Không riêng gì Văn Miếu - Quốc Tử Giám, rất nhiều di tích ở Việt Nam cũng vấp phải những ý kiến trái chiều từ dư luận trong quá trình tu bổ.
Tin nên đọc
Văn Miếu chỉ quét vôi để bảo tồn chứ không sơn mới
Vedan Việt Nam tự hào tôn vinh nhân viên gắn bó 20 năm
Từ 1/1, ra rạp xem phim khán giả phải mang theo CMND, thẻ căn cước
2016 đánh dấu sự trở lại của Văn hóa đọc
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Mấy ngày vừa qua, nhiều người dân Hà Nội và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước một số hạng mục tại Văn Miếu -Quốc Tử Giám được phủ một lớp vôi màu xám trắng, làm mất đi vẻ cổ kính, trang nghiêm của di tích hàng nghìn năm tuổi này.
Lý giải về vấn đề này, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu khẳng định không hề sơn mới các hạng mục này mà chỉ quét vôi tôi truyền thống trộn với than bùn.
|
Văn Miếu trước khi được tu bổ. Ảnh Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
|
Hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám sau khi được tu bổ. Ảnh Nguyễn Hồng. |
Cũng theo ông Kiêu, 3 năm gần đây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không được vệ sinh định kỳ, có biểu hiện nấm mốc, rêu phong và đang bị xuống cấp... nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến công trình nên phải cho quét vôi để bảo tồn.
Trước những lo ngại của người dân về độ thiếu đồng đều giữa các hạng mục vừa được quét vôi và không được quét vôi, làm thay đổi khá lớn về mặt cảnh quan trong di tích Văn Miếu, ông Kiêu cho rằng đây là cách mà các di tích ở Hà Nội như đền Ngọc Sơn vẫn làm hàng năm. Sau một thời gian ngắn, lớp màu được quét sẽ trầm xuống giúp Văn Miếu trở lại vẻ cổ kính như trước.
Hơn nữa, kế hoạch tu bổ này đã được Sở VH&TT Hà Nội phê duyệt từ tháng 6/2016 và Trung tâm Kỹ thuật công nghệ bảo tồn di tích (thuộc Viện Bảo tồn di tích) tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ nhằm giúp bảo tồn di tích tốt hơn.
Trùng tu bia Quốc học ở Huế
Bia Quốc học đối diện Trường THPT chuyên Quốc học Huế trên đường Lê Lợi, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế vốn có tên gọi là Bia tưởng niệm chiến sĩ trận vong. Được xây dựng vào năm 1920 dưới thời vua Khải Định, Bia Quốc học tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt đã tử trận khi chống phát xít.
Vào tháng 11-2016, Bia Quốc học được trùng tu và cải tạo do Trung tâm Công viên cây xanh TP Huế làm chủ đầu tư. Công trình đang dần hoàn thiện những hạng mục cuối cùng. Tuy nhiên, nhiều người dân và du khách rất bất ngờ trước màu sơn lạ thường của Bia Quốc học. Nhiều người cho rằng việc thi công này làm mất đi tính nguyên bản vốn có của công trình, như được xây mới, có nhiều chi tiết lạ như hình tượng 2 con nghê trước bia.
|
Bia Quốc học đang được trùng tu. Ảnh VOV. |
|
Bia Quốc học trước lúc được trùng tu. Ảnh VOV. |
Ông Lê Văn Quảng - Phó Giám đốc Phân viện Khoa học - Công nghệ miền Trung, đơn vị tư vấn thiết kế công trình tu bổ Bia Quốc học - cho biết công trình chưa được công nhận là di tích. Việc trùng tu Bia Quốc học dựa trên nguyên bản của các chi tiết trong công trình. Trước khi trùng tu, đơn vị đã chụp ảnh các hạng mục xuống cấp để làm nguyên mẫu sau này.
Còn về màu sắc của công trình do chưa hoàn thiện nên đây chỉ là lớp bả màu vàng. Khi hoàn thiện sẽ khác khá nhiều.
Ô Quan Chưởng
Cuối năm 2010, du luậ tỏ ra bất bình trước việc Ô Quan Chưởng - cửa ô duy nhất còn lại trong hệ thống 21 cửa ô của Hà Nội xưa được tân trang thành một cửa ô gần như mới.
Không còn nét rêu phong, cổ kính, cũng không còn vẻ trầm mặc, suy tư của một di tích lịch sử chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất kinh kỳ.
|
Ô quan Chưởng lúc chưa trùng tu. Ảnh Tiền Phong. |
|
Diện mạo sau khi được trùng tu của Ô Quân Chưởng. Ảnh Tiền Phong. |
Thay vào đó là một Ô Quan Chưởng với những hàng gạch chỉn chu, ngay ngắn vừa được xây trát phía trên, đối lập với những hàng gạch xù xì, thô ráp, lồi lõm phía dưới. Phần điện thờ phía trên được trát lại hoàn toàn bằng xi măng. Màu cổ kính rêu phong trước kia giờ thay bằng màu sơn nâu đất.
Giữa dãy phố cổ cũ kỹ của Hà Nội, giờ đây Ô Quan Chưởng như một cổng ô vừa được “xây mới” chứ không giống một di tích lịch sử vừa được tu bổ, tôn tạo.