Bên cạnh 16 doanh nghiệp với 18 bãi khai thác cát được cấp phép, hồ Dầu Tiếng còn phải gánh chịu hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu vỏ thép khai thác trái phép bất kể ngày đêm. Người dân đang thắc mắc về vai trò quản lý của Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa - đơn vị chuyên biệt được giao nhiệm vụ quản lý hồ Dầu Tiếng ở đâu trước thực trạng đáng báo động này.
Nằm trên thượng nguồn sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng trải rộng trên địa bàn 4 huyện: Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), Dương Minh Châu, Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) và Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) với diện tích mặt hồ lên đến 270 km², tổng dung tích là 1,58 tỷ m³ nước.
Đứng trên bờ đập, một người dân ngụ xã Phước Minh (huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) ngao ngán: “mục đích chính của hồ Dầu Tiếng bây giờ không còn để điều tiết nước cho sông Sài Gòn hay phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận mà giờ đây, người ta mỉa mai rằng, nhiệm vụ chính của hồ Dầu Tiếng là nơi làm giàu cho hàng chục công ty, đơn vị khai thác cát”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, hiện trên lòng hồ thủy lợi lớn nhất khu vực Đông Nam Á này có 18 giấy phép khai thác cát cho 16 doanh nghiệp. Trong đó, riêng tỉnh Tây Ninh cấp 16 giấy phép cho 14 doanh nghiệp. Chưa kể, bờ đập hồ Dầu Tiếng còn phải “gánh” 19 bến thủy nội địa với mục đích xếp dỡ hàng, tập kết cát.
Theo quy định, các doanh nghiệp chỉ được phép khai thác từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày, tuy nhiên, tối ngày 22/2, phóng viên ghi nhận trên lòng lồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn huyện Dương Minh Châu, hàng chục bãi cát vẫn sáng đèn, tàu bơm hút, xe cuốc và từng đoàn xe ben vẫn “làm việc” hết công suất như không có khái niệm thời gian ban ngày hay ban đêm.
Chưa kể, những công ty, doanh nghiệp khi khai thác phải cách bờ chắn sóng 500m và cách đập chính là 1km. Tuy nhiên, những hình ảnh chúng tôi dễ dàng ghi lại cho thấy, từ bờ đập, người ta tạo ra một con đường dài chưa tới 100 mét nối thẳng ra bãi tập kết cát. Ở đó, nhiều tàu vỏ thép công suất lớn chỉ việc thọc vòi xuống lòng hồ hút cát lên bãi. Bên trên, hàng chục xe cuốc, xe ben hoạt động hết công suất để làm giàu cho chủ mỏ.
Ai cũng biết việc khai thác cát quá gần bờ đập chính sẽ khiến lòng hồ sát bờ đập ngày càng sâu. Bên cạnh đó, hàng trăm lượt xe siêu trọng rầm rập chở cát ngày đêm sẽ tác động mạnh làm phần chân đê bị yếu, hư hỏng, không đảm bảo an toàn dẫn đến nguy cơ vỡ bờ đập hồ Dầu Tiếng ngày càng hiện hữu.
Trước thực trạng đáng báo động này, Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Tổ công tác của Cục Cảnh sát Giao thông vừa phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an TP Hà Nội triệt phá nhóm "cát tặc" khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Đêm 25/9/2024, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an Thành phố đã chủ trì, phối hợp với Phòng 8 Cục CSGT - Bộ Công an và Công an huyện Phúc Thọ tổ chức kiểm tra, bắt giữ 02 phương tiện thủy đang khai thác cát trên sông Hồng, thu giữ khoảng 200m3 cát.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.