Cơ cấu mạng lưới đến năm 2030: Vùng đồng bằng sông Hồng có 3 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 17 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 7 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 1 trung tâm được củng cố, phát triển và 9 trung tâm được thành lập mới. Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 1 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 15 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 2 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 2 trung tâm được củng cố, phát triển và 11 trung tâm được thành lập mới. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 2 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó có 4 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 5 trung tâm được củng cố, phát triển và 7 trung tâm được thành lập mới. Vùng Tây Nguyên có 1 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật được thành lập mới; 5 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 1 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 2 trung tâm được củng cố, phát triển và 2 trung tâm được thành lập mới. Vùng Đông Nam Bộ có 3 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 25 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 19 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 3 trung tâm được củng cố, phát triển và 3 trung tâm được thành lập mới. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 2 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập đối với người khuyết tật; 16 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập, trong đó 6 trung tâm được chuyển đổi từ cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, 3 trung tâm được củng cố, phát triển và 7 trung tâm được thành lập mới. Đến năm 2030, khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 900 giáo viên và 5.500 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Đến năm 2050, khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 1.600 giáo viên và 4.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. |