Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Văn Hữu Chiến cho rằng, ông ký các văn bản liên quan đến việc chuyển nhượng dự án, nhà, đất công sản cho Vũ “nhôm” là do phân công. Bản thân ông không muốn lên làm Phó Chủ tịch. “Lên mà phức tạp thế này tôi thấy không lên là đúng” - lời ông Chiến.
Không quen biết, bàn bạc với Vũ “nhôm”
Chiều 7/1, bị cáo Văn Hữu Chiến, cựu Phó Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trình bày phần tự bào chữa của mình. Trước đó, ông Chiến bị đề nghị tuyên phạt từ 18-20 năm tù về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Đứng trước bục, cựu Chủ tịch Đà Nẵng cho biết, khi nghe VKS luận tội “tôi rất bàng hoàng, không bao giờ nghĩ đến mức án quá nặng như vậy”.
Ông Chiến mong tòa xem xét bối cảnh phạm tội, thời điểm đó Đà Nẵng là địa phương khó khăn nhưng được giao đến năm 2020 phải là thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất khó.
“Từ một thành phố có 1 bến phà đến 10 cây cầu như vậy lấy tiền đâu ra? Các bị cáo lao đầu vào làm việc say sưa để có thành quả như vậy. Đất từ vài triệu/m2 đến giờ vài trăm triệu/m2 mà lấy giá bây giờ tính thiệt hại cho chúng tôi.” - ông Chiến nói.
Theo trình bày của bị cáo Chiến, ông làm việc có quy chế, không thể UBND tự làm mà có sự giám sát của Thành ủy, HĐND thành phố. Quy chế làm việc của UBND TP rõ ràng. Cá nhân ông là Phó Chủ tịch được phân công phụ trách một số lĩnh vực để xử lý công việc được Chủ tịch phân công. Trong thời gian làm Phó Chủ tịch, việc bán nhà, giao dự án… do Chủ tịch thực hiện, ông không tiến hành.
“Viện kiểm sát cũng nhìn nhận tôi không nhận bất cứ lợi ích nào từ Phan Văn Anh Vũ. Tôi không quen biết, bàn bạc gì với Vũ, cái này hồ sơ vụ án rất rõ.
Có quy kết tôi có một số việc không đúng, về tội danh không khách quan, không đúng việc tôi làm vì Phó Chủ tịch chỉ giúp việc. Thậm chí tôi chưa ký văn bản, cấp dưới đã thu tiền rồi chứng tỏ quyết định của tôi chỉ mang tính hình thức.” - ông Chiến trình bày.
Về bồi thường thiệt hại, ông Chiến cho rằng, không gây ra thiệt hại nào, không được tham gia đàm phán, không dược tham gia từ đầu với dự án 29 ha ở Đa Phước.
Theo ông Chiến, khi đó, Chủ tịch UBND TP khẳng định, đất này không sạch và giao cho công ty 79 thực hiện dự án liên doanh với nước ngoài theo thỏa thuận nguyên tắc ban đầu. Trên căn cứ của cơ quan chức năng, bị cáo ký để hoàn thiện hồ sơ.
Vẫn lời ông Chiến, việc chỉ đạo các cơ quan cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội là không đúng. Trong thời kỳ làm Phó Chủ tịch, ông không có chỉ đạo nào, điều này thể hiện rõ trong hồ sơ. Với cáo buộc đồng phạm, giúp sức cho Trần Văn Minh phạm tội, bị cáo Chiến cho hay, bản thân ông thấy không đúng với bản chất bởi các đơn thư ban đầu không đến chỗ tôi mà đến chỗ Chủ tịch.
“Tôi không ký tắt, ký ngang, bút phê gì cả và không làm việc gì sai nguyên tắc. Tôi và anh Minh không bàn bạc, thảo luận. Anh Minh không chỉ đạo tôi làm việc này, việc kia. Những việc như thế anh Minh đã quyết định tôi không có ý kiến. Tôi làm theo phiếu trình lên của cơ quan tham mưu.” - bị cáo Chiến nói.
"Lên mà phức tạp thế này tôi thấy không lên là đúng!"
Đối với dự án số 16 Bạch Đằng, bị cáo Chiến cho biết, khu đất được giao cho Vũ “nhôm” khi ông lên làm Chủ tịch UBND và đã quyết định đấu giá nhưng có văn bản 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an xin nhà 16 Bạch Đằng để phát triển tiềm lực công an.
