Khi một vụ bạo lực học đường xảy ra, chúng ta thường nghĩ ngay tới thầy cô, nhà trường. Nhưng gia đình mới chính là trường học đầu tiên, nơi hình thành nhân cách và thế giới quan của mỗi con người. Sự thiếu quan tâm, bỏ rơi, thậm chí bị bạo hành từ gia đình đã gieo trong trẻ những hạt mầm tiêu cực, dẫn đến những thói quen, hành vi xấu ở trẻ.
Trẻ thiếu sự quan tâm, săn sóc từ gia đình dễ dẫn đến xu hướng bạo lực. (Ảnh minh họa)
Con cô đơn trong chính ngôi nhà mình
Sau khi đi họp phụ huynh, được cô giáo cho biết con trai 7 tuổi có hành vi đánh các bạn trong lớp học, chị Lê Thị Thảo Vân (kinh doanh nội thất, ngụ phường 6, Tân Bình, TP HCM) rất tức giận. Trở về, chị đã la mắng con trai rất nặng lời, bắt con chép phạt và cấm con không được giải trí trong vòng một tuần. Cậu con trai cũng phải xin lỗi cha mẹ vì đã gây ra những hành vi xấu, khiến cha mẹ phải “mất mặt”.
Tuy nhiên, một thời gian sau đó, vợ chồng chị Vân lại nhận được giấy mời đi họp phụ huynh vì con trai lại đánh bạn học. Sau khi răn dạy lẫn trừng phạt con nhiều lần nhưng con vẫn tái phạm, tình trạng ngày một nặng nề hơn, vợ chồng chị Vân mới nghĩ đến chuyện đưa con đi tham vấn tâm lý. Tại đây, sau khi cháu bé được gợi ý đã nói ra nguyên nhân hành động “bất thường” của mình. Theo cậu bé, cha mẹ cậu đều là những người kinh doanh rất bận rộn, thời gian dành cho con không nhiều. Cậu bé được cho rất nhiều tiền, muốn đi đâu sẽ có người giúp việc dẫn đi, nhưng không mấy khi được cha mẹ đưa đi chơi như chúng bạn, gia đình cũng không có nhiều bữa cơm chung. Việc đưa đón con cha mẹ cậu bé cũng giao cho người giúp việc làm hằng ngày. Những điều này khiến cậu bé 7 tuổi cảm thấy rất buồn và tủi thân. Đặc biệt, ở những buổi họp phụ huynh cha mẹ cậu bé không bao giờ có mặt mà chủ yếu là người giúp việc đi thay. Nỗi bực dọc, ấm ức đó đã tích tụ, khiến cậu bé đánh bạn khi bị bạn chế giễu về chuyện cha mẹ không quan tâm, yêu thương cậu. Sau khi đánh bạn, thấy mẹ đích thân đến họp phụ huynh, nói chuyện với mình nhiều hơn nên cậu bé đã thực hiện lại hành động này nhiều lần nhằm lôi kéo sự chú ý, quan tâm của cha mẹ đối với mình.
Không ít đứa trẻ đã bùng phát bạo lực khi bước vào tuổi ẩm ương, trở thành các “anh chị đại” ngay khi ngồi trên ghế nhà trường bởi những mầm mống này. Trẻ không có sự uốn nắn, gần gũi để biết đâu là đúng, đâu là sai mà tự phát để thể hiện bản thân bằng “nắm đấm”. Bạo lực ngấm ngầm từ sự “buông tay” của người lớn, hoặc từ chính môi trường bạo hành. Khi người lớn không còn là tấm gương bình yên, ấm áp cho trẻ.
Theo chuyên gia tham vấn tâm lý, kiểu suy nghĩ này của trẻ con không hề cá biệt. Trẻ con không chỉ có nhu cầu đầy đủ về vật chất, mà quan trọng hơn hết là được quan tâm, chăm sóc, yêu thương. Trẻ một khi không cảm nhận được tình thương từ bố mẹ, không được quan tâm đúng mức sẽ thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Từ đó, trẻ dễ phát triển suy nghĩ theo hướng lệch lạc, cực đoan. Có những đứa trẻ sẽ trở nên nổi loạn, thích tiêu xài tiền bạc, tụ tập với bạn xấu, tập tành hút thuốc, chửi thề và làm ra những hành vi thường bị người lớn cấm. Có những trẻ thì biểu lộ thành hành vi bạo lực, đánh bạn, ngôn ngữ bạo lực với bạn bè, thậm chí thích tụ tập băng nhóm để bắt nạt bạn bè, trở thành học sinh cá biệt.
