Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Hình sự & tố tụng hình sự
01/09/2018 07:00
Vũ Vân Anh
aa
Tháng 9/2013, tôi may mắn được theo Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đến với huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi vẫn còn nghèo và nhiều khó khăn. 5 năm sau chuyến đi về với miền đất “tiền tiêu” của Tổ quốc, tôi mới có dịp trở lại. Lý Sơn bây giờ đón tôi thật khác, có điện thắp sáng, có trường học xây mới khang trang, có nhịp sống hối hả… mang hơi thở từng ngày đổi thay.


Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm Lý Sơn năm 2013.
Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm Lý Sơn năm 2013.

1.Tháng 9, trời dường như quang hơn, bình minh trên biển cũng vì thế đến sớm hơn. Con tàu cao tốc nổ máy rời cảng Sa Kỳ, trực chỉ hướng Lý Sơn mang theo niềm háo hức của tôi ngày trở lại.

“Nằm về phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý, huyện đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2, chia làm 3 xã gồm An Vĩnh, An Hải (đảo lớn) và An Bình (Đảo Bé), với hơn 20.000 người dân”, anh hướng dẫn viên Trường Thành Nhật đều đều giới thiệu bằng chất giọng trầm trầm, rặt xứ biển đảo Lý Sơn.

Nhật học chuyên ngành xây dựng chứ không phải du lịch. Từng rời đảo để vào đất liền mưu sinh, nhưng tình yêu với nơi chôn nhau cắt rốn, nhớ quay quắt tiếng sóng vỗ và vị mặn mòi của biển cả…, nên Nhật quay về. Từ đó, những câu chuyện về nhịp sống trên hòn đảo tiền tiêu trước đầu sóng ngọn gió, sự kiên trung của “sói biển” đã và đang ngày ngày góp công giữ đảo, các lễ hội truyền thống chỉ có ở Lý Sơn như “Khao lề Thế lính”… được Nhật tái hiện và chuyển tải đến du khách…

Nhiều người lần đầu đến đảo, qua lời kể của Nhật, cứ thế nghiêng mình kính cẩn bên vong hồn của những dân binh Hoàng Sa bỏ mình trên biển; cùng thắp nén nhang cầu khẩn cho người còn mưu sinh được bình an trên những chuyến hàng hải ra khơi…

Tôi nhớ 5 năm trước, ngày 14/9/2013, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp khi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh lưu giữ quá khứ hào hùng của dân tộc tại Lý Sơn, cũng không khỏi bồi hồi, xúc động. Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường – Trưởng đoàn khi đó còn tự tay viết vào cuốn nhật ký lưu ở Bảo tàng Hoàng Sa những dòng cảm xúc, khiến tôi nhớ mãi: “Lý Sơn - Đến với mảnh đất này, tôi càng tự hào về truyền thống đấu tranh của cha ông. Thêm một lần chạm tay vào lịch sử, tôi tự hứa, trên cương vị của mình sẽ nỗ lực hơn nữa để góp một phần công sức vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và phát triển vùng biển đảo nói riêng này”.

Trong chuyến đi đó, ông Hà Hùng Cường cũng chia sẻ, đến Lý Sơn mới thấy, nơi đây đầy tiềm năng, song vẫn còn ẩn mình trong hoang sơ, nhất là cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, phương tiện đi lại... Và người dân trên đảo, mới chỉ có sức thôi cũng chưa đủ. Hơn ai hết, vị Bộ trưởng này ví von rằng, cần phải có thêm một nguồn lực từ bên ngoài “thổi” vào, để Lý Sơn có cơ hội vùng mình vươn dậy, trở thành con sư tử biển dũng mãnh.

