Mặc dù TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên và trả lại hồ sơ để điều tra, xét xử lại nhưng trong phần xét xử lần này, cáo trạng của TAND tỉnh Phú Yên vẫn như bản cáo trạng trước đó đã được sử dụng.
Liên quan đến vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại UBND huyện Đông Hòa trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô tại xã Hòa Tâm, (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên).
Ngày 6/7/8/2019, TAND tỉnh Phú Yên bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án với 16 bị can về tội "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Tất cả 16 bị cáo đều bị truy tố theo khoản 3 Điều 165 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm tù.
TAND tỉnh Phú Yên bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại UBND huyện Đông Hòa trong việc hỗ trợ tái định cư dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô.
Trong 16 bị can, có 15 cựu cán bộ thuộc UBND huyện Đông Hòa, gồm Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện); Huỳnh Ngọc Sương (cựu phó chủ tịch thường trực UBND huyện); Nguyễn Kích (cựu giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, phó ban đền bù giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô); Dương Văn Nhân (cựu phó Phòng TN&MT); Huỳnh Ngọc Thắng (cựu phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện); Nguyễn Kỳ Tổng (cựu Trưởng phòng TN&MT); Lê Văn Hoàng (cựu chủ tịch UBND xã Hòa Tâm)… Các bị cáo còn lại hầu hết là chuyên viên Phòng TN&MT, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài chính-kế hoạch, Phòng Kinh tế hạ tầng.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Theo cáo trạng từ tháng 7/2013 đến tháng 4/2014, trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô, các cán bộ trên đã cố ý không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, gây thiệt hại đối với Nhà nước hơn 9,2 tỉ đồng.
Cụ thể, những cán bộ trên đã bồi thường về đất không đủ mật độ, đất lấn chiếm, xây nhà trái phép, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cán bộ đang công tác, cán bộ hưu trí, những người ở ngoài tỉnh, không trực tiếp sản xuất, không có hộ khẩu tại địa phương…
Ngoài ra, các cán bộ này còn lập, hợp thức hồ sơ bồi thường, hỗ trợ diện tích nuôi thủy sản vượt mức, đứng tên nhiều người khác để nhận tiền cao hơn quy định.
Cáo trạng cũng xác định từng bị can phải chịu trách nhiệm hình sự chung trong tổng số tiền thiệt hại.
Tháng 6/2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại UBND huyện Đông Hòa.
Vào hồi tháng 9/2016, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án. Theo đó TAND tỉnh Phú Yên phạt tù giam đối với ba cựu cán bộ UBND huyện Đông Hòa, gồm Nguyễn Tài (nguyên chủ tịch UBND huyện) 12 năm tù, Nguyễn Kích (nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện) 10 năm tù, Huỳnh Ngọc Thắng (nguyên phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện) bốn năm tù.
13 bị cáo còn lại được Tòa sơ thẩm cho hưởng án treo. Việc TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt các bị cáo đã làm cho những người tham dự phiên tòa và dư luận bức xúc vì chưa đúng người đúng tội theo quy định pháp luật.
Vì theo bản án 19/2016/HSST của TAND tỉnh Phú Yên cho thấy, bị cáo Huỳnh Ngọc Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, được phân công làm Trưởng ban bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án tại xã Hòa Tâm có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác GPMB, lập, phê duyệt, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất theo Quyết định số 299/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, ông Nguyễn Tài ký.
Quá trình làm việc, bị cáo Sương biết phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư do Trung tâm phát triển quỹ đất (PTQĐ) lập chưa hoàn chỉnh, chưa niêm yết công khai, chưa lấy ý kiến của những người bị thu hồi đất và chưa được thẩm định phê duyệt nhưng vẫn phê duyệt. Đồng thời, ông Sương cũng biết việc ông Nguyễn Tài chỉ đạo bỏ qua quy trình thẩm định, phê duyệt, chỉ rà soát trên bảng kê do Trung tâm PTQĐ lập rồi cùng Phòng TN&MT xác nhận trên cùng một bảng kê là trái quy định về quản lý kinh tế, nhưng bị cáo này vẫn thực hiện. Chính từ việc làm này đã dẫn tới việc chi trả tiền bồi thường đất sai quy định gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 9,2 tỷ đồng.
