"Ở Việt Nam chưa có nhà thơ nào viết các tập thơ mà có dự án từ trước như nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Đa số gặp đâu viết đấy, vài năm gom góp lại, in thành tập" - Nhà thơ PGS. TS. Nguyễn Linh Khiếu nhận xét.
Còn nhớ, khoảng 2014, cố thi sĩ, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Trọng Tạo bảo tôi đến nhà sàn ăn tối, dạo ấy anh mới chuyển về bên này cầu Vĩnh Tuy. Trong bữa, anh nhìn tôi, bảo “Viết tốt như em thì phải viết tiếp, không được bỏ. Xưa ở Nguyễn Du, thầy Hiến chỉ quý có mấy người thôi - trong đó có tao và mày...”, nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành, nhớ lại.
Đúng. Nguyễn Phúc Lộc Thành là người đặc biệt. Anh là con người đến với văn chương khá sớm, viết được nhiều thể loại, về văn có thể loại “cao” nhất đó là tiểu thuyết. Năm 1988 tại Maxcova – Thủ đô của Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô tổ chức cuộc thi sáng tác văn chương (cả thơ và văn) dành cho cộng đồng người Việt công tác tại 15 nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết. Ban giám khảo gồm 7 người, trong đó có Nguyễn Phúc Lộc Thành đã giành giải Nhất (không có giải Nhì) cho truyện ngắn “Cõi nhân gian”.
Nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành (giữa) trong Lễ ra mắt “Giấc mơ sông Thương”.
Lúc ấy Thành đang là người lao động ở bên ấy, đầu tắt mặt tối mưu sinh, chứ không phải là sinh viên của trường đại học về văn chương. “Đây đích thị là một nhà văn, hơn thế là một nhà văn có tài”, giám khảo Trần Đăng Khoa lúc ấy đã đánh giá, phát hiện. “Cõi nhân gian” sau này được tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành phát triển thành một tiểu thuyết cùng tên. Sau tiểu thuyết này, Nguyễn Phúc Lộc Thành “bặt âm” trên văn đàn.
Ấy vậy nhưng giống như khi đến với văn chương, lặng lẽ thì khi “rút” khỏi đời sống văn chương để trở thành một doanh nhân thành đạt trên thương trường giữa Hà Nội cũng lặng lẽ. Hiện nay anh là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Hưng.
Nguyễn Phúc Lộc Thành đã trở lại với văn chương sau 20 năm “vắng bóng”, nhưng không phải với văn mà là thơ. Trong một buổi chiều không thể bảng lảng hơn của tháng 9/2018, ngay cạnh Hồ Gươm, Nguyễn Phúc Lộc Thành “trình làng” trước giới văn chương và bạn đọc Thủ đô bộ ba “Giấc Mơ Sông Thương”, “Chân Quê”, “Chiều” – cũng quá đặc biệt. Mỗi tập gồm 36 bài lục bát. Cả ba tập này cũng đồng thời được in trong một tập chung “Giấc mơ sông Thương” bìa cứng, gồm 108 bài.
Sau bộ ba này, sẽ đến “Đồng sen tàn” và “Mùa sấu rụng”.
Tôi nhớ, có lần nhà thơ Vương Cường tâm sự, thơ lục bát (hay vẫn gọi là dòng thơ dân tộc) vốn sinh ra từ ca dao, người Việt xưa sáng tạo ra trong lao động về những quy luật của trời đất, thời tiết, tình yêu con người trong lao động cho dễ thuộc dễ nhớ nên ngôn ngữ rất bình dân. Do vậy, ai cũng có thể làm thơ lục bát, nhưng để có câu lục bát đúng là “thơ” và hay là rất khó.
Trong buổi ra mắt “Giấc mơ sông Thương”, ngày 17/9/2018, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Lục bát là thể thơ rất dễ viết. Ai cũng viết được trên 6, dưới 8, kể cả các cụ già, em nhỏ... nhưng lục bát hay thì khó vô cùng”. “Thơ lục bát dễ làm, nhưng cũng có thể nhấn chìm người sáng tác”, Nhà thơ “Hạt gạo làng ta” Trần Đăng Khoa khẳng định.
Khó vì đặc trưng của lục bát dễ làm cho người đọc thấy tẻ nhạt, trôi tuồn tuột; đọc câu đầu đã đoán ra câu sau, thậm chí câu cuối dẫn đến chán vì không có yếu tố bất ngờ. Từ trước đến nay, có hàng ngàn nhà thơ viết lục bát, nhưng thành công, bạn đọc nhớ đến không nhiều, đỉnh cao là Nguyễn Du với Truyện Kiều và một số tác giả khác thành danh với lục bát như Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy, Lê Đình Cánh, Đồng Đức Bốn...Người làm “trên 6 dưới 8” rất nhiều nhưng thành nhà thơ viết lục bát không nhiều. Lục bát hay càng là điều xa xỉ.