Lý Sơn ngày nay
Lý Sơn ngày nay

Và bây giờ, sau 5 năm, Lý Sơn thực sự đổi thay. Nhiều người ví Lý Sơn đang là một Malpes của Việt Nam. Tuy nhiên, khi tôi chuyển tải lại, bà con ở đây chỉ cười rằng, họ không nghĩ vậy. Lý Sơn đẹp bởi sự hoang sơ, chưa có sự can thiệp của những khối bê tông làm biến dạng vẻ đẹp thời núi lửa kiến tạo địa chất giữa biển khơi. Lý Sơn đẹp còn bởi lòng người Lý Sơn chân chất và sẵn sàng trả lời câu hỏi của khách lạ hay chỉ dẫn tận tình đến những nơi họ muốn…

2. Tháng 9 về nhưng nắng ở Lý Sơn vẫn rất gắt. Vừa đặt chân lên bến cảng, có thể cảm nhận ngay cuộc sống của cư dân làng chài đặc trưng, dưới cái oi nồng mùa nóng. Tàu cập bến chuyển cá tôm lên bờ, người ra vào thu mua í ới gọi nhau; góc khác, một nhóm đàn ông rũ thuyền gom cá, phụ nữ ngồi giúp chồng vá lưới.

Và nhìn đâu ở mọi góc đảo, những con tàu neo bến đều cắm những lá cờ Tổ quốc rực đỏ tung bay. Nhật nói, cư dân Lý Sơn ngoài vươn khơi đánh cá, còn gánh trọng trách là những cộc mốc sống giữ biển, bảo vệ đảo thân yêu.

Ngoài nghề đánh cá, cư dân Lý Sơn còn có nghề trồng tỏi. Cây tỏi mọc giữa lớp đất cằn của nham thạch núi lửa; bà con sau đó phủ một lớp cát trắng tinh khôi hút lên từ lòng biển để giữ ẩm. Củ tỏi Lý Sơn vì thế cũng mang hương vị đặc trưng có từ nắng gió và biển khơi. Múi tỏi thơm và giòn, đặc biệt tỏi mồ côi nức tiếng quý hiếm.

Cư dân đảo cho biết, tỏi không phải nghề chính của họ, nhưng là một phần thu nhập không thể thiếu, để giúp bà con đi qua đận khốn khó vào mùa biển động, không thể vươn khơi đánh cá.

Tuy nhiên, cũng có những hộ phải chấp nhận mưu sinh hoàn toàn nhờ vào nghề này. Khó khăn vì thế chất chồng. Năm 2013, trong chương trình “Ngành Tư pháp hướng về biển đảo quê hương” đã có 5 gia đình thuộc diện hộ nghèo với lý do trên, ở Lý Sơn, được tặng nhà tình thương, trị giá 50 triệu đồng/căn (trong đó có 2 căn nhà do Báo Pháp luật Việt Nam khởi xướng đầu tiên, 1 căn nhà do Sở Tư pháp Quảng Ngãi, 1 căn nhà do Sở Tư pháp Gia Lai ủng hộ, 1 căn được Bộ Tư pháp tặng).

Mỗi năm, 1 vụ tỏ, 3 vụ hành không đủ sống, nên các hộ đều khó khăn nhà ở, thậm chí không có nơi trú ngụ. Tôi nhớ như in hình ảnh, khi cầm số tiền trên tay, nhiều người cảm động bật khóc, trong đó có cụ Trường Tồn (thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn).

Lý Sơn ngày nay
Lý Sơn ngày nay

Gặp lại cụ Tồn giờ đã bước sang tuổi 78, khuôn mặt già nua khắc khổ nay có nét mãn nguyện. Cụ Tồn bồi hồi, 5 năm nay có được chỗ “chui ra chui vào”, cụ không sợ nắng mưa nữa, con cái cũng yên tâm với cha già, lo chí thú làm ăn hơn. Cụ khoe và cái khoe đáng tự hào nhất là cả 5 đứa cháu của cụ đều được đi học. Trong số này có Trường Thành Nhật. Chính vì thế, theo cụ Tồn, sự đổi thay lớn ở Lý Sơn, ngoài đời sống kinh tế, còn có những có lớp học khang trang, vững vàng để trẻ em được tiếp cận với kiến thức.

