Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị), nếu xảy ra việc đội vốn, kéo dài dự án thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, nhưng cái này làm chưa được, cần phải chấn chỉnh.
Đoạn Vành đai II đến Quốc lộ 51 đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Thời gian qua, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm gây tác động bất lợi đến nền kinh tế, ngoài việc không thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nó còn làm gia tăng tỷ lệ và nghĩa vụ vay trả nợ công. Đáng chú ý, nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công bị điều chỉnh nhiều lần dẫn đến đội vốn, chậm tiến độ..., gây bức xúc trong dư luận.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải siết chặt lại kỷ cương; đồng thời phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc để xảy ra tình trạng trên.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị) để làm rõ vấn đề này.
- Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm trong thời gian qua?
Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Để triển khai được dự án thì phụ thuộc vào rất nhiều khâu. Đầu tiên phải xét đến chính sách có vấn đề gì không? Theo tôi, cần phải xem xét lại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, bởi việc phân vốn chỉ là ở giai đoạn đầu. Trong khi đó, theo Luật Đầu tư công thì tất cả các công trình phải được đưa vào kế hoạch dài hạn (năm năm).
Khi triển khai dự án phải được lập trình từ dưới lên và phải chốt trong kế hoạch đã định. Trong trường hợp dự án được chuyển xuống dưới cho chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải lập thiết kế cơ sở và trình Bộ Xây dựng.
Khi Bộ Xây dựng thẩm định xong thì mới tổ chức đấu thầu, nếu có vướng mắc liên quan đến vốn thì lại báo cáo lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, rồi tiếp tục thẩm định lại vì liên quan đến việc thay đổi quy mô, thay đổi kết cấu của dự án.
Ví dụ, nếu như tôi làm cái nhà bằng tiền của tôi và theo nhu cầu của tôi, đến khi triển khai bao giờ cũng có phát sinh nhưng tôi có thể quyết được ngay. Nhưng đối với việc sử dụng vốn đầu tư công thì phải làm theo đúng quy trình như tôi đã nói ở trên. Đặc biệt, mỗi khi phát sinh vấn đề thì phải làm lại, mà làm lại thì còn dài hơn làm từ đầu, do đó dẫn đến chậm tiến độ.
Trong khi đó, một năm có khoảng 2.000 công trình trên toàn quốc và với việc chỉnh sửa, thay đổi... chỉ tập trung vào Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ; thậm chí có những dự án phải trình cả Quốc hội vì liên quan đến nguồn vốn.
Mặt khác, quá trình triển khai của chủ đầu tư, liên quan đến vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng… Bên cạnh đó, một số dự án có thời gian kéo dài, vốn đầu tư cũng bị chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác... Tất tần tật nguyên nhân cộng lại, dẫn đến chậm.
- Có rất nhiều dự án bị kéo dài thời gian dẫn đến đội vốn gây bức xúc dư luận. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Tất cả các dự án sử dụng vốn đầu tư công hiện nay đa số phải điều chỉnh, thậm chí có dự án phải điều chỉnh đến 39 lần, còn việc điều chỉnh 5-6 lần là bình thường. Từ đó, dẫn đến chuyện đầu tư công và đầu tư tư nhân đang ngược chiều nhau.
Cụ thể, đối với đầu tư công thì làm dự án rất nhanh, nhưng sai sót thì rất nhiều, triển khai thì rất chậm, hiệu quả rất thấp. Còn đối với đầu tư tư nhân thì họ chuẩn bị rất kỹ, triển khai rất nhanh và hiệu quả cao.
Tức là ở đây khối đầu tư công có chuyện vẽ dự án, còn chuyện phát sinh vốn thì tính sau dẫn đến rất nhiều hệ lụy, vốn càng nhiều nhưng hiệu quả càng thấp đi. Cụ thể như dự án Đường sắt trên cao Hà Nội; Metro tại Thành phố Hồ Chí Minh...
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đã được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và chuẩn bị được đưa vào khai thác thương mại từ tháng Tư. (Ảnh: Huy Hùng/Vietnam+)
- Ông có nhắc đến hai dự án đường sắt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào khi để dự án chậm tiến độ và đội vốn?
Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Tôi cho rằng, cả hai dự án đều có lỗi khách quan và chủ quan. Khi triển khai dự án, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố phát sinh mà chúng ta không thể lường trước được, thì đó là yếu tố khách quan.
Về yếu tố chủ quan, tôi cho rằng có việc làm không hết trách nhiệm của những người thực thi công vụ. Vậy thì dẫn đến những việc đội vốn, kéo dài thời gian. Khi xảy ra hậu quả như vậy, người ta lại có rất nhiều lý do để giải trình rất thuyết phục.
Nhưng theo quan điểm của tôi, kể cả anh giải thích thuyết phục đi chăng nữa thì vẫn phải chịu trách nhiệm về việc đó, nhưng ở đây chẳng ai chịu trách nhiệm cả.
Do đó, vấn đề là chúng ta phải có kỷ cương về việc này. Tôi ví dụ đối với các chính trị gia các nước, là bộ trưởng của một ngành mà để xảy ra một việc gì đó tác động xấu đến xã hội, người ta từ chức ngay.
- Cần phải có giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên, thưa ông?
Đại biểu Đỗ Văn Sinh: Vấn đề là kỷ cương. Việc đội vốn, kéo dài dự án cũng chẳng ai làm sao cả. Hiện nay, vốn đầu tư phân cho người đứng đầu, cụ thể là bộ trưởng, rồi chủ tịch tỉnh, rồi mới đến các chủ đầu tư, đến người quản lý cụ thể.
Nhưng tôi chưa thấy một trường hợp nào triển khai chậm, kéo dài tăng vốn mà bị kỷ luật cả; trừ khi tham nhũng thì mới bị xử lý, còn chậm và để lại hậu quả thì chưa thấy ai bị sao.
Nên cái quan trọng nhất ở đây chính là kỷ cương, chính là chế tài, trách nhiệm công vụ vì đầu tư công là cán bộ công chức thực hiện, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, nhưng cái này làm chưa được, cần phải chấn chỉnh.
Theo báo cáo của Sở Tài chính, tính đến ngày 4/6, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh là gần 16.600 tỷ đồng. Số vốn đã được giải ngân là hơn 2.600 tỷ đồng, đạt gần 16% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Theo đại biểu Quốc hội, quy định mức lãi suất cho vay đặc biệt 0%/năm nếu không gắn với điều kiện áp dụng cụ thể, có thể dẫn tới lạm dụng chính sách, tạo ra rủi ro, làm sai lệch môi trường cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng và tăng áp lực lên ngân sách quốc gia.
Chính phủ đang tích cực “kiến tạo” để đầu tư công thực sự trở thành động lực phát triển, thay vì những vòng lặp tháo gỡ “điểm nghẽn” chậm giải ngân như hiện nay. Đáp ứng lại sự đồng hành của Chính phủ, các địa phương cũng phải “xông lê xốc tới”, phấn đấu tháo gỡ những khó khăn, tạo động lực cho phát triển, hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân đầu tư công.
Sáng 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giám đốc Ban quản lý dự án “thông thầu” với nhà thầu để trúng thầu dự án, xong được nhận 1 khoản tiền “lót tay”. Khi bị cơ quan điều tra phát giác, truy tố trước cơ quan pháp luật, giám đốc ban chủ động trả lại tiền “lót tay” và nộp tại cơ quan điều tra thì có được giảm nhẹ hình phạt hay không?
Cùng thời điểm phóng viên ghi nhận, bà Mai Thị Tuyết Minh vừa sở hữu cổ phần tại nhà thầu trúng thầu vừa góp vốn tại đơn vị tư vấn lập dự toán tại trường Đại học Ngoại Thương.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phóng viên Lê Thị Khánh Thuỳ của Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được nhận Giấy khen của Công an tỉnh Kiên Giang và Giấy khen của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Chiều 18/6, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ phát động Phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt Nền tảng học tập trực tuyến của tỉnh theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đây là bước khởi đầu quan trọng trong hành trình xây
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có khuyến cáo người dân không nên sử dụng sản phẩm "Siro ăn ngon Hải Bé” khi cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra 5 xu hướng diễn biến mới của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.