Hiện nay, quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng tại TP HCM được đánh giá là đã không còn phù hợp với thực tế và cần phải nhanh chóng được thay thế trong bối cảnh mà ngập nước đang ngày càng trở thành vấn đề thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của TP.
Vì thế mới đây, UBND TP vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành nghiên cứu, rà soát tổng thể Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP HCM. Theo nhiều chuyện gia, đây là việc làm cần thiết để công tác chống ngập hiệu quả hơn.
Ngập nước gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Trong 3 năm gần đây, TP HCM đã xuất hiện 21 đỉnh triều đạt và vượt mức báo động cấp III (1,5m). Ngoài ra, trong năm 2018, do ảnh hưởng của bão số 9 gây ra mưa lớn, lượng mưa đo được tại Trạm Tân Sơn Hòa (gần sân bay Tân Sơn Nhất) là 401mm làm ngập khoảng 102 tuyến đường, chiều sâu ngập 10cm đến 70cm.
Mới đây, đợt triều cường diễn ra vào đầu tháng 10 đã khiến cho phần lớn diện tích của TP ngập sâu, có nơi chưa bao giờ ngập cũng phải nếm trải cảm giác nước triều dâng vào nhà. Ông Nguyễn Văn Hồng, ngụ tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 21, quận Bình Thạnh cho biết, đã sống ở đây mấy chục năm và đã nếm trải cảm giác nước xộc thẳng vào nhà, cuốn trôi hết đồ đạc, thậm chí cả bàn thờ ông địa: “Đồ đạt ướt hết. Xe cộ và nước ngập tùm lum. Bà con cũng mong Nhà nước tận tâm giải quyết cho đường rút nước để mưa lớn nước không vào nhà".
Được biết, Quy hoạch số 1547 (năm 2008) là quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau được chuyển về cho TPHCM có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở TP HCM mà còn về phía Long An. Do phía Long An không có quyết tâm cao nên TP HCM điều chỉnh lùi về hướng thành phố cho khả thi.
Đường ngập nước ngang bánh xe.
Theo ông Đặng Thanh Lâm, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam, quy hoạch chống ngập theo Quyết định 1547 đang gặp khó, nhất là vùng phía Nam TP, vùng đất thấp, ô nhiễm, đô thị hoá… nhưng khi giải quyết xong phần đó sẽ thấy rõ hiệu quả.
Hiện nay đang quá trình thực hiện nên còn tranh luận nhưng theo ông Lâm, để có hiệu quả trong chống ngập cho TP HCM thì cần phải rà soát cả quy hoạch thoát nước (Quy hoạch 752) về thoát nước đô thị. Trước đây phân ra 6 vùng của TP nhưng hiện mới thực hiện cho khu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hoá – Lò Gốm, Kênh Đôi – Kênh Tẻ… và quy hoạch này còn nhiều tồn tại, trong khi số liệu lượng, tiêu chuẩn mực nước triều… đang tăng cao, nhiều yếu tố ảnh hưởng, bởi vậy cần phải phải xem xét lại.
Để nhìn rõ hiệu quả của các quy hoạch trên, ông Lâm cho rằng cần phải đợi dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam đang triển khai đi vào hoạt động và kết hợp đánh giá với quy hoạch thoát nước: “Dự án đang quá trình thực hiện cũng hơi chậm tiến độ nên cũng chưa đáp ứng được kết quả vận hành chống triều và chống ngập. TP HCM đang rà soát quy hoạch thoát nước nữa và hai quy hoạch này phải lồng ghép, kết hợp tốt”.
Trong khi đó, GS-TSKH Lê Huy Bá, Khoa Môi trường và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học–Công nghiệp thực phẩm TPHCM ủng hộ việc TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành nghiên cứu, rà soát tổng thể Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TPHCM. Lý do đúng là như TP đã nhận định là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết dị thường…đang diễn ra khá phổ biến.
GS Lê Huy Bá.