Nói về lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành, nhà văn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn đánh giá: "Thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành đạt đến sự dung hợp tinh túy của trạng thái sex thiền... vượt lên sự phân chia nhị nguyên thanh tục – tục thanh thông thường. Hầu như câu thơ nào của Nguyễn Phúc Lộc Thành cũng gợi mở, có thể tán thưởng, phân tích, trao đổi, luận bình".
Ông chính là người có thể đọc thuộc làu chương 1 tiểu thuyết “Cõi nhân gian” của Nguyễn Phúc Lộc Thành, đã 20 năm qua luôn động viên anh viết trở lại và thường xuyên góp ý cho anh về chuyên môn. Như vậy, yếu tố “thiền” và “sex” trong lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành có sự đồng cảm về mặt “ngộ” giữa nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo và nhà văn, PGS. TS.Nguyễn Hữu Sơn.
Đã có nhiều bài chuyên luận nghiên cứu công phu về lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành và chắc chắn sẽ còn nhiều luận văn, luận án về thơ anh. Riêng tôi, cho rằng, lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành đẹp và bí ẩn đến ma mị.
Sau 108 bài đã in chung thành “Giấc Mơ Sông Thương”, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã viết xong 36 bản lục bát “Đồng Sen Tàn”. Từ 04/04/2020, anh khởi bút viết 36 bản “Mùa Sấu Rụng”, đến nay đang viết sang bản thứ 8. “Mùa sấu rụng 5” là thi phẩm mới nhất mà anh công bố.
“Đêm nay/ lãng đãng sương về/ Sấu buồn,/ lá đã tái tê rời cành”, đó là hoàn cảnh nhà thơ đối thoại với “Sấu”. “Em nằm/ bên gốc sấu già/ Tôi ngồi đếm lá/ đến ba vạn lần”. Lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành không phải mới ở hình thức ngắt câu. Truyền thống của lục bát là câu thơ trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ, chữ 6 câu trên cùng vần với chữ 8 câu dưới. Hiện nay, việc ngắt câu trong thơ lục bát biến ảo. Tuy nhiên, với Nguyễn Phúc Lộc Thành, không chỉ ngắt câu. Điểm khác biệt của Nguyễn Phúc Lộc Thành là ẩn dụ thi ảnh, sáng tạo thi ảnh, bộc lộ tận cùng bản ngã và chuyển tải các thông điệp, tư tưởng của tác giả.
...
“Ta ôm
chật đất chật trời
Ngày tìm long mạch
đêm khơi nguồn tình
....
Phập phồng tươi
phập phồng non
trăng như một miếng ngực ngon đang rằm”.
(Mùa sấu rụng 5)
Rõ ràng là trước thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành cần yên tĩnh để ngộ chứ không cần bàn thêm. Nhà thơ PGS. TS. Nguyễn Linh Khiếu nhận xét: “Ở Việt Nam chưa có nhà thơ nào viết các tập thơ mà có dự án từ trước như nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Đa số gặp đâu viết đấy, vài năm gom góp lại, in thành tập”.
Đây chính là điểm khác biệt của Nguyễn Phúc Lộc Thành với các nhà thơ hiện nay. Điều đó, chứng tỏ một năng lực sáng tạo lớn, mạch cảm xúc lớn trong trái tim thi nhân Nguyễn Phúc Lộc Thành./.
Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành là một tập thơ lục bát cách tân. Tác giả đã có nhiều chiêu thức làm mới ngôn ngữ thi ca tiếng Việt như sáng tạo từ láy mới; mở rộng phổ kết hợp cho danh từ, động từ; chuyển từ loại, đảo từ ngữ, tách ghép từ; nhân hóa, so sánh độc đáo; sáng tạo về nhịp thơ và thanh điệu..., sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm như điệp phụ âm, điệp vần… làm cho câu thơ giàu tính nhạc. Liên tưởng trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Phúc Lộc Thành có biên độ rộng, chồng lấn, đa chiều nên đã góp phần tạo được nhiều kết hợp lạ mang bản quyền thương hiệu riêng của Nguyễn Phúc Lộc Thành. Tất cả những cố gắng đó của anh đều nhằm mục đích tạo nghĩa mới, tạo hình dung từ, tránh những từ mòn sáo, gây được sức hút đối với độc giả thời đại 4.0.
"Ở Việt Nam chưa có nhà thơ nào viết các tập thơ mà có dự án từ trước như nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Đa số gặp đâu viết đấy, vài năm gom góp lại, in thành tập" - Nhà thơ PGS. TS. Nguyễn Linh Khiếu nhận xét.
Một không gian nghệ thuật với nhiều biểu tượng văn hóa của Việt Nam và thế giới mang tên “Vườn nghệ thuật Sông Thương” nằm ven bờ sông Thương thơ mộng và trù phú đã lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
Công an tỉnh Tuyên Quang đã ghi nhận tình trạng một số đối tượng lợi dụng việc khai thác cát, sỏi lòng sông Gâm tại địa bàn xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) để tận thu vàng sa khoáng.
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện (BHTN); khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Chính sách miễn học phí là bước tiến quan trọng, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Khi các em đều có quyền được học tập và đây là chìa khóa giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.