Nhìn hơi nước bay lên từ cốc trà nóng giữa mùa đông, khi Hà Nội đang trong đợt rét đậm, Hòa chia sẻ: Khi chấp nhận bị xóa tên khỏi danh sách đảng, cô đã vô cùng tiếc nuối.
Nhìn hơi nước bay lên từ cốc trà nóng giữa mùa đông, khi Hà Nội đang trong đợt rét đậm, Hòa chia sẻ: Khi chấp nhận bị xóa tên khỏi danh sách đảng, cô đã vô cùng tiếc nuối.
“Cả tuổi thanh xuân phấn đấu, nỗ lực, thế là bay theo gió như hơi nước kia, nhưng điều còn lại là tôi vẫn sống tốt như một đảng viên và cống hiến cho đất nước theo cách của một quần chúng ưu tú,” Hòa vừa nói vừa ngậm ngùi chìa cho người viết xem chiếc thẻ đảng mà cô vẫn lưu giữ như một báu vật trong chiếc ví suốt hơn mười năm qua.
Bài toán chuyển sinh hoạt đảng
Tích cực trong hoạt động đoàn và có thành tích học tập xuất sắc, Hòa được kết nạp đảng khi đang học năm thứ tư đại học. “Ngày đó, việc tôi được vào Đảng là niềm tự hào cho cả gia đình. Bố mẹ đi khoe khắp làng trên xóm dưới,” Hòa kể.
Tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đỏ, Hòa đầu quân cho một doanh nghiệp Hàn Quốc tại Bắc Ninh. Công ty không có tổ chức đảng, Hòa xin để lại hồ sơ đảng tại trường. “Hai năm đầu, tôi rất vất vả trong việc phải đi lại giữa trường và nơi làm việc để sinh hoạt Đảng trong khi nơi làm việc cũng thay đổi liên tục, khi thì Bắc Ninh, khi thì Vĩnh Phúc. Việc đóng đảng phí vẫn đầy đủ vì đóng luôn cả năm, nhưng sinh hoạt đảng thì vì thế mà thưa dần. Trường buộc phải yêu cầu tôi chuyển đảng đến nơi phù hợp hơn,” Hòa kể.
Cô trở về trường, mang hồ sơ đến nơi thuê trọ để đăng ký sinh hoạt đảng, nhưng những chuyến công tác dài ngày liên miên cũng làm cho việc sinh hoạt đảng khó được thực hiện đều đặn khi lịch sinh hoạt của chi bộ luôn trùng với lịch làm việc. Những buổi sinh hoạt đảng bởi thế lại thưa dần...
“Ngày bác bí thư chi bộ gọi điện động viên tôi trở lại sinh hoạt đảng, nếu không các bác buộc phải đề nghị xóa tên cũng là lúc tôi đang phải đi công tác. Tôi nghĩ mình là đảng viên mà không tuân thủ đúng theo điều lệ đảng thì không xứng đáng. Vì thế, tôi đã chấp nhận việc bị xóa tên...” Hòa chậm rãi nói, đôi mắt nhìn xa xăm.
Theo ông Bùi Đức Hùng, Phó Bí thư thường trực – điều hành công tác của Đảng bộ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, những câu chuyện như của Hòa cũng là vấn đề mà một phó bí thư Đảng bộ trường như ông luôn đau đáu.
Phó Bí thư Đảng bộ Đại học Bách khoa Hà Nội Bùi Mạnh Hùng. (Ảnh: PV)
Để được kết nạp đảng, thông thường các sinh viên phải mất ba năm phấn đấu không mệt mỏi. Các đảng viên là sinh viên đều là những em rất xuất sắc. Tuy nhiên, trường chỉ là nơi các em học 4-5 năm, sau đó các em buộc phải chuyển sinh hoạt đảng, thậm chí có em chưa kịp chuyển đảng chính thức đã ra trường.
“Các em có thể chuyển đảng đến nơi làm việc, nơi cư trú. Nhưng sinh viên mới ra trường rất khó để có công việc ổn định ngay, nhiều công ty không có tổ chức đảng. Nếu ở trọ, các em cũng thường xuyên thay đổi nơi cư trú. Chuyển đảng đi đâu là câu hỏi khó với nhiều đảng viên sinh viên. Có em lại khó hòa nhập với chi bộ đảng ở địa phương khi đa phần đảng viên là các cán bộ về hưu. Vì thế, nhiều em sau một thời gian ra trường bỏ sinh hoạt đảng, dẫn tới bị xóa tên,” ông Hùng cho hay.
[Phát triển đảng viên trong trường đại học: Để không rơi hạt giống đỏ]
Cũng theo ông Hùng, Đảng bộ trường có tạo điều kiện cho các đảng viên sinh viên tiếp tục sinh hoạt sau khi ra trường nhưng không quá 6 tháng vì không thể quản lý được các em.
