Ngoài ra, ô nhiễm cống xả thải ven biển cũng đang là vấn nạn. Điều đáng nói,tình trạng trên kéo dài từ nhiều năm, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống và cảnh quan du lịch, song thành phố vẫn chưa có giải pháp. Ngày 15/5, tại Chương trình HĐND Đà Nẵng với cử tri, 2 vấn đề này một lần nữa được các cử tri và đại biểu mang ra “mổ xẻ”.
Rác: vấn nạn nhức nhối
Thời gian qua, không khó để bắt gặp hình ảnh rác thải tràn lan ra đường phố nhếch nhác, có nơi dồn ứ gây mất mỹ quan, ô nhiễm ở Đà Nẵng. Đáng nói hiện nay, câu chuyện về hàng trăm điểm tập kết rác phát sinh đang trở thành vấn nạn nhức nhối mà ai cũng biết ở Đà Nẵng.
Không chỉ ở vùng ven, ngay cả những tuyến đường lớn, khu vực trung tâm thành phố cũng cùng chung số phận. Đó là chưa kể thùng rác hư hỏng, xe nâng rác quá đát, xuống cấp, khi vận chuyển làm rơi vãi rác thải và nước thải dọc đường phố gây thêm phản cảm. Căn nguyên chính được người dân cho rằng, do thiếu phương tiện vận chuyển và các trạm trung chuyển rác.
Mới đây, tại Hội nghị tăng cường công tác đảm bảo trật tự đô thị năm 2019, ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà cũng xác nhận, nhiều khu dân cư, chung cư với hàng ngàn hộ dân sinh sống nhưng không có bãi tập kết rác.
Điều này buộc rác thải phải tập kết ở thùng rác trên vỉa hè, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cảnh quan đô thị. Bên cạnh đó, công tác thu gom rác thải sinh hoạt chưa được thực hiện tốt, hệ thống thu gom và xử lý không đảm bảo, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường tại các lô đất trống chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu.
Thực tế, nguồn tin từ Công ty CP Môi trường Đô thị cho thấy, năm 2013, thành phố xây dựng 11 trạm trung chuyển trong nội thành, nhưng đến nay đã xóa bỏ 5 trạm vì ô nhiễm. Đặc biệt, công tác phân loại rác thải đang thí điểm ở quận Hải Châu và Thanh Khê 2 năm qua nhưng triển khai gặp khá nhiều bất cập.
Nhiều người chỉ ra, thành phố vẫn chưa có phương tiện thu gom từng loại rác riêng biệt, cũng chưa có nhà máy tái chế rác, nên khi dân phân loại xong, xe môi trường lại thu gom trộn lẫn vào chung 1 xe, khiến không hiệu quả.
Hơn nữa, câu chuyện thu gom rác theo giờ thiếu khoa học và hiện đang bỏ ngỏ. Một vấn đề nan giải nữa đặt ra cho Đà Nẵng là bãi rác Khánh Sơn đang đứng trước nguy cơ bị lấp đầy, không còn khả năng tiếp nhận rác vào cuối năm 2019 này. Con số báo cáo từ Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng thể hiện, mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận khoảng 1,1 ngàn tấn rác thải và đang được chôn lấp tại hộc rác số 5, hộc rác cuối cùng của bãi rác.
“Nếu cố gắng triển khai nhanh 1 số giải pháp tình thế, cũng chỉ kéo dài tuổi thọ bãi rác đến cuối năm 2019. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu chỉ cần 1 ngày bãi rác không hoạt động được nữa”, câu hỏi đầy lo lắng đang được người dân nhắc đến từng ngày tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, ông Phạm Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng thông tin, dự án xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn - 1 giải pháp được xem là căn cơ, kỳ vọng sẽ giải được bài toán xử lý rác đô thị của Đà Nẵng hiện vẫn chưa ngã ngũ, từ việc chọn địa điểm, nguồn vốn đến lựa chọn công nghệ. Bên cạnh đó, kề bãi rác, Nhà máy xử lý chất thải rắn của Công ty CP Môi trường VN đã cửa đóng then cài, dừng hoạt động từ lâu vì không hiệu quả.
Ô nhiễm biển: Tiêu tốn tiền tỉ vẫn chưa giải quyết
Không chỉ rác, việc nước thải xả ra biển cũng đang gây nhức nhối cho môi trường TP Đà Nẵng. Vào những ngày mưa to, lập tức, biển Đà Nẵng hứng chịu những dòng nước thải tanh hôi, đen ngòm tràn từ các cống xả thải ra biển gây ô nhiễm nặng nề. Cơn mưa lớn gần nhất ngày 8/5 vừa qua cũng ghi nhận một lượng nước đen ngòm và bốc mùi tại khu vực Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn gây bức xúc dư luận.
Theo báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND thành phố,sự tăng trưởng nóng về du lịch và các dịch vụ đi kèm khiến cho hệ thống thu gom hiện tại và xử lý nước thải ra biển không đáp ứng.