Ông Lê Huy Bá cho rằng, lâu nay chúng ta đã sai lầm trong việc chống ngập khi chưa có sự liên kết, phối hợp giữa các ngành. Quy hoạch chống ngập không thể cứ theo tư duy là làm theo giao thông, làm theo nhà dân mà phải dựa vào tự nhiên, vùng lưu vực và phải quan tâm đến yếu tố xã hội. Với lực của TP hiện nay và thực tế là con người cũng không thể chống lại thiên nhiên nên phải làm sao để thích nghi dần với điều kiện thiên nhiên mới là cái đích hướng tới.
Do vậy, theo ông Lê Huy Bá, dù sắp tới công trình gần 10.000 tỷ đồng đưa vào hoạt động thì cũng không thể giải quyết được bài toán ngập, bởi sự thiếu kết nối và cả sai lầm ngay từ đầu ở khâu phân chia lưu vực… Cho nên, ông kỳ vọng vào quy hoạch chống ngập úng sửa đổi lần này sẽ phù hợp với thực tế và nhanh chóng được thực hiện.
“Thoát được nước chống được ngập là hy vọng lớn nhất. Tiếp đến là giải quyết đồng bộ, trong đó có yếu tố về kinh tế xã hội, giao thông. Phải có lộ trình từng bước. Và nếu chưa đủ sức khi có quy hoạch thống nhất rồi thì mình làm từng tiểu lưu vực sau đó mới tới lưc vực chung rồi lưu vực lớn”- ông Bá nói.
Rõ ràng, việc UBND TP HCM xin điều chỉnh quy hoạch là cần thiết trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết cực đoan…đang diễn ra phức tạp. Tuy nhiên, quy hoạch mới cần phải đảm bảo hài hoà cả về hiệu quả chống ngập và tác động đến xã hội./.
Đồng Nai và TP. Biên Hòa vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hàng loạt khu đô thị lớn, tạo cơ sở pháp lý và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đô thị ven sông, kết nối TP.HCM.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị không thực hiện kiểm toán nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) do doanh nghiệp tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc đang có quyền sử dụng đất không phải là đất công để tránh tạo áp lực cho doanh nghiệp.
Dự án nhằm mục tiêu từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực theo quy hoạch, giảm tải lưu lượng giao thông, kết nối khu tái định cư với các tuyến đường xung quanh huyện Đan Phượng.
Ngày 9/6, UBND TP HCM cho biết, Chủ tịch UBND thành phố vừa có ý kiến chỉ đạo về tạm dừng triển khai các công trình, dự án trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Kết luận số 126-KL/TW và Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và bắt giữ tổng cộng 122.854 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bộ trưởng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ-BXD Công bố Danh mục gồm 09 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày, xét xử 41 bị cáo trong vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn và các sai phạm tại 14 dự án ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2024.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hà Công Tài (30 tuổi, trú xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để hợp thức cho nguồn gốc cát bất hợp pháp, các đối tượng đã thực hiện hành vi mua bán hóa đơn khống từ doanh nghiệp khác, lập chứng từ giả để qua mắt cơ quan chức năng.
Sáng 24/6, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt 4 bị cáo tổng cộng gần 72 năm tù liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn.
Lực lượng Công an phường Phong Cốc, TX Quảng Yên vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng chuyên lợi dụng đêm khuya vắng người, cạy cửa các cơ sở thờ tự trên địa bàn phường Phong Cốc để trộm cắp.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành bắt giữ đối tượng chặn đầu xe, hành hung hai nữ sinh xảy ra tại thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa.
Xảy ra mâu thuẫn trong lúc đi đòi nợ, đối tượng manh động đã ra tay giết người. Nhận tin báo, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công an thị trấn Liên Nghĩa tổ chức khám nghiệm hiện trường.
Chiều 23/6, sau một tuần nghị án, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt tổng cộng 36 năm tù đối với 4 bị cáo cùng ngụ huyện An Biên về tội "giết người", gồm: Lương Quốc Bảo (12 năm tù), Lưu Quốc Trường (11 năm tù), Lưu Văn Thao (9 năm tù) và Lương Văn Chuyền (4 năm tù).
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.