Nhà giáo Trương Đình Xuân, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức huyện đảo Lý Sơn, một trong những người có mặt trên đảo sau ngày giải phóng tiếp lời, sau năm 1975, ông nhận nhiệm vụ dạy học ở xã đảo An Hải. Không thể kể hết những khó khăn thời bây giờ, trường lớp tạm bợ, mượn lại những cơ sở vật chất cũ kỹ, bàn ghế xiêu vẹo.

Để các em đến lớp, có chỗ ngồi học, hàng năm nhà trường đều vận động hội phụ huynh chung tay sửa chữa bàn ghế, tu sửa trường lớp. Giáo viên lúc đó làm hai nhiệm vụ, vừa dạy phổ thông vừa đánh vật với “cuộc chiến” xóa mù chữ vào ngày nghỉ trong tuần và ban đêm dưới ánh đèn dầu tù mù.

Hơn 40 năm sau ngày giải phóng, những lớp giáo viên tiếp quản Lý Sơn đều phấn khởi bởi ý thức cho con em đến trường được phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Nay, Trường Tiểu học An Hải sắp thành trường chuẩn quốc gia. Đảo cũng đã có điện thắp sáng vào năm 2015. Mỗi ngày có chục lượt cano, tàu cao tốc ra vào đất liền, các cháu sinh viên đi học đại học cũng dễ dàng...

Ráng chiều trải vàng lên đảo, cụ Tồn được cháu đưa ra mép biển sau lưng Nhà Trưng bày Hải đội Hoàng Sa hóng gió. Nơi đây hiện có công trình bến cảng phục vụ du lịch đang dần hình thành. Sức khỏe tuy yếu, nhưng nghe cháu giới thiệu, chỉ nay mai thôi, cư dân Lý Sơn đi xa trở về và khách du lịch không còn chen chân chung bến cảng với những con tàu đánh cá, cụ Tồn không nén xúc động: phải rồi, đảo tiền tiêu đang thay da đổi thịt!.

bài liên quan
Quảng Ninh: Một số ngân hàng triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do bão số 3

Quảng Ninh: Một số ngân hàng triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do bão số 3

Các ngân hàng gồm: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngoại thương Việt Nam (VCB), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Bản Việt (BVBank).
Hành trình 70 năm đổi mới và phát triển của Thạch Quý

Hành trình 70 năm đổi mới và phát triển của Thạch Quý

Thạch Quý ngày nay là một phường thuộc TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nổi bật với bề dày lịch sử, văn hóa và cách mạng. Thạch Quý được tách ra từ xã Trung Tiết xưa thuộc Tổng Thượng Nhị, phủ Thạch Hà và chính thức thành lập vào năm 1954.
Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường, vì sao UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho chủ đầu tư?

Đất chưa bồi thường cho người dân nhưng UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp khiến cho phát sinh khiếu kiện kéo dài.
Hà Nội: Cần làm rõ việc người dân phản ánh căn nhà của mình “vô cớ” bị bán cho người khác

Hà Nội: Cần làm rõ việc người dân phản ánh căn nhà của mình “vô cớ” bị bán cho người khác

Mua căn nhà của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II (Bộ Công an), nhưng sau đó căn nhà này được cho là đã bị Giám đốc của một Công ty đóng trên đại bàn bán cho một người khác.
Điện lực TP.HCM kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Điện lực TP.HCM kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Nắng nóng kéo dài, sản lượng điện tiêu thụ của thành phố trong những ngày đầu tháng 4 cũng liên tiếp tăng cao. Ngành điện thành phố kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, nơi làm việc.
TP.HCM: Rà soát không để một người có nhiều mã số thuế

TP.HCM: Rà soát không để một người có nhiều mã số thuế

Để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục thuế, Cục thuế TP.HCM đã và đang rà soát xử lý trường hợp một người nộp thuế có nhiều mã số thuế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.