Trên mạng xã hội những ngày vừa qua lan truyền với tốc độ chóng mặt clip ghi lại cảnh một bé trai bị người giữ trẻ liên tục hành hạ giữa thời tiết lạnh giá. Sau đó địa điểm trên được xác định nằm trên địa bàn huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông).
Tin nên đọc
Những vụ hành hạ trẻ dậy sóng dư luận
Hoa khôi Phú Yên Tường Linh khoe nụ cười giống Tăng Thanh Hà trên đất Thái
Nghi can dùng roi điện hành hạ trẻ em, khai gì khi bị bắt
Bản tin Pháp luật Plus: Báo động tình trạng giúp việc hành hạ trẻ em và câu chuyện về trách nhiệm pháp lý
Những hình ảnh xót xa
Theo những hình ảnh trong clip, bé trai không mặc quần được đặt trong chiếc thùng đựng nước và bị một người phụ nữ liên tục dùng cây gậy (nghi là chổi cứng), một đầu buộc giẻ chà mạnh vào phần thân dưới của bé. Đoạn clip dài hơn 3 phút còn ghi lại cảnh người phụ nữ này nhiều lần túm áo, xách bổng cháu lên và di chuyển nhiều vị trí khác.
|
Người giữ trẻ hành hạ bé trai giữa trời giá rét. (Hình chụp từ clip trên mạng xã hội) |
Mặc cho bé trai khóc lóc thảm thiết, người phụ nữ này vẫn liên tục dọa nạt và hành hạ bé không thương tiếc. Clip này ngay sau đó được hàng chục ngàn lượt người xem và hàng ngàn lượt chia sẻ. Sau khi xem, dư luận tỏ ra hết sức bức xúc với hành vi của người phụ nữ trong clip.
Ngày 27/12, cô Vũ Thị Hiến, Phó trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) xác nhận, đoạn clip trên ghi lại cảnh một người trông giữ trẻ tự phát tại thôn 6, xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp.
Người xuất hiện trong clip là bà Phạm Thị Vấn (SN 1954, trú tại thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) và cháu bé bị bạo hành là Đ.Đ.M.Đ. (2 tuổi, trú thộ 13, xã Đắk Wer).
Đình chỉ tất cả các cơ sở không phép
Chia sẻ với chúng tôi cô Hiến cho biết thêm: Sau khi đoạn Clip được đưa lên mạng xã hội vào chiều ngày 27/12, chúng tôi đã họp và sau đó Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện để có công văn đình chỉ tất cả các cơ sở hoạt động không phép trong thời gian tới.
Do đây là nhóm trẻ tự phát nên Phòng GD-ĐT không có thẩm quyền kiểm tra được mà thuộc quản lý hành chính của UBND xã, Phòng chỉ phân công một trường mầm non trên địa bàn phụ trách chuyên môn điểm giữ trẻ này.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND huyện Đắk R’lấp cho biết: Sau khi có thông tin về vụ việc UBND xã Kiến Thành đã báo cáo nhanh cho UBND huyện, sau đó UBND huyện đã chỉ đạo xã, Công an huyện tiến hành làm rõ vụ việc và báo cáo UBND huyện sớm nhất.
Được biết, đây là điểm giữ trẻ tự phát do mẹ con bà Vấn mở ra chứ không phải một cơ sở giáo dục. Điểm giữ trẻ này được thuê lại của một người dân trên địa bàn xã Kiến Thành và hoạt động được hơn 1 năm nay, mỗi ngày nhận chăm sóc khoảng hơn 10 trẻ.
Sau khi Clip được tung lên mạng cơ sở này đã đóng cửa không hoạt động nữa. Hiện bà Vấn đã bị Công an huyện Đắk R’lấp triệu tập lên lấy lời khai và làm rõ vụ việc.
Do cháu bé đi ngoài nhiều lần?
Theo ông Trần Văn Nhân, Trưởng Công an xã Kiến Thành, sáng ngày 27/12, công an xã đã nhận được đơn của anh Đỗ Đắc Dương (trú thôn 13, xã Đắk Wer) trình báo về việc con mình bị bà Vấn đánh đập.
Theo trình báo của anh Dương, bà Vấn thuê địa điểm để giữ trẻ (tại thôn 6, xã Kiến Thành) nên khoảng cuối năm 2016, anh đã gửi cháu Đ (SN 2015) cho bà Vấn trông coi.
Sáng 27/12, anh Dương đưa con đến chỗ bà Vấn để gửi như thường lệ. Tuy nhiên, một lúc sau bà Vấn gọi điện cho gia đình đến đón cháu về vì bà có việc riêng. Khi về nhà, một người đã gọi anh Dương ra quán cà phê cho xem đoạn clip ghi lại việc bà Vấn hành hạ cháu Đ.
Đến lúc này, anh mới kiểm tra cơ thể con mình và phát hiện có nhiều vết thương ở vùng kín nên làm đơn trình báo. Ông Nhân cho biết, sau khi xem video, thấy sự việc nghiêm trọng nên công an xã đã báo cáo với công an huyện để xử lý.
Ngay sau đó, công an huyện cùng Viện kiểm sát nhân dân huyện đã tổ chức kiểm tra thực tế, đến làm việc trực tiếp với bà Vấn, đồng thời khám xét hiện trường nơi bà Vấn đang giữ trẻ.
Bước đầu bà Vấn cho biết, do hôm đó cháu Đ. đi ngoài nhiều lần vấy ra mông, chân và xung quanh hậu môn nên bà đã dùng khúc gậy có buộc giẻ để cọ rửa.
Do cháu Đ cứ khóc nên bà có lấy tay vỗ mấy cái lên đầu. Được biết, bà Vấn bắt đầu thuê nhà trông trẻ vào khoảng tháng 9/2016.
Tại điểm giữ trẻ này thường có khoảng 10- 15 cháu bé, chủ yếu do một mình bà Vấn trông coi. Ngoài ra, đứa con gái của bà Vấn thi thoảng cũng phụ giúp mẹ trông coi trẻ.
Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Ngọc Anh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Đắk R’Lấp khẩn trương chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, làm rõ vụ việc.
Sở cũng yêu cầu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đắk R’lấp thực hiện kịp thời việc bảo vệ, chăm sóc cháu bé.
Theo Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Còn số liệu của Bộ Công an nghiên cứu trên 2.000 học viên các trường giáo dưỡng cho thấy khoảng 50% em có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của bố mẹ. Trong đó, số em bị bố đánh chiếm 23% - gấp sáu lần tỷ lệ bị mẹ đánh. Vụ việc gần đây nhất bị phát giác vào đầu tháng 12, sau trình báo của bé Duy (10 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội). Cha mẹ ly hôn vào đầu năm 2014, Duy về ở với bố ruột và mẹ kế tại nhà ông bà nội. Hai năm sau, gia đình ba người chuyển đi thuê trọ tại phường Nghĩa Đô. Duy lúc này học lớp 2. Em cho hay đã bị bố bắt nghỉ học, bị đánh liên tục, làm công việc của người lớn, phải nhịn đói thường xuyên... Cặp vợ chồng này sau đó bị Công an quận Cầu Giấy khởi tố về hành vi Ngược đãi con, theo Điều 151 Bộ luật Hình sự. Sáng 6/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em Việt Nam, đã bấm nút, chính thức khai trương tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em 111, hoạt động 24/24h tất cả các ngày, tiếp nhận thông tin xâm hại, bạo hành trẻ em. |