Dẫn đến điều này có hai nguyên do, một là trẻ bị cha mẹ “bỏ rơi” về tinh thần, giáo dục. Những suy nghĩ, hành xử sai lầm, lệch lạc của trẻ không được cha mẹ theo sát, uốn nắn kịp thời nên ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu, những hành vi bộc phát ban đầu sẽ trở thành thói quen, tính cách. Một nguyên nhân khác cũng phổ biến không kém, như trường hợp đã nói ở trên là trẻ nổi loạn, dùng bạo lực như một cách thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ đến mình, mong muốn cha mẹ dành thời gian cho mình nhiều hơn.
Trẻ em bị cha mẹ thiếu quan tâm chăm sóc có thể gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển toàn diện và xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh. Mặc dù không phải tất cả những trẻ em thiếu quan tâm chăm sóc từ cha mẹ đều trở thành người có xu hướng bạo lực, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu quan tâm chăm sóc và các hành vi bạo lực của trẻ em. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng lưu ý rằng trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ có nguy cơ cao hơn trở thành người có hành vi xấu, trong đó có hành vi bạo lực. Một nghiên cứu khác do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và UNICEF thực hiện cho thấy sự thiếu quan tâm chăm sóc từ phụ huynh là một trong những yếu tố góp phần vào tình trạng bạo lực của trẻ em ở Việt Nam.
Bạo hành gia đình là vòng luẩn quẩn, nơi mà đứa trẻ từ nạn nhân rồi sẽ trở thành “thủ phạm” gây ra bạo lực. (Ảnh minh họa)
Nạn nhân trở thành “thủ phạm”
Thực tế, bắt nạt học đường có thể là biểu hiện của sự tức giận hoặc thất vọng do các vấn đề mà họ gặp phải, chẳng hạn như các vấn đề ở gia đình hoặc gặp khó khăn ở trường. Đó có thể là kết quả của việc giáo dục không tốt - một số người không được dạy cách quan tâm cảm xúc của người khác. Đồng thời, trò chơi hoặc phim bạo lực cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của một số người, khiến họ dễ trở thành kẻ bắt nạt.
Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của bắt nạt. Tuy nhiên, trẻ em hoặc người lớn bị coi là khác biệt hoặc yếu hơn về mặt nào đó có nhiều khả năng bị bắt nạt hơn (ví dụ thừa cân hoặc thiếu cân, có sở thích đặc biệt lạ, bị khuyết tật, khuyết tật thể chất hoặc khuyết tật học tập, có một diện mạo khác…).
Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng có thể “gieo” mầm mống bạo lực lên trẻ, đó là việc trẻ bị nhận sự bạo hành từ trong gia đình. Đã có nhiều trường hợp thực tế cho thấy, những đứa trẻ gây ra hành vi bạo lực đối với bạn bè, với sinh vật khác như các vụ đánh đạp, lột đồ bạn tàn nhẫn, hay hành hạ vật nuôi, đa phần có nguồn gốc từ việc trẻ từng bị bạo hành trong gia đình, bởi người thân mà ra.
Tình trạng cha mẹ bạo hành con là một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện nay. Những trường hợp này không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và phát triển của trẻ. Trẻ em chịu bạo lực từ cha mẹ thường có xu hướng trở thành những đứa trẻ có xu hướng bạo lực trong tương lai.
Một nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Y học Trẻ em (Journal of Pediatric Medicine) cho thấy rằng trẻ em bị bạo hành từ gia đình có nguy cơ cao trở thành những cá nhân có xu hướng bạo lực. Nghiên cứu này được thực hiện trên một nhóm trẻ em ở Mỹ và kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ em bạo lực là 3,5 lần, cao hơn so với nhóm trẻ không bị bạo hành.
Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu do Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) thực hiện, tỷ lệ bạo hành gia đình trẻ em ở Việt Nam rất cao, chiếm khoảng 60 - 70% trong các trường hợp bạo hành trẻ em. Trong đó, bạo hành từ cha mẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng chỉ ra rằng trẻ em bị bạo hành gia đình có khả năng cao trở thành người bạo lực trong tương lai. Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng tình trạng bạo hành gia đình trẻ em ở nước ta chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và cần có sự quan tâm, can thiệp từ xã hội.
Theo các chuyên gia, khi trẻ cảm nhận những hành vi bạo lực từ cha mẹ, đó không chỉ là sự đau đớn về thể chất mà còn là sự tổn thương tinh thần sâu sắc. Trẻ có thể trở nên sợ hãi, tự ti. Trẻ có thể mất đi lòng tin vào người khác và không biết cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh và đứt gãy kết nối tình cảm. Thay vào đó, trẻ có thể tỏ ra hung hăng, thích gây khó dễ và thể hiện hành vi bạo lực đối với người khác.
Tình trạng cha mẹ bạo hành con có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn đau đớn, nơi mà con cái trở thành nạn nhân và cũng là nguồn gốc của bạo lực. Những đứa trẻ nạn nhân của bạo lực thường không biết cách giải quyết xung đột một cách lành mạnh và thường sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Trẻ cũng chưa đủ nhận thức để nhận ra rằng bạo lực chỉ là một cách tạm thời để giải tỏa cảm xúc và không giải quyết được các vấn đề thực sự.
Thực tế, nhiều bậc cha mẹ khi đối diện với việc con có hành vi bạo lực, bạo hành người khác, gây ra những hậu quả không hay thường có xu hướng đổ lỗi cho con, trách móc, thậm chí trừng phạt con mà không tìm hiểu ra nguồn gốc, căn nguyên của sự việc, cũng không ngồi lại soi xét để thấy rằng, trẻ bạo lực hầu hết bắt nguồn từ ứng xử, lối sống của cha mẹ mà ra.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc trẻ em trở thành người có hành vi bạo lực không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất mà là sự tác động của nhiều yếu tố kết hợp. Để giải quyết vấn đề này, ngoài sự nỗ lực, tự nhận thức của cha mẹ, cần có sự can thiệp và hỗ trợ tận tâm từ cộng đồng và các tổ chức chính phủ. Việc cung cấp chương trình giáo dục về cách làm cha mẹ và quản lý xung đột là rất cần thiết. Các gia đình cần được hỗ trợ và định hình lại quan hệ gia đình lành mạnh và không bạo lực. Đồng thời, trẻ em cũng cần được cung cấp môi trường an toàn và cơ hội để phát triển kỹ năng xã hội và kiến thức để bày tỏ cảm nhận với cha mẹ, để giải quyết những mối xung đột một cách lành mạnh.
Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang có xu hướng gia tăng, với hình thức ngày càng tinh vi và độ tuổi nạn nhân ngày càng trẻ hóa. Một vụ án xảy ra tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) là bài học cảnh tỉnh về sự thiếu hiểu biết pháp luật trong quan hệ tình cảm ở lứa tuổi chưa thành niên.
Sáng 28/3, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi do Tổ chức Zhi Shan Foundation Taiwan (Đài Loan) tài trợ trong đợt 1 năm 2025.
Trong một chuyến công tác đến vùng cao, tôi đã có cơ hội chứng kiến cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây – những em nhỏ đang bước vào hành trình học tập với muôn vàn khó khăn. Hình ảnh ấy khiến tôi không khỏi xúc động và suy ngẫm.
Công an xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vừa kịp thời đưa một học sinh bị ngất xỉu đến bệnh viện cấp cứu, giúp em học sinh qua cơn nguy kịch.
Phạm Thị Vân Anh khai nhận 4 thỏi kim loại màu vàng trên là vàng, Vân Anh nhận vận chuyển thuê cho một phụ nữ tên Quỳnh từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để lấy tiền công.
Các cơ sở kinh doanh xăng dầu sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử. Việc sử dụng hoá đơn điện tử áp dụng trước ngày 30/4 tới đây.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.