Đây là một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến.
Đương sự không hợp tác, Chấp hành viên được quyền xử lý
Bộ Tư pháp cho biết, một trong những vướng mắc hiện nay là việc người phải thi hành án (đặc biệt là các doanh nghiệp) không hợp tác, cố tình chống đối, cản trở việc thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm tra hiện trạng tài sản. Điều này đã dẫn đến khó khăn trong việc xử lý tài sản để thi hành án. Có vụ việc vì vướng mắc đó mà việc giải quyết kéo dài, gây ra khiếu nại, tố cáo bức xúc.
Về nội dung này, Ban soạn thảo cho rằng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự thì một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án là: Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
Như vậy, ngoài “kê biên” thì “xử lý tài sản” thi hành án bao gồm cả việc thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm tra hiện trạng tài sản và giao tài sản thi hành án cũng là thuộc biện pháp cưỡng chế thi hành án này.
Để khắc phục tình trạng này, Dự thảo Nghị định đã bổ sung thêm nội dung: Trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không hợp tác để thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm tra hiện trạng, giao tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói, buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao bảo quản tài sản cho cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tình trạng sau khi phải phá khóa, mở khóa đối với tài sản là nhà ở, công trình xây dựng để kê biên nhưng đương sự vắng mặt (hoặc cố tình bỏ đi), không có ai nhận bảo quản tài sản. Các tài sản này thường ở miền núi, xa xôi, hẻo lánh, giá trị tài sản thấp nên việc thuê tổ chức bảo quản chuyên nghiệp là không khả thi (việc này không có nhiều nhưng đây là vướng mắc trên thực tế).
Để giải quyết vướng mắc trên, căn cứ Điều 175 Luật Thi hành án dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự, Dự thảo quy định: Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản là bất động sản theo quy định tại Điều 58, Điều 112 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.
Vẫn kê biên nếu chưa hoàn thành việc đăng ký chuyển quyền sở hữu
Trong thực tế thi hành án, việc chủ sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản sau thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật diễn ra khá phổ biến. Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì các giao dịch này sẽ không được công nhận và tài sản sẽ bị xử lý để thi hành án.
Tuy nhiên, với từng loại giao dịch thì cần có cách xử lý khác nhau: giao dịch chuyển quyền sở hữu, sử dụng của tài sản nhưng chưa hoàn thành việc đăng ký; giao dịch chuyển quyền sở hữu, sử dụng của tài sản đã hoàn thành việc đăng ký và các giao dịch khác (cho thuê, mượn…).
Quy định hiện hành chưa giải quyết được triệt để vấn đề này nên cơ quan thi hành án dân sự còn lúng túng và có các cách giải quyết khác nhau, dẫn đến hiệu quả không cao và phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.
Do đó, để phù hợp hơn với quy định tại Điều 75 Luật THADS, đồng thời quy định rõ cách thức xử lý đối với các trường hợp người phải thi hành án cố tình thực hiện các giao dịch nhằm trốn tránh việc thi hành án, hiện nay đang được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Dự thảo đã quy định phương án xử lý đối với từng trường hợp nêu trên, cụ thể: Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án không sử dụng khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như sau: Trường hợp việc chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng tài sản, chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định. Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp việc chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng tài sản, chuyển quyền sử dụng đất kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng đã hoàn thành việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên không kê biên tài sản mà thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự. Việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài những trường hợp thực hiện các giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất (như trên), có những trường hợp chủ sở hữu tài sản thực hiện các giao dịch khác với tài sản như: cầm cố, thế chấp, cho thuê, cho mượn, cho vay…tài sản; cho thuê quyền hưởng dụng, quyền bề mặt đối với tài sản… mà không chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thì về nguyên tắc, tài sản vẫn thuộc sở hữu của người phải thi hành án, do đó Dự thảo quy định Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản để thi hành án.
Quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra tại Toạ đàm khoa học Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 31/5.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch kết thúc mô hình hoạt động cấp huyện, xử lý các nội dung liên quan xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 16/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Trần Thị Lệ T (40 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi Trốn thuế theo quy định của pháp luật.
Đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Tĩnh đã liên tiếp phát hiện 3 vụ vi phạm liên quan đến khai thác, vận chuyển cát không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ trên sông Lam.
Việc hợp nhất để thực hiện tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Trong khoang lạnh, tổ công tác phát hiện số lượng lớn sản phẩm động vật như lòng lợn, dồi sụn, lách bò, cuống họng, trứng gà non, thịt, xương, chân bò, gà... có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, bốc mùi khó chịu.
Ngày 16/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Trần Thị Lệ T (40 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi Trốn thuế theo quy định của pháp luật.
Giang Seo Hòa là đối tượng bị truy nã theo Quyết định số 03, ngày 12/11/2024 của Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh Đắk Nông về tội "Che dấu tội phạm".
Liên quan đến vụ việc 2 người dân tộc thiểu số bị “chặt chém” gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm, Công an phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tạm giữ 3 đối tượng để điều tra.
Ngày 11/6/2025, sau 2 lần tạm ngừng phiên toà, TAND TP Sầm Sơn đã mở lại phiên toà tiếp tục xét xử vụ án “Hủy hoại tài sản” theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Lê Cao Đồng (trú tại phố Trung Kỳ, phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên vừa mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 2 bị cáo Lê Hải (SN 1970, nguyên phó phòng Nghiệp vụ 1 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên) và Phạm Phú Hoàng Duy (SN 1985) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Do tin tưởng là con gái của mình nên bà L. đã 02 lần chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên “NGUYEN VAN QUYEN” với tổng số tiền 680 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, đối tượng lập tức cắt liên lạc và xóa tài khoản…
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Long An vừa bắt giữ đối tượng vận chuyển hàng cấm là thuốc lá ngoại nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam tiêu thụ ngay từ biên giới.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố 2 vụ án hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Trong khoang lạnh, tổ công tác phát hiện số lượng lớn sản phẩm động vật như lòng lợn, dồi sụn, lách bò, cuống họng, trứng gà non, thịt, xương, chân bò, gà... có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, bốc mùi khó chịu.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.