Trước thực tế này, Đà Nẵng triển khai 3 dự án gồm: Dự án cải thiện môi trường nước phía Đông quận SơnTrà với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, Dự án xây dựng Tuyến ống thu gom nước thải, tuyến ống truyền tải mạng cấp 1, 2, 3 và đấu nối nước thải hộ gia đình khu vực Mỹ An, Mỹ Khê; đồng thời nâng cấp trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn công suất 30.000 m3 /ngày đêm.
Tuy nhiên, do tiến độ triển khai chậm, nên vấn đề ô nhiễm nước thải ven biển vẫn chưa được giải quyết. Báo cáo giám sát chuyên đề của HĐND thành phố ghi rõ, từ tháng 4/2018 đến nay, thành phố đã xử lý khoảng 200 sự cố tràn nước thải ra khu vực ven biển phía Đông. Riêng lưu vực Ngũ Hành Sơn đang bị quá tải khoảng 3.600 m3/ngày đêm.
Trong khi đó, tình trạng vi phạm đấu nối xả thải của các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ven biển, các công trình xây dựng cũng đang gióng lên hồi chuông báo động. Từ năm 2010 đến nay, thành phố mới cấp hơn 200 giấy phép đấu nối cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn có hoạt động xả thải về phía biển.
Qua kiểm tra ngẫu nhiên ở 34 cơ sở thuộc quận Ngũ Hành Sơn quản lý, có 50% cơ sở không có giấy phép đấu nối thoát nước, 50% cơ sở không có lắp đặt bể tách mỡ. Kiểm tra 58 cơ sở kinh doanh ven biển trên địa bàn quận SơnTrà, có đến 23 cơ sở chưa có hồ sơ môi trường..Nhưng tỷ lệ kiểm tra chỉ đạt 13,8%. Việc xử phạt cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay...
Mới đây, trước kiến nghị của dư luận, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng mới “bêu tên” các doanh nghiệp có hành vi xả thải vượt phép ra môi trường. Cụ thể, khách sạn Balcona Đà Nẵng, khách sạn Risemount Premier Đà Nẵng; khách sạn Parosand Đà Nẵng, khách sạn Paris Deli, khách sạn Luxtery, khách sạn Sea Castle 2, khách sạn Parze Ocean, khách sạn Sea Front... Tuy nhiên, hình thức cũng chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, mà theo dư luận không khác gì:“gãi ngứa.
“Nóng” nghị trường vẫn chưa có giải pháp!
Ngày 15/5, tại Chương trình HĐND Đà Nẵng với cử tri lần 5, câu chuyện ô nhiễm nước thải biển và rác tại khu dân cư một lần nữa được các cử tri và đại biểu mang ra “mổ xẻ”với nhiều thông tin làm “nóng” nghị trường.
Ngoài bất cập đã nêu trên, ông Nguyễn Tựa, cử tri phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) cũng như nhiều người khác chất vấn, thời gian qua, TP. Đà Nẵng đã tiêu tốn hàng chục tỉ đồng xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ bãi rác.
Đặc biệt, thành phố đang xúc tiến hàng loạt dự án như dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn, dự án cải tạo, nâng cấp bãi rác Khánh Sơn và đang xem xét việc hồi sinh dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn của Công ty CP Môi trường Việt Nam.
Thế nhưng, vấn đề cử tri quan tâm về thời gian và tiến độ thực hiện, tính khả thi của các dự án. Đặc biệt, dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn liệu khi nào sẽ được triển khai. Đối với bãi rác Khánh Sơn, liệu có di dời vào năm 2020 hay không. Nếu không di dời, thành phố có giải pháp nào để xử lý ô nhiễm.
Trả lời cử tri, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT thừa nhận tình hình thu gom rác thải tại khu dân cư hiện nay thực hiện không tốt. Đối với bãi rác Khánh Sơn, ông Tô Văn Hùng cho biết, Đà Nẵng đang khẩn trương thực hiện mở hộc rác số 6 và số 7 để có thể tiếp nhận rác sau khi hộc số 5 sẽ đầy vào tháng 9/2019.
Về vấn đề di dời, ông Hùng nhấn mạnh, trên thực tế, nếu có đóng cửa bãi rác, ở đây vẫn tồn tại điểm ô nhiễm môi trường. Đà Nẵng vẫn phải tiêu tốn ngân sách để duy trì các giải pháp kiềm chế ô nhiễm, đặc biệt lãng phí đất đai, tài nguyên vì bãi rác có diện tích hơn 30ha, hạ tầng đã được đầu tư bài bản. Trong khi đó, UBNDTP. Đà Nẵng hợp đồng với Ngân hàng Phát triển Châu Á tư vấn Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang), không khả thi.
Dự án gặp khó khăn do vướng nhiều quy định pháp luật về hình thức đầu tư, hơn nữa hệ thống giao thông kết nối lên địa điểm này chưa có. Vì thế, theo ông Hùng, phương án triển khai bằng công nghệ đốt rác phát điện được thực hiện liên doanh của Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam với Công ty Everbright International, một đối tác Hồng Kông, là cách giải quyết vấn đề môi trường rất đáng chú ý và cần tiến hành.
