Ngày 8/6 tới đây, Quốc hội sẽ thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu.
Theo cam kết trong Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải sửa đổi một số điều Luật cho phù hợp. Xung quanh vấn đề này, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đã có những trao đổi với báo chí.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
Theo cam kết trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), Việt Nam sẽ phải sửa đổi khá nhiều về Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Ông có thể cho biết cụ thể hơn?
- Theo kết quả rà soát pháp luật, một số quy định hiện hành trong Luật SHTT năm 2005, sửa đổi năm 2009 (gọi tắt là Luật SHTT) cần phải được tiến hành sửa đổi, bổ sung ngay khi EVFTA có hiệu lực. Tuy vậy, theo kế hoạch, Luật này cũng sẽ cần phải được sửa đổi, bổ sung một số quy định để phù hợp với Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Do vậy, để bảo đảm việc sửa đổi luật được tổng thể, toàn diện và nhất quán, Chính phủ dự kiến sẽ kết hợp việc sửa đổi, bổ sung này với cả những nghĩa vụ theo EVFTA để trình Quốc hội xem xét vào năm 2021. Như vậy, trong thời gian chờ đợi Luật sửa đổi của Luật SHTT chính thức có hiệu lực, các nghĩa vụ theo cam kết trong EVFTA sẽ được áp dụng trực tiếp thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn EVFTA.
Bên cạnh đó, những cam kết dự kiến đưa vào Nghị quyết của Quốc hội để áp dụng trực tiếp trong thời gian sửa Luật (cụ thể là các nội dung liên quan đến hiệu lực của nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, quy định liên quan đến kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, bù đắp cho chủ sở hữu sáng chế do chậm trễ trong thủ tục cấp phép đăng ký thuốc) sẽ được chi tiết hóa để bảo đảm việc thực thi được nhất quán, rõ ràng, thuận lợi.
Quy định bù đắp cho chủ sở hữu sáng chế do chậm trễ trong thủ tục cấp phép đăng ký thuốc chưa có trong Luật hiện hành. Vậy vấn đề này sẽ được dự kiến thay đổi ra sao?
- Chắc chắn quy định này phải được bổ sung vào Luật SHTT và vấn đề này sẽ được xem xét thảo luận trong tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội trong năm 2021. Do vậy, trong thời gian chờ sửa luật, quy định này sẽ được áp dụng trực tiếp thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn EVFTA.
Những văn bản pháp luật phải sửa đổi để phù hợp với cam kết sẽ được thực hiện như thế nào để kịp thời ban hành ngay tại thời điểm hiệp định có hiệu lực, thưa ông?
- Theo kết quả rà soát, một số các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ và các bộ, ngành cần phải có hiệu lực ngay vào thời điểm EVFTA có hiệu lực, ví dụ như biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, mua sắm của Chính phủ, quy tắc xuất xứ… Do vậy, để bảo đảm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc thực thi Hiệp định, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương chủ động rà soát để có thể tiến hành ngay việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Chính phủ, bảo đảm các văn bản này được ban hành đúng thời điểm EVFTA có hiệu lực. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ cũng sẽ xem xét việc ban hành theo thủ tục rút gọn đối với các văn bản này.
Cam kết về xuất xứ trong EVFTA “dễ thở” hơn so với CPTPP. Tuy nhiên, cũng vẫn cần có thông tư quy định về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Xin ông cho biết kế hoạch dự kiến ra đời Thông tư này như thế nào?
- Theo cam kết, ngay khi EVFTA có hiệu lực, trên 85% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Như vậy, cam kết về ưu đãi thuế quan của EVFTA sẽ giúp hàng hóa Việt Nam tăng sức cạnh tranh so với hàng hóa từ các nước không có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với EU khi cùng xuất khẩu vào thị trường tiềm năng với 450 triệu dân này.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ của EVFTA. So với các FTA mà Việt Nam đang tham gia, như các FTA của ASEAN với các nước đối tác hay các FTA song phương, quy tắc xuất xứ trong EVFTA có nhiều điểm mới và phức tạp hơn, cả về cách diễn đạt tiêu chí và các quy định kèm theo. Do đó, Cục Xuất nhập khẩu đã tập trung xây dựng và sẽ trình Bộ trưởng ban hành Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA trong tháng 6/ 2020. Hiện các điều khoản trong Thông tư đã được quy định rõ ràng, tuy nhiên, vẫn phải chờ Quốc hội thông qua EVFTA, Thông tư này mới chính thức được ban hành.
Theo quy định của pháp luật vay vàng thì phải trả bằng vàng, nhưng do thời gian gần đây giá vàng tăng phi mã dẫn tới nhiều câu chuyện “giở khóc, giở cười” liên quan đến việc trả nợ, thậm chí nhiều trường hợp “cù nhầy” chỉ trả phần gốc vay bằng tiền mặt...
Việc sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước hình thành đơn vị hành chính đông dân thứ ba cả nước, mở rộng không gian phát triển và tăng liên kết vùng Đông Nam Bộ.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) yêu cầu việc số hoá trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phải hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.