Một bạn đọc có tên Trường Sinh (Đồng Hới, Quảng Bình) vừa có những chia sẻ về những khó khăn, bất cập và những điều cần lưu ý trong công tác cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung. Được sự cho phép của tác giả, chúng tôi xin đăng tải bài viết này, như một nguồn tham khảo cho các đoàn cứu trợ.
Đợt mưa lũ nghiêm trọng vừa qua đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn đối với nhân dân các tỉnh miền Trung. Hiện tại hàng chục nghìn hộ gia đình vẫn đang còn trong cảnh nước lũ bủa vây, khó khăn chồng chất, các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ cho bà con vùng lũ lúc này là vô cùng cấp thiết và quý giá.
Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn rất nhiều khó khăn và bất cập. Các đội nhóm thiện nguyện ồ ạt đi vào vùng lũ nhưng không thông báo với chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng dẫn đến phát sinh rất nhiều vấn đề bất cập và rủi ro khó lường như:
Người dân tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đang lấy thuyền để chuẩn bị vận chuyển lương thực đi cứu trợ. Ảnh: HẢI HIẾU
Thứ nhất: Các đội nhóm thiện nguyện ồ ạt đi vào các vùng lũ nhưng thiếu định hướng, cũng không thông báo với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng dẫn đến, dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Có nơi các đoàn thiện nguyện chen chúc nhau, người cho nhiều hơn người nhận, có nơi 2-3 ngày thiếu thốn nhưng không ai đến tiếp tế. Để khắc phục điều này, tôi mong muốn các đội nhóm thiện nguyện cần tìm hiều kỹ thông tin trước khi đi cứu trợ.
Tốt nhất là liên hệ với chính quyền địa phương (UBND, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Công an…) trước khi xuất phát. Chính quyền sẽ cho các bạn thông tin cụ thể về nơi cần ứng cứu, đồng thời sẽ hướng dẫn cách thức đi lại an toàn, hiệu quả nhất cho các bạn.
Thứ hai: Hiện tại thì công tác cứu hộ, cứu nạn di tản bà con ở các vùng ngập nặng được lực lượng Công an, Quân đội và nhiều nhóm cano chuyên nghiệp đã thực hiện rất tốt. Cơ bản bà con được di dời đến nơi an toàn.
Hiện các lực lượng đang tiếp tục rà soát và khẩn trương di dời những người còn lại. Việc di chuyển trong lũ là rất nguy hiểm, đã có một số trường hợp khi di chuyển bị lật thuyền, gây ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy các đội nhóm thiện nguyện hãy lưu ý đặt yếu tố an toàn lên cao nhất, đừng để xảy ra vấn đề bất trắc.
Nước uống được đoàn cứu trợ đang chuyển từ xe tải xuống thuyền để đi cứu trợ cho người dân tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: HẢI HIẾU.
Thứ ba: Về hàng hóa cứu trợ, các đội nhóm thiện nguyện nên nghiên cứu để tính toán hợp lý:
+ Mì tôm và các thực phẩm ăn ngay sẽ hỗ trợ rất tốt khi người dân bị nước lũ bao vây, cô lập. Khi bà con đã được di tản đến nơi an toàn hoặc sau khi lũ rút thì cần những loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng hơn để đảm bảo sức khỏe như: Gạo, mắm muối, thịt hộp, sữa bánh...
+ Sau lũ nên tập trung hỗ trợ bà con những loại hàng hóa hỗ trợ sinh kế lâu dài như: Thuốc men khử trùng, chăm sóc sức khỏe; cung cấp nước sạch, quần áo, chăn màn, sách vở cho trẻ em, tiền sửa chữa nhà mua vật tư, con giống phục vụ tái sản xuất…
+ Hiện rất nhiều đoàn kêu gọi hỗ trợ áo phao, xuồng ghe cứu hộ cứu nạn, số lượng hiện tại khá lớn và đang được phân phối về các địa phương, lũ đang rút dần nên các đội nhóm định mua hay đặt mặt hàng này chậm lại chút để xem tình hình đặt tiếp cũng chưa muộn.
Việc này nhằm hạn chế tình trạng những người bán trục lợi (bình thường khoảng 50.000 đồng/chiếc, nay lên 100.000-150.000 đồng/chiếc). Xuồng ghe thì hiện nay nhiều đội nhóm huy động các xuồng, cano, ghe có sẵn và tiến hành đặt nhà cung cấp. Thuyền tôn loại nhỏ thường ngày 500.000 – 600.000 đồng/chiếc nay đã bị đẩy lên đến hàng triệu có nơi hơn 2 triệu đồng/chiếc.
Tốt nhất nên huy động bà con ngư dân gần các vùng lũ sử dụng phương tiện sẵn có để cứu dân (như các xã Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy; xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh đã huy động hàng chục phương tiện đánh cá nhỏ vào ứng cứu các vùng lũ Lệ Thủy và Quảng Ninh).
Thứ tư: Những đoàn cứu trợ cần lưu ý khi tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội; cần lấy thông tin từ các nguồn chính thống hoặc liên hệ với người có thẩm quyền hoặc cơ quan chức năng để biết thông tin chính xác, không chia sẻ thông tin khi chưa xác thực, tránh đưa tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, bản thân lại vi phạm pháp luật.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất phạt 10-15 năm tù với người sản xuất, buôn bán hàng giả sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có từ 12.500 tài khoản theo dõi.
Đến nay đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ, song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất.
Trong quá trình đào giếng, 3 người ở phía dưới bị đất đá đổ sập, vùi lấp, lực lượng chức năng ở Nghệ An nỗ lực đào bớt, tìm kiếm nhưng cả 3 đã tử vong.
Chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 5-7/4/2025), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón hơn 231.000 lượt khách, mang về doanh thu du lịch hơn 224 tỷ đồng.
Trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất phạt 10-15 năm tù với người sản xuất, buôn bán hàng giả sử dụng các nền tảng thương mại điện tử có từ 12.500 tài khoản theo dõi.
Trong quá trình vây bắt đối tượng truy nã nguy hiểm, đối tượng đã chống trả quyết liệt, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã vây bắt thành công.
Một vụ án cướp giật vé số do ba thanh thiếu niên thực hiện tại thành phố Rạch Giá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tội phạm vị thành niên. Không chỉ gây thiệt hại về tài sản, vụ án còn đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho giới trẻ.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.