Ở vấn đề ô nhiễm nguồn nước, các cử tri đặt câu hỏi, dự án cải thiện môi trường nước đã được HĐND thành phố thống nhất chủ trương đầu tư với tổng mức kinh phí 1.448 tỷ đồng. Theo Kế hoạch Khởi công tháng 4/2019 và hoàn thành tháng 9/2020.
Đáng nói, thông tin là vậy nhưng hiện chưa tiến hành. Cử tri cũng boăn khoăn, liệu sau khi hoàn thành, vận hành có chấm dứt được tình trạng nước bẩn đổ ra biển, tránh ô nhiễm đặc biệt các bãi tắm du lịch như hiện nay hay không?..
Theo đoàn giám sát, trong điều kiện hạ tầng thoát nước nhiều khu vực bị quá tải cũng không thể từ chối thỏa thuận đấu nối. Việc yêu cầu các chủ đầu tư bỏ kinh phí để đầu tư hạ tầng bổ sung không thể thực hiện được do chi phí quá lớn.
Ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, giữ gìn môi trường vùng Biển Đà Nẵng cũng chính là bảo vệ “nồi cơm” của thành phố, cơ cấu kinh tế du lịch mũi nhọn đã xác định không thể thiếu biển, các bãi tắm; giữ gìn nguồn tài nguyên vô giá này chính là trách nhiệm của chúng ta hôm nay đối với thế hệ con cháu maisau. Thế nhưng, việc quản lý hoạt động đối nối, xả thải hiện nay, ông Trung xác nhận, còn rất nhiều bất cập nên các biện pháp căn cơ khó thực hiện tốt.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa bắt giữ nhóm 4 đối tượng thực hiện hành vi móc túi, trộm cắp tài sản của người dân và du khách khi tham gia Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF 2025.
Ngày 29/5, Sở Tài chính TP. Đà Nẵng cho biết UBND thành phố đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Danh mục dự án thu hút đầu tư vào thành phố giai đoạn 2022 - 2026, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đáng chú ý là dự án Bến cảng lỏng/khí tại khu bến Liên Chiểu với tổng vốn đầu tư hơn 5.400 tỷ đồng.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Từ năm 2018 đến tháng 1/2024, các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi qua app này đã thực hiện cho vay trên 6.700 tỉ đồng với hơn 210 nghìn lượt vay trên toàn quốc.
Một chiếc túi Chanel 22 bán trên website chính hãng có giá gần 162 triệu đồng, trong khi đó, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng phát hiện tại một cửa hàng ở địa phương bán mẫu túi tương tự chỉ 8,6 triệu đồng, không có nguồn gốc, xuất xứ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Chính phủ chỉ đạo kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Chiều 13/6, tại cụm sân Trung Long (TP Vinh - Nghệ An), Giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 7 năm 2025 đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 200 vận động viên.
Do muốn có thêm tiền tiêu xài và điện thoại để sử dụng, nên Lợi nảy sinh ý định cướp giật điện thoại di động của ông H., lợi dụng đêm tối và ông H. thiếu cảnh giác, Lợi đã ra tay giật điện thoại di động của ông H. rồi bỏ chạy vào trong đồng lẩn trốn.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố 2 vụ án hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Trong khoang lạnh, tổ công tác phát hiện số lượng lớn sản phẩm động vật như lòng lợn, dồi sụn, lách bò, cuống họng, trứng gà non, thịt, xương, chân bò, gà... có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc, bốc mùi khó chịu.
Được chủ xe giao quản lý xe ô tô để kinh doanh vận chuyển khách, do thiếu tiền cá độ bóng đá Chu Tuấn Hưởng đã mang xe đi cắm để lấy tiền nướng vào cá độ.
Là một Giám đốc doanh nghiệp tư nhân bị làm ăn thua lỗ, kinh doanh phá sản, Hoàng Thụy Điển mua ma túy về bán để kiếm lời thì bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Đây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát Đạt, Bùi Yên Khánh (kế toán công ty) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Do muốn có thêm tiền tiêu xài và điện thoại để sử dụng, nên Lợi nảy sinh ý định cướp giật điện thoại di động của ông H., lợi dụng đêm tối và ông H. thiếu cảnh giác, Lợi đã ra tay giật điện thoại di động của ông H. rồi bỏ chạy vào trong đồng lẩn trốn.
Ngày 14/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt tạm giam đối với Phạm Công Lộc (SN 1984, trú phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), nghi phạm cầm đầu đường dây cá độ bóng đá trên 2.000 tỷ đồng.
Sau 14 năm lẩn trốn, đối tượng Hoàng Văn Duy đã bị Ban Chuyên án phối hợp với Công an Trung Quốc và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lý Vạn bắt giữ tại khu vực biên giới xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang (Cao Bằng).
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.