Tiền ảo có phải là một loại tài sản. Nếu là tài sản thì thuộc loại tài sản nào?
Tiền ảo có đặc điểm ẩn danh
Ngày 6/4/2018, tại Đại học Luật Hà Nội diễn ra Hội thảo về tiền ảo, các khía cạnh pháp lý và bài học cho Việt Nam. Tại hội thảo, nhiều quan điểm trái chiều liên quan tới việc, nên hay không nên chấp nhận tiền ảo?
Có hai luồng ý kiến đưa ra: Ý kiến thứ nhất - Nếu chấp nhận thì quản lý nó như thế nào?
Ý kiến thứ hai không chấp nhận, vì rủi ro cao.
|
PGS -TS Phùng Trung Tập phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, PGS -TS Phùng Trung Tập có có bài thuyết trình dài nêu lên mọi khía cạnh và góc độ đối với tiền ảo hiện nay. "Bảo hộ tiền ảo lợi ích và những rủi ro".
Cơ sở lý luận về tiền ảo, PGS TS Phùng Trung Tập nêu rõ: "Xét về góc độ tài sản, câu hỏi đặt ra là tiền ảo có phải là tài sản hay không phải là tài sản? Nếu là tài sản thì thuộc loại tài sản nào?
Để có căn cứ xác định tiền ảo có phải là một loại tiền tệ không? Trước tiên cần phải xây dựng những căn cứ khoa học pháp lý để trả lời câu hỏi, tiền ảo có phải là tài sản không? Trong khi loại tiền ảo được thể hiện ở những yếu tố sau đây:
Không có cơ quan phát hành; Không bị giới hạn về địa lý; Có số lượng hữu hạn; Có đặc điểm ẩn danh.
Trên thực tế đã có nhiều bài báo viết về tiền ảo, liệt kê các loại tiền ảo trên thế giới...mà chưa thực sự hiểu sâu sắc về việc tiền ảo với vai trò là một lại tài sản thì sẽ như thế nào? Để lại hậu quả gì?.
Nếu chưa có những đánh giá toàn diện về thuộc tính của tiền ảo và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, thì Việt Nam không nên thừa nhận tiền ảo là một loại tiền tệ và là một loại tài sản.
Tuy nhiên, trên thực tế có những giao dịch tiền ảo và nên nên xem xét giao dịch này là giao dịch dân sự và là một trò chơi giữa các chủ thể cùng tham gia mạng lưới tiền ảo mà thôi. PGS -TS Phùng Trung Tập đưa ra quan điểm.
|
Toàn cảnh Hội thảo. |
Quản lý tiền ảo bằng cách thành lập sàn giao dịch hợp pháp?
Ý kiến của TS Nguyễn Văn Lợi nêu: Châu Âu đang lúng túng trước tiền ảo, ở Nhật đã bị sập sàng giao dịch do dùng tiền ảo, gây thiệt hại 48 tỷ Yên. Tiền ảo chỉ được coi là phương thức thanh toán, không được gọi là tiền.
Ý kiến của một một vị nghiên cứu sinh nêu: Để chúng ta không đứng ngoài cuộc mà cùng đồng hành với thực tiễn; Trước tiên cần xây dựng hành lang pháp lý về quản lý tiền ảo bằng cách; thành lập các sàn giao dịch hợp pháp.
Điều quan trọng là hành lang pháp lý về việc quản lý đồng tiền ảo như thế nào để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Không vì không quản lý được mà "cấm". Vị nghiên cứu sinh cho hay.