Đề cập đến một trong những điểm yếu được cho là rào cản phát triển BĐS nghỉ dưỡng, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) thừa nhận “Mặc dù Chính phủ muốn tăng cường phát triển hạ tầng, muốn tăng cơ sở lưu trú, phục hồi du lịch sau Covid -19, nhưng hệ thống pháp luật yếu kém đang là nghịch lý khiến thị trường bất động sản du lịch “đóng băng” suốt 2 năm qua”.
Nói về thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính cho biết theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2030, dự kiến lượng du khách quốc tế trong vài năm tới sẽ đạt ngưỡng 25 triệu - 30 triệu lượt, tăng 80% so với cuối năm 2019.
Đặc biệt, mới đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thúc đẩy phát phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, đồng thời Chính phủ cũng đồng ý mở cửa cho khách quốc tế vào Việt Nam từ 15/3 trong nỗ lực phục hồi du lịch, BĐS nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, sự thiếu nhất quán trong thực thi chính sách pháp luật đang trở thành rào cản cho sự phát triển du lịch và BĐS nghỉ dưỡng. “Trong bối cảnh tỷ lệ tồn kho tăng cao như hiện nay, nhiều chủ đầu tư đang chờ đợi Chính phủ tạo ra một bước đột phá trong việc đồng bộ hệ thống pháp luật, nhất là việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần phải được thực hiện gấp rút để bất động sản du lịch phục hồi”, ông Đính nói.
Đồng quan điểm trên, GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT thẳng thắn thừa nhận “u nhọt” lớn nhất của thị trường BĐS nghỉ dưỡng hiện nay là pháp lý rối ren. Dẫn chứng từ một số địa phương như Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Quốc, Phan Thiết (Bình Thuận)… với việc ban hành chính sách ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các dự án BĐS nghỉ dưỡng trên đất ở nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở). Thời điểm cuối năm 2017, một số tỉnh đã cho phép sử dụng thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” để cấp sổ đỏ cho condotel, shophouse, biệt thự…. Tuy nhiên, sau đó, việc thực thi chính sách bị ngưng trệ, cộng hưởng với khó khăn từ dịch Covid-19, khiến thị trường du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng gần như “tê liệt”.
Theo ông Võ, xuất phát từ hệ thống chính sách thực hiện không nhất quán mà nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đang chịu thiệt. Doanh nghiệp e dè triển khai dự án, nhà đầu tư ngần ngại không dám vào, tạo môi trường đầu tư yếu kém.
Doanh nghiệp bị liên lụy
Nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ở Cam Ranh – Khánh Hòa đang “khốn khổ” vì mặc dù doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan quản lý nhà nước, dự án hoàn thành, được nghiệm thu PCCC và đi vào hoạt động vài năm nay, nhưng địa phương chưa cấp sổ đỏ cho khách hàng.
Sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng mua biệt thự, khiến khách hàng bức xúc, khiếu kiện doanh nghiệp kéo dài. Phía doanh nghiệp không tránh khỏi bị liên lụy, thiệt hại uy tín và tài chính.
Đại diện doanh nghiệp cho biết, CĐT đã có nhiều văn bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận cho nhà đầu tư thứ cấp; kiến nghị được đối thoại 3 bên - CĐT, cơ quan nhà nước và khách hàng để làm rõ các vướng mắc, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, yêu cầu của này vẫn chưa được thực hiện.
Bên cạnh đó, nội dung hợp đồng giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng đã quy định rõ ràng những điều khoản về loại đất ở, thời hạn sử dụng đất theo đúng các chứng nhận pháp lý cơ quan nhà nước cấp. Hợp đồng cũng nêu rõ “Thời gian cấp chứng nhận quyền sử dụng đất phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước”. Theo các chuyên gia pháp lý, căn cứ theo các quy định hiện hành và nội dung hợp đồng, thì doanh nghiệp không có trách nhiệm và cũng không đủ thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng. Cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét cấp sổ cho khách hàng theo đúng chứng nhận quyền sử dụng đất đã ban hành, không để tình trạng “tiền hậu bất nhất” ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và cơ hội khai thác, phát triển du lịch giai đoạn hậu Covid-19.
Cần giữ niềm tin cho các nhà đầu tư
Bàn sâu về vấn đề này, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng: mặc dù thuật ngữ “đất ở không hình thành đơn vị ở” chưa có trong luật quy định hiện hành song để khơi thông, “phá băng” thị trường cũng như giữ niềm tin với các nhà đầu tư, nên cho sử dụng đất ở nông thôn để làm dự án. Hoặc chủ đầu tư dự án có quyền lựa chọn, một phần là đất sản xuất, một phần là đất để ở, đất sản xuất kinh doanh.
“Nên chăng cần đưa ra một chính sách mới, quy định đất sản xuất kinh doanh thì chủ đầu trả tiền ít, còn phần để bán cho người sử dụng cuối cùng thì chấp nhận là đất ở, trả tiền cao hơn. Còn ở thời điểm hiện nay, tôi đồng tình với ý kiến của một số địa phương đề xuất phương án: những dự án đã được cấp Giấy chứng nhận theo loại hình đất ở tại nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở) nhưng chưa triển khai xây dựng sẽ chuyển sang đất thương mại dịch vụ; các dự án đã xây dựng và hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo hiện trạng đất ở tại nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài cho các nhà đầu tư thứ cấp (khách hàng mua biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng).
Chúng ta nên theo đường lối phát triển du lịch. Vì Việt Nam đang mong muốn trở thành một cường quốc du lịch, vậy thì phải ưu ái cho loại hình bất động sản này” – ông Võ bày tỏ quan điểm.
Trước đó, năm 2019 – 2020, tại Thông báo kết luận thanh tra số 1919/TB-TTCP ngày 04/11/2020, Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng "đất ở không hình thành đơn vị ở" chưa có quy định tại pháp luật hiện hành, song ghi nhận loại hình biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng (tại tỉnh Khánh Hòa gọi là “đất ở không hình thành đơn vị ở”) đã và đang phát huy hiệu quả rõ rệt trong thu hút dòng vốn đầu tư, thúc đẩy về tăng tốc độ và quy mô phát triển du lịch, dịch vụ; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu NSNN...
Theo một số luật gia, kết luận của Thanh tra là có cơ sở. Song đã đến lúc các nhà làm luật cần phải luật pháp hóa loại hình đất ở tại nông thôn với điều kiện không hình thành đơn vị ở bằng văn bản cụ thể, quy định rõ ràng để cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có cơ sở thực hiện, tránh gây khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, các doanh nghiệp cũng như người mua.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị dự án xây dựng hầm qua núi Cù Hin kết nối từ Sông Lô, xã Phước Đồng - Nha Trang đến xã Cam Hải Đông - Cam Lâm.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Khi đo đạc xác định lại diện tích thửa đất mà thấy diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì tùy theo nguyên nhân mà có cách xử lý khác nhau.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.