“Hiện nay chưa có tổ chức nào thống kê lượng đảng viên là sinh viên sau khi ra trường bị xóa tên. Chúng ta mới chỉ quan tâm một mặt là kết nạp được bao nhiêu...,” ông Hùng nói.
Rào cản cho phát triển Đảng trong sinh viên
Theo ông Hùng, một đảng viên sau khi bị xóa tên sẽ rất khó khăn để có thể kết nạp lại, con đường chính trị vì thế mà chông chênh hơn.
“Xóa tên là anh tự nguyện bỏ Đảng. Vì thế khi xem xét kết nạp lại phải thẩm tra hồ sơ rất kỹ, phải trình cấp cao hơn xem xét, trong khi đó có rất nhiều hồ sơ khác không có ‘vết đen’ đương nhiên sẽ được ưu tiên hơn. Đó là thực tiễn. Cũng bởi thế, người đi trước nói với người đi sau nên nhiều sinh viên băn khoăn với việc kết nạp đảng khi còn ngồi trong ghế nhà trường,” ông Hùng phân tích.
Là người gần gũi với các sinh viên, Đỗ Đức Thắng cho biết các bạn có nhiều động cơ, mục tiêu khác nhau chi phối đến việc phấn đấu vào Đảng. (Ảnh: PV)
Là người thường xuyên tiếp xúc với các sinh viên, Đỗ Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết với nhiều bạn trẻ, việc vào Đảng là rất xa vời. Các sinh viên có rất nhiều mục đích, động cơ khác nhau: Có người muốn đi du học sau khi ra trường, có người muốn làm việc ở công ty nước ngoài hoặc có cơ hội tìm công việc tốt sau khi ra trường nên sẽ ưu tiên tập trung cho việc học để có bảng điểm đẹp, bằng loại ưu.
Nhiều sinh viên xác định ra trường làm việc cho công ty tư nhân hoặc lo công việc chưa ổn định nên không mặn mà với việc vào Đảng. Trong khi đó, nếu phấn đấu vào Đảng, sinh viên sẽ phải phân bổ thời gian cho các hoạt động xã hội, ảnh hưởng nhất định đến việc học. “Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển đảng viên là sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian qua chưa đạt như kỳ vọng,” Thắng nói.
Hiểu những tâm tư này, ông Bùi Đức Hùng cho biết thị trường lao động ngày nay đã dịch chuyển sang khối ngoài Nhà nước và việc sinh viên phải tính toán là tất yếu: “Hiện chưa có thông tin nào về việc khối tư nhân có ưu tiên nhận hồ sơ của những người là đảng viên khi có hồ hai hồ sơ tương đương hay không, thậm chí còn có thông tin ngoài luồng về việc là đảng viên sẽ khó vào công ty tư nhân hay công ty nước ngoài. Điều này sẽ tác động đến tâm tư của các sinh viên, nhất là các sinh viên xuất sắc. Từ đó thiệt thòi cho chính các bạn và thiệt cho Đảng.”
Trong khi đó, ở Đại học Luật Hà Nội, nơi đào tạo các nhân sự cho ngành tòa án, lượng hồ sơ xin kết nạp đảng lại luôn dồi dào. Theo Bí thư Đảng bộ Chu Mạnh Hùng, đặc thù nghề nghiệp đào tạo của trường là sinh viên sau khi ra trường đa số làm việc trong đơn vị Nhà nước.
“Tòa án là nơi đòi hỏi phẩm chất đạo đức, chính trị rất cao nên nếu hồ sơ của sinh viên là đảng viên sẽ là một điểm cộng trong tuyển dụng. Vì vậy, các em có động cơ rõ ràng trong việc phấn đấu kết nạp đảng,” ông Hùng cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo ông Hùng, việc phát triển đảng ở các trường đại học còn gặp những khó khăn khác mang tính đặc thù. Việc học theo tín chỉ làm phá vỡ mô hình lớp học truyền thống, khiến cho việc sinh hoạt tập thể của sinh viên khó khăn khi mỗi em một lịch học riêng. Các sinh viên theo đó cũng ít có sự kết nối để có thể hiểu và giới thiệu được các nhân tố điển hình cho Đảng.
Bên cạnh đó, đảng viên trong chi bộ sinh viên có tính biến động rất cao. Một năm có khoảng 100 đảng viên mới gia nhập chi bộ và cũng có chừng đó em chuẩn bị chuyển đi nơi khác. Có em chỉ kết nạp được mấy tháng là ra trường, thậm chí có em còn chưa kịp chuyển đảng chính thức, nên rất khó trong việc theo dõi sự phát triển của đảng viên đó./.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.