Huỳnh Ngọc Thắng, nguyên là Phó Giám đốc Trung tâm PTQĐ huyện Đông Hòa, thành viên Ban bồi thường, GPMB, có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm kê, áp giá, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, được cử đi tập huấn tại Sở TN&MT Phú Yên và nghiên cứu các văn bản quy định của Nhà nước về công tác bồi thường GPMB; là người lập phương án nên biết rõ Trung tâm PTQĐ chưa lập hoàn chỉnh phương án nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo và tham gia công tác chỉ đạo kiểm kê nên biết rõ số lượng cây trồng trên đất của ông Nguyễn Kích và ông Nguyễn Kiên Cường không đủ mật độ 25% theo quy định, chỉ được hỗ trợ 50% về đất nhưng Thắng đã cùng với Bùi Xuân Quang, Trần Trọng Duy lập hồ sơ bồi thường cho hai đối tượng này được nhận 100% giá trị quyền sử dụng đất…
Tuy nhiên, HĐXX TAND tỉnh Phú Yên chỉ tuyên Thắng 4 năm tù, còn Huỳnh Ngọc Sương 3 năm tù (án treo) khiến nhiều người tham dự phiên tòa và dư luận cảm thấy bức xúc và cho rằng chưa tương xứng với hành vi phạm tội, chưa đúng người, đúng quy định pháp luật.
Đặc biệt, bị cáo Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) kháng cáo kêu oan, cho rằng mình không phạm tội như trong cáo buộc của đại diện VKSND tỉnh Phú Yên.
Tháng 10/2016, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng có quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên, đề nghị TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với 14 bị cáo trong vụ án trên, trong đó có Nguyễn Tài.
Tuy nhiên, đến tháng 12/2016, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng ban hành quyết định rút kháng nghị phúc thẩm trên với lý do sau khi gây án các bị cáo đã khắc phục phần lớn hậu quả xảy ra.
Tại phiên tòa phúc thẩm năm 2017, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên và trả lại hồ sơ để điều tra, xét xử lại vì có nhiều vấn đề cần làm rõ như: Hành vi phạm tội cụ thể của các bị cáo; Phải xác định diện tích đất nuôi trồng thủy sản của bị cáo Nguyễn Hữu Phí; Cần phải thu thập hồ sơ nguồn gốc đất sử dụng của bị cáo Phí, xác định rõ nội dung nói trên, đối chiếu với những quy định bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để xác định tội danh của Nguyễn Hữu Phí.
Bên cạnh đó, cũng phải tiếp tục làm rõ hành vi, động cơ, mục đích (nếu có) của Nguyễn Tài, Nguyễn Kích, Huỳnh Ngọc Thắng và Lê Văn Hoàng trong việc giúp bị cáo Phí được đền bù đất vượt hạn mức để xác định trách nhiệm cụ thể của từng bị cáo và nhiều tình tiết khác cần phải làm rõ.
Trong quá trình điều tra lại, tháng 9/2018, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã bắt tạm giam bị cáo Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện Đông Hòa).
Trong 3 ngày (6/7/8/2019) mới đây, TAND tỉnh Phú Yên mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử lại vụ án, trong phiên tòa xét xử phần đa các bị cáo đều khai rằng việc dẫn đến sai phạm là do bị cáo Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) chỉ đạo cấp dưới bỏ qua quy trình lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường nên dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng trên.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) tiếp tục phủ nhận các cáo buộc của VKSND tỉnh Phú Yên cho rằng bị cáo này đã cố ý chỉ đạo nhiều cán bộ cấp dưới làm trái quy định pháp luật.
Bị cáo Tài nói mình không hề chỉ đạo bỏ qua khâu thẩm định như quy kết, các bị cáo khác nói bị cáo chỉ đạo làm sai là không có căn cứ, bằng chứng cụ thể mà mục đích các bị cáo đổ tội chỉ để mong giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Tài chỉ thừa nhận có một số thiếu sót có tính chất giúp sức cho cấp dưới dẫn đến sai phạm.
Cựu Chủ tịch huyện Đông Hòa cho rằng, VKS xác định mình là bị cáo đầu vụ là không đúng. Bị cáo Tài đề nghị HĐXX xem xét lại hồ sơ vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật.
Điều đáng chú ý, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án lần này, bản cáo trạng được sử dụng lại có nội dung giống cáo trạng đưa ra trước đó, không có thêm tình tiết gì mới, không có thêm những nội dung như đề nghị của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Bị cáo Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) tại phiên xét xử.Đại diện VKSND tỉnh Phú Yên tại phiên tòa.
