Với việc TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị GN(A) và thông qua phương án kiến trúc cầu Tứ Liên nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, nhiều chuyên gia nhận định đây sẽ là thời cơ lớn giúp khu vực Bắc sông Hồng, trong đó có huyện Đông Anh phát triển đô thị mạnh mẽ, giảm tải cho khu vực đô thị trung tâm thời gian tới.
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu vực Bắc sông Hồng, trong đó có huyện Đông Anh được định hướng là khu vực phát triển đô thị mới hiện đại, đồng bộ, là “cực trung tâm đô thị” mới thu hút dân cư và góp phần giảm áp lực về dân số cho nội đô hiện hữu. Sau khi có quy hoạch chung, TP Hà Nội đã chỉ đạo lập và phê duyệt nhiều đồ án quy hoạch phân khu tại khu vực này làm cơ sở triển khai, đầu tư nhiều dự án quan trọng như trục Nhật Tân – Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), nhà ga T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân, đường Hoàng Sa – Trường Sa… Những công trình này từng bước xây dựng hình ảnh đô thị hiện đại tại khu vực phía Bắc sông Hồng.
Đặc biệt, để cụ thể hóa Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 702/QĐ-TTg ngày 28/5/2020, mới đây, TP Hà Nội đã duyệt quy hoạch phân khu GN(A) thuộc địa giới hành chính các xã Cổ Loa, Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm, huyện Đông Anh. Theo đó, tại khu vực này sẽ hình thành Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia tại nút giao thông lớn với khu triển lãm trong nhà và ngoài trời, tạo điểm nhấn kiến trúc đón hướng nhìn từ phía đường Trường Sa cũng như hướng từ cầu Tứ Liên sang. Bên cạnh đó, trục không gian tiếp nối từ phía Cổ Loa với Hồ Tây tạo thành trục cảnh quan quan trọng trong liên kết quá khứ - hiện tại – tương lai. Tổ chức mô hình phát triển đô thị TOD quanh ga đường sắt đô thị số 4 bao gồm: Hệ thống quảng trường, bãi đỗ xe, các công trình cao 45 tầng xung quanh và chạy dọc theo tuyến đường Trường Sa. Đồng thời, bảo tồn, cải tạo, nâng cấp các khu dân cư hiện hữu, bảo đảm đặc trưng không gian xanh tại thôn: Trung Thôn, Tiên Hội, Lại Đà, Hội Phụ (xã Đông Hội); Xuân Canh, Xuân Trạch, Văn Tinh, Lực Canh (xã Xuân Canh) và một phấn đất nông nghiệp các xã Cổ Loa, Mai Lâm, Xuân Canh, Đông Hội.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám đánh giá, đồ án quy hoạch phân khu GN(A) được duyệt đáp ứng nhu cầu phát triển chung của TP, góp phần giảm tải dân số trong khu vực nội đô lịch sử từ 1,26 triệu xuống còn 0,8 triệu người. Đồng thời đây còn là cơ hội để Đông Anh thu hút các nhà đầu tư có năng lực, cùng phát triển huyện thành quận, xã thành phường, theo đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận đến năm 2025.
Giao thông kết nối
Để giúp khu vực phía Bắc sông Hồng phát triển toàn diện, nhanh chóng thu hút được dân cư đến khu vực này, yếu tố quan trọng không thể thiếu là hạ tầng giao thông kết nối. Hiện tại, hạ tầng giao thông kết nối giữa đô thị Đông Anh với đô thị trung tâm hiện chưa hoàn chỉnh, hạ tầng khung để kết nối với các tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, Bắc Thăng Long, Quốc lộ 5 kéo dài chưa được đầu tư đồng bộ. Tuyến Quốc lộ 3 có mặt cắt nhỏ chưa được nâng cấp mở rộng. Kề cận với đô thị trung tâm nhưng bị chia cắt bởi mặt nước sông Hồng, thiếu sự gắn kết với khu vực nội đô lịch sử, là khu vực đầu mối về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Mới đây, Hà Nội đã công bố phương án kiến trúc cầu Tứ Liên, đồng nghĩa một cây cầu hiện đại, kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Vành đai 3, khu vực đô thị của huyện Đông Anh với trung tâm TP sẽ sớm hình thành. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực phía Bắc sông Hồng, mà còn tạo tiền đề cho việc thực hiện chủ trương giãn dân và giảm áp lực giao thông trong đô thị lõi.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh, hiện nay giải pháp và chính sách giãn dân của Hà Nội chưa thật rõ ràng. Song một điều thấy rõ, Hà Nội đang tăng mạnh dân số ở khu vực nội đô và tình trạng phát triển nhà cao tầng ngày một tăng. Hà Nội có các cây cầu bắc qua sông Hồng sang khu vực Đông Anh, cầu Nhật Tân nối với sân bay Nội Bài và tới đây có thêm cầu Tứ Liên… Sự kết nối Đông Anh - Hồ Tây - khu vực trung tâm Hà Nội trở nên gần gũi, không còn xa lạ. Do vậy, việc giãn dân sang Đông Anh là hoàn toàn khả thi.
Quy hoạch phân khu GN(A) được phê duyệt là dấu mốc quan trọng để phát triển khu vực Bắc sông Hồng. Đây là cơ sở để triển khai các dự án, nhằm tạo dựng bộ mặt đô thị hiện đại gắn với Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia, các vùng phát triển dọc tuyến Hoàng Sa – Trường Sa theo định hướng TOD. Việc phát triển đô thị tại đây sẽ giúp TP khai thác cao nhất hiệu quả sử dụng đất khu vực.
Ngày 27/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt quyết định giao đất tại các quận, huyện Đông Anh, Thanh Trì và Long Biên để thực hiện các dự án quan trọng về hạ tầng, giáo dục và công viên trên địa bàn.
Trong tháng 4 tới, thành phố Huế sẽ tiến hành đấu giá 91 lô đất tại các phường Phong Hiền, Phong An và Phong Thu thuộc thị xã Phong Điền. Mức giá khởi điểm cao nhất được công bố là 8,3 triệu đồng/m², thấp nhất là 5,5 triệu đồng/m².
TP HCM dự kiến triển khai chương trình chỉnh trang đô thị quy mô lớn, yêu cầu di dời gần 40.000 căn nhà ven các tuyến sông, kênh, rạch để thực hiện 398 dự án cải tạo hạ tầng đô thị.
Thời gian gần đây, một thủ đoạn lừa đảo mới và tinh vi đã xuất hiện trong lĩnh vực mua bán bất động sản. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhu cầu bán nhà, đất của người dân để chiếm đoạt tài sản một cách hợp pháp, khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.
Bộ Nội vụ đang xin ý kiến đóng góp để sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, trong đó Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung Chương III quy định về nội dung về vị trí việc làm.
Ngày 30/3, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý Giáo dục và Pháp luật đã tổ chức Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nhận biết hồ sơ, giấy tờ thật - giả theo đúng quy định của pháp luật.
Sáng 28/3, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.