“Tôi phân vân, chuyển cho các cấp họp. Sau đó Sở TNMT có báo cáo đề nghị cho thuê 50 năm, trả tiền một lần. Tôi có xin ý kiến của Bí thư, Chủ tịch HĐND cũng đồng ý. Tôi đưa ra giao ban, bàn thảo để cân nhắc Luật Đất đai và Luật Công an nhân dân. Luật công an quy định mọi tổ chức, cá nhân đều phải giúp lực lượng công an hoàn thành nhiệm vụ.
Lúc đó, tôi là Chủ tịch, tôi nghĩ không nên đặt các vấn đề khác lên trên lợi ích an ninh quốc gia... Đồng chí Bộ trưởng đề nghị chuyển nhượng cho công ty bình phong của công an nhưng chúng tôi chỉ cho thuê. Còn quyết định giá, làm giá thế nào thì đồng chí Chủ tịch kế nhiệm tôi quyết định, tôi không biết.” - ông Chiến phân trần.
“Tôi mong HĐXX xem xét tội của tôi không thế đâu, sáng tôi nghe đề nghị mức án rất bàng hoàng. Tôi có bị mức án đó không, việc tôi làm là hoàn toàn vì lợi ích của thành phố, không có lợi ích cá nhân.” - bị cáo Chiến trình bày.
Ngoài ra, ông Chiến cũng mong HĐXX xem xét vì thành phố Đà Nẵng thời gian đó có Bí thư tính cách như vậy.
“Có những việc đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND tuyên bố cấp trên chỉ đạo, cấp dưới thực hiện, không có ý kiến gì thêm. Đó là áp lực và tôi nói như vậy chỉ mong muốn HĐXX xem xét.” - ông Chiến cho hay.
Cuối phần trình bày, ông Chiến nói: “Anh em bảo tôi lên làm Phó Chủ tịch nhưng tôi chỉ mong làm việc trong ngành giao thông. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức hồi còn sống bảo tôi lên nhưng tôi không muốn, sau vẫn lên (lên chức Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - PV). Lên mà phức tạp thế này tôi thấy không lên là đúng.”.
Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Nẵng vừa có báo cáo kết quả công tác THADS năm 2020, trong đó có những vướng mắc trong thi hành các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và Phạm Công Danh…
Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Nẵng vừa có báo cáo kết quả công tác THADS năm 2020, trong đó có những vướng mắc trong thi hành các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và Phạm Công Danh…
“Chữ ký của tôi chỉ mang tính hình thức để hoàn thiện hồ sơ” - câu phân trần của bị cáo Văn Hữu Chiến tại phiên tòa phúc thẩm vừa qua đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ, dù tôi không bị bất ngờ...
Trong phần thẩm vấn, hầu hết các bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo một số cơ quan tại Đà Nẵng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho mình được cải tạo tại địa phương.
Đội CSGT đường bộ Quốc lộ 1A, Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện 27 thùng chứa trên 8000 điện thoại không rõ nguồn gốc trị giá hơn 2 tỷ đồng trên xe khách qua địa bàn huyện Can Lộc.
Năm 2024, trong bối cảnh cả nước tiếp tục nỗ lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số mạnh mẽ để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn chủ động, bám sát c
Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm của Quốc hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội Việt Nam.
Tại cơ quan công an, bước đầu Lê Văn Hiền khai làm công nhân tại một nhà máy sản xuất tôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau khi đánh người giữa đường, Hiền bỏ trốn về quê rồi đến công an đầu thú.
Ngày 3/1/2025, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển trái phép hơn 22kg ma túy các loại cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt xóa đường dây hoạt động tín dụng đen quy mô lớn, thực hiện hành vi cho vay nặng lãi, tổng số tiền cho vay hơn 50 tỉ đồng.
Tại nơi ở của Nguyễn Anh Quân và Võ Xuân Tín, lực lượng Công an phát hiện và thu giữ được nhiều văn bằng, chứng chỉ giả cùng các thiết bị phục vụ việc làm giấy tờ giả.
Một đường dây môi giới mại dâm qua không gian mạng vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Nam Định triệt phá, đối tượng cầm đầu đường dây Đỗ Hoàng Nam đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 2/1, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, nhằm thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đơn vị vừa tiến hành triệt xóa một tụ điểm đánh bạc tại thị trấn Dầu Giây, bắt quả tang 5 đối tượng tham gia.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.