Kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng và phong phú. Những làn điệu dân ca Ta lêu, Kachoi da diết của người Hrê, những thanh âm độc đáo của cây đàn Kađác, kèn Amáp của người Cor, tiếng chiêng rền vang núi rừng hay những điệu múa đặc trưng của đồng bào Ca Dong… đang được chính những người con dân làng nâng niu gìn giữ, lưu truyền.
Đặc biệt là trong phiên chợ với chủ đề “Đặc sắc văn hóa dân tộc Hrê” được tổ chức tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Ngay lần đầu tiên được tổ chức, chợ phiên độc đáo này thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Tại đây, mọi người tận mắt chiêm ngưỡng tài hoa của các nghệ nhân người Hrê qua các màn biểu diễn dệt thổ cẩm làng Teng, xem biểu diễn cồng chiêng, nghe đàn hát dân ca Ta lêu, Kachoi…
Nghệ nhân Phạm Văn Sây ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, một trong những người tâm huyết với văn hóa dân tộc mình cho rằng, việc tổ chức những hoạt động văn hóa cộng đồng như thế này giúp người dân có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú của dân tộc Hrê.
Nhiều năm qua, Hồ Văn Sây được ví như sứ giả của bà con Hrê khi mang tiếng hát, tiếng chiêng đi biểu diễn khắp nơi. Đặc biệt, ông luôn tích cực truyền dạy cho lớp con em người Hrê lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
"Tôi rất muốn Đảng và Nhà nước quan tâm giúp đỡ những nghệ nhân chúng tôi được truyền bá, dạy lại cho con cháu sau này biết được bản sắc của mình. Từ lời nói, cách ăn ở đến phong tục tập quán của người Hrê" - nghệ nhân Phạm Văn Sây cho biết.
Qua việc truyền dạy của các nghệ nhân, nhiều thanh niên đã biết đánh chiêng, sử dụng nhạc cụ của dân tộc mình.
Thời gian qua, huyện Ba Tơ đã tổ chức hàng chục lớp truyền dạy dân ca, dân vũ; đánh chiêng, chế tác nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào Hrê. Qua việc truyền dạy của các nghệ nhân cao tuổi, nhiều nam, nữ thanh niên Hrê đã thuộc được các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc mình, biết đánh chiêng 3, chiêng 5; sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la…
Ông Lê Cao Đỉnh, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao huyện Ba Tơ cho biết, bên cạnh việc mở lớp, huyện Ba Tơ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, cộng đồng, để người dân có dịp biểu diễn, thưởng thức, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc:
"Chúng tôi tích hợp tổ chức nhiều chương trình đậm nét văn hóa truyền thống của người Hrê, kể cả vật thể và phi vật thể. Văn hóa truyền thống của người Hrê đánh thức được thế hệ trẻ không quay lưng mà họ coi đó là một nhiệm vụ để phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian đến trên địa bàn huyện Ba Tơ".
Tại huyện miền núi Trà Bồng, Đề án "Bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa dân tộc Cor" được bà con đồng bào tích cực hưởng ứng, góp phần lưu giữ, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống. Cộng đồng người Cor ở Trà Bồng hiện lưu giữ hơn 500 bộ cồng chiên và các loại nhạc cụ truyền thống. Địa phương cũng đã phục dựng nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào Cor như: lễ ăn trâu, lễ mừng lúa mới, lễ ngã rạ...
Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ.
Qua các lễ hội, tiếng cồng chiêng, tiếng đàn Bro, đàn Katak, các làn điệu dân ca Xà ru, A giới… tiếp tục ngân vang.
Nghệ nhân Hồ Văn Biên, ở thôn Bắc, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng tâm sự, chính việc truyền dạy cho lớp trẻ sẽ giúp những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình không bị mai một: "Mình đánh chiêng từ hồi thanh niên đến bây giờ. Bây giờ mình già yếu rồi, mình phải truyền dạy cho thế hệ trẻ gìn giữ, bảo tồn bản sắc, hồn chiêng của người Cor".
Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi hiện còn 300 nghệ nhân người Cor, Cadong, Hrê tâm huyết với việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc. Nhiều địa phương đã khôi phục thành công các nghề truyền thống mang lại thu nhập cho bà con như: dệt thổ cẩm, đan mây tre, nấu rượu cần…
Nhiều mô hình sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc cũng được phục dựng như: Khu bảo tồn văn hóa Cor tại huyện Trà Bồng; Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ; Trung tâm Bảo tồn văn hóa Hrê tại huyện Sơn Hà… Qua đó, giúp bà con các dân tộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế và du lịch cộng đồng.
Bà Đinh Thị Thanh Hường, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Việc bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc, hàng năm được huyện chỉ đạo rất cụ thể và được các địa phương và người dân đồng tình ủng hộ. Để vừa phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc vừa mang tính kết nối cộng đồng để bà con đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế gia đình"./.
Con người thường mang trong mình một bản chất khó tránh khỏi: lòng tham. Khi ta có một chút, ta muốn nhiều hơn; khi có nhiều, ta lại mong muốn thêm nữa. Thế nhưng, khi mất đi tất cả, ta mới chợt nhận ra rằng, chỉ một chút thôi cũng đã là đủ đầy.
Trong cuộc đời mỗi con người, có một ngành học đặc biệt mà không trường lớp nào dạy trọn vẹn, cũng không có bất kỳ ai đạt được tấm bằng tốt nghiệp. Đó chính là học làm người. Đây không chỉ là hành trình của tri thức, mà còn là hành trình của tâm hồn, đạo đức và cách sống.
Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.
ROX Group tiền thân là TNG Holdings Vietnam. Trước khi chuyển đổi thương hiệu vào đầu năm nay, doanh nghiệp đã cho ra mắt bộ gen ROX với ba giá trị cốt lõi đề cao trách nhiệm chủ động.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Năm nay, chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 14/1/2025 đến 28/1/2025 (từ ngày 15 đến 29 tháng Chạp), tại tuyến đường Nguyễn Văn Của và Bến Bình Đông (quận 8, TP HCM).
Công an huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với 6 bị can về tội "Cố ý gây thương tích" khiến nữ học sinh bị gãy đốt sống cổ.
Theo Ban tổ chức, Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu “Hành trình 100 năm nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam” sẽ diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 6-8/3/2025.
Cơ quan chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá vừa tiến hành thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24.
Có nhiều người hỏi tôi: “Anh theo tôn giáo nào vậy?” Mỗi lần như thế, tôi thường mỉm cười và đáp: “Đạo nào cũng dạy con người ta ăn hiền ở lành.” Nhưng nếu hỏi đâu là đạo khó nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: “Đạo làm người.”
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.