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo, VKSND tỉnh Phú Yên đề nghị tòa tuyên 16 bị cáo, trong đó có 15 cựu cán bộ thuộc UBND huyện Đông Hòa phạm tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về mức án, VKSND tỉnh Phú Yên đề nghị HĐXX phạt Nguyễn Tài (cựu chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) 12-13 năm tù, Nguyễn Kích (cựu giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Hòa, phó Ban Đền bù giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô) 8-9 năm tù.
Bị cáo Huỳnh Ngọc Thắng (cựu phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Hòa) bị đề nghị phạt 4-5 năm tù. Bị cáo Huỳnh Ngọc Sương (cựu phó chủ tịch thường trực UBND huyện) bị đề ngị phạt 3 năm tù (án treo) và các bị cáo còn lại phạt tù nhưng đều cho hưởng án treo.
Theo dự kiến, ngày 12/11 tới đây, TAND tỉnh Phú Yên sẽ tuyên án đối với các bị cáo. Các bị cáo cũng như người dân đang chờ đợi một bản án công tâm, khách quan từ phía TAND tỉnh Phú Yên.
Dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô có công suất 4 triệu tấn/năm, được UBND tỉnh Phú Yên cấp chứng nhận đầu tư hồi tháng 11/2007 với tổng mức đầu tư 1,7 tỉ USD. Dự án do liên danh Technostar Management (Anh) và Telloil (Nga) làm chủ đầu tư. Kế hoạch ban đầu, dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.
Đến tháng 7/2013, UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tăng mức đầu tư dự án này lên gần 3,2 tỉ USD, tăng công suất gấp đôi lên 8 triệu tấn/năm. Sau khi tổ chức lễ động thổ hồi tháng 9/2014, dự án vẫn nằm im trên giấy.
Đến tháng 3/2018, tỉnh Phú Yên đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của dự án này. Sau đó, tỉnh Phú Yên thu hồi toàn bộ diện tích của dự án, chính thức xóa sổ dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về diễn biến phiên tòa này.
Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên vừa mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 2 bị cáo Lê Hải (SN 1970, nguyên phó phòng Nghiệp vụ 1 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên) và Phạm Phú Hoàng Duy (SN 1985) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 8/6, Đội Quản lý thị trường số 4 - Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên Phối hợp với Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra Cơ sở kinh doanh thủy sản N.T.X. và phát hiện bà X là người trực tiếp dùng bơm tiêm đưa tạp chất (thạch rau câu) vào 45 kg tôm hùm đã chết.
Tại phiên tòa phúc các bị cáo tiếp tục kêu oan vì cho rằng mình chỉ là nhân viên làm theo chỉ đạo của giám đốc nên đã đề nghị hủy bản án sơ thẩm và cung cấp chứng cứ mới cho HĐXX.
Tài xế phóng xe bán tải, liên tục bóp còi inh ỏi khi mọi người đang vui chơi ở bãi biển Tuy Hòa (Phú Yên) bị khởi tố hình sự về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Đoàn Giáo hội Phật giáo Nepal do ngài H.E Khentrul Kunchok Tenzin Rinpoche dẫn đầu và tăng đoàn gồm 9 vị Tăng, Ni từ Tu viện Thegchen Lekshey Ling thuộc dòng Truyền thừa Karma Kagyu đến tham quan và hoạt động tôn giáo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Khánh Hoà.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ-BXD Công bố Danh mục gồm 09 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Lực lượng chức năng đang điều tra vụ hai người vượt biên trái phép, bỏ lại 18kg vàng gần biên giới Việt Nam - Campuchia khi bị phát hiện trong lúc tuần tra kiểm soát tại xã Biên Giới.
Tổng số tổ chức hành chính thuộc UBND 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình hiện là 46 đơn vị; sau khi sáp nhập 3 tỉnh sẽ sắp xếp lại còn 16 đơn vị (giảm 30 đơn vị).
Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu chưa thi hành án, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét chuyển thành tù chung thân.
Băng nhóm tội phạm hoạt động tại Myanmar, Philippin sử dụng công nghệ cao lừa đảo qua mạng, xuyên quốc gia, bước đầu bắt giữ gần 100 đối tượng, ước tính đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng của công dân Việt Nam.
Phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày, xét xử 41 bị cáo trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn và các sai phạm tại 14 dự án ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2024.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hà Công Tài (30 tuổi, trú xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để hợp thức cho nguồn gốc cát bất hợp pháp, các đối tượng đã thực hiện hành vi mua bán hóa đơn khống từ doanh nghiệp khác, lập chứng từ giả để qua mắt cơ quan chức năng.
Sáng 24/6, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt 4 bị cáo tổng cộng gần 72 năm tù liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.