn vùng xa ở Tây Bắc, một số tỉnh miền Trung, địa bàn bán kính 200-300 km trong khi cơ sở vật chất rất thiếu thốn nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bình ổn thị trường, chống gian lận thương mại. Nhiều nơi, nhiều đội phải chạy hàng chục đến trăm cây số bằng xe máy khi thực hiện nghiệp vụ” - ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết.
Trong khi đó, những đối tượng buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển cực mạnh như hiện nay.
Các đối tượng thường tận dụng mọi thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ internet để kinh doanh các mặt hàng vi phạm; Đồng thời cũng tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin.
Do đó, theo ông Linh, trong bối cảnh này, Tổng cục luôn xác định phải nâng cao năng lực, trình độ cho kiểm soát viên, phải ứng dụng CNTT, phải hiện đại hóa trong công tác quản lý, nhất là đối với mô hình ngành dọc xuyên suốt như hiện nay thì việc điều hành, xử lý công việc càng phải đồng bộ và nhanh nhất.
Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin
Trong thời gian vừa qua, Tổng cục QLTT đã thay đổi đáng kể cung cách quản lý công việc trong quy trình nội bộ. Theo đó, hiện nay, khoảng 6.000 cán bộ, công chức đều “làm việc trên mạng”, tất cả các trao đổi, công văn đến, công văn đi đều trao đổi qua mạng. Gần đây lực lượng này cũng đã xây dựng xong và vận hành Hệ thống xử phạt vi phạm hành chính trên mạng để mỗi kiểm soát viên khi truy cập có thể nắm bắt ngay được “lịch sử” của “đối tượng” bị phạt, nắm được diễn biến kiểm tra, xử phạt trên toàn quốc.
Ông Linh cho biết, áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động nghiệp vụ giúp công chức có thể quản lý cá nhân, tổ chức; Quản lý kế hoạch kiểm tra; Quản lý tiếp nhận, xử lý thông tin; Quản lý hồ sơ vụ việc; Tra cứu; Thống kê báo cáo. Đây là hệ thống hoàn toàn mới đối với công chức thực thi, giúp xóa bỏ hoàn toàn những hạn chế so với cách xử lý thông thường trong việc quản lý, lưu trữ, thu thập thông tin, hoặc đánh giá, báo cáo mỗi khi công chức muốn tìm lại hồ sơ vụ việc cũng như trình phê duyệt.
“Ví dụ cần tìm thời điểm một cơ sở kinh doanh bị phạt, ai là người ra quyết định xử phạt? Xử phạt hành vi gì? Xử phạt bao nhiêu tiền? Mặt hàng bị phạt ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được trao đổi, chia sẻ trong lực lượng, giống như một dữ kiện có thể mang tính dự báo, cảnh báo trong nội bộ lực lượng về một đối tượng, doanh nghiệp nào đó. Điều này tạo điều kiện rất tốt trong việc ngăn chặn, phòng ngừa hành vi gian lận thương mại” - ông Linh phân tích.
Được biết, trong năm 2021, Tổng cục QLTT sẽ ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý địa bàn. Tất cả các cơ sở kinh doanh sẽ có trên hệ thống theo dõi, chi tiết đến từng cửa hàng, mặt hàng buôn bán gồm những gì để quản lý tốt hơn, giúp công tác kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt các đối tượng kinh doanh chính xác và nhanh hơn. Đáng chú ý sẽ triển khai hệ thống để nhận tin tức từ người dân phản ánh về hàng giả, hàng nhái.
Theo ông Linh, điều này sẽ giúp cho công tác sàng lọc tốt hơn, thời gian xử lý xác minh thông tin nhanh hơn, chính xác hơn trước khi đưa ra quyết định kiểm tra. Bên cạnh đó, Tổng cục QLTT đã và đang triển khai từng bước xây dựng các hệ thống điện tử khác như quản lý nhân sự - thi đua, khen thưởng, hệ thống chứng từ điện tử, hệ thống phân biệt hàng thật, hàng giả, hệ thống tổng hợp dữ liệu phục vụ lãnh đạo ra quyết định, hệ thống thi sát hạch…
Lực lượng QLTT phải có mặt ở bất kể địa điểm nào trong thị trường nội địa.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Ngày 20/01/2025 Đoàn cơ sở Báo PLVN đã tiến hành hội nghị tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Trái ngược với chính sách kiểm soát thuốc lá điếu vốn ổn định và nhất quán trên toàn cầu, vấn đề kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới tại nhiều quốc gia chỉ trong vài tháng cuối năm 2024 - đầu năm 2025 đã liên tục có những chuyển động mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.