Góp ý về báo cáo chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2015 - 2020 của Ban Chấp hành Trung ương đảng, GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc (Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết: Hội nhận thấy báo cáo này quan trọng với nền giáo dục (GD) nước nhà nên đã gửi đến 95 hội sở đề nghị cho ý kiến đóng góp.
Đừng để hỗn loạn khi giao trường cho doanh nghiệp
Một tháng sau TW hội đã nhậnđược đầy đủ kết quả của các hội sở. Tháng 8/2015, hội thảo khoa học do TW hội tổ chức tại Hà Nội gồm các nhà khoa học và nhiều đại biểu của các tỉnh hội về dự, thườngtrực hội có báo cáo kết quả lấy ý kiến cơ sở như sau: 94/95 hội sởnhất trí đề nghị với Ban Văn kiện Đại hội (ĐH) Đảng bỏ câu “Thíđiểm giao trường cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp quản lý” trong báo cáo trước ĐH. Tháng9/2015, hội cũng họp Ban Chấp hành có thảo luận về vấn đề này và đã ra nghị quyết, kiến nghị với Ban Văn kiện ĐH Đảng loại câu này trong báo cáo trình ĐH XII.
|
GS Phạm Minh Hạc |
- Thưa ông, nguyên nhân vì sao Hội Cựu giáo chức nói chung và cá nhân ông nói riêng lại nhất quyết loại câu đó ra khỏi báo cáo?
- Theo truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, GD thế hệ trẻ là việc hết sức quan trọng như trong Di chúc Bác Hồ nói.
Vì vậy, việc phát triển GD từ đường lối chính sách, trong đó có chính sách giáo viên, tài chính chủ yếu vẫn phải do Đảng và Nhà nước quyết định.
Đến đổi mới, sau năm 1986, trong tình hình đất nước có nhiều khó khăn chúng ta đưa ra đường lối xã hội hóa GD chủ yếu để động viên các lực lượng xã hội cùng chăm sóc GD không phải là đóng góp về tài chính để giảm ngân sách, các nghị định mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về vấn đề này.
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, việc GD vẫn chủ yếu do Nhà nước quyết định. Lần đầu tiên ở nước ta lại xuất hiện ý định thí điểm giao nhà trường cho các doanh nghiệp quản lý, Hội Cựu giáo chức gồm những người suốt đời cống hiến cho nền GD nên rất lo lắng, vì: Doanh nghiệp hoạt động trước hết vì lợi nhuận. Cho nên vấn đề quản lý nhà trường rất có khả năng không được tập trung vào mục tiêu GD mà đất nước yêu cầu.
Nhà nước không trực tiếp quản lý một phần trường học nào đó thì không thể trực tiếp chuẩn bị cho thế hệ trẻ phục vụ đường lối phát triển đất nước theo yêu cầu của thời đại cũng như của Đảng và Nhà nước.
Khi doanh nghiệp đã bỏ tiền chi cho nhà trường thì đương nhiên họ phải đưa trường đó phát triển theo mục tiêu của những đồng tiền đó. Ở đây có thể thấy được lợi ích trước mắt là giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và cải thiện đời sống cho người dạy học, cho các nhà giáo nhưng về lâu dài thì rất nhiều nghi vấn.
Suy rộng ra, có thể từ thí điểm đến đại trà sẽ dẫn đến một tình trạng hỗn loạn trong sự phát triển nền GD nước nhà.Nhất định có ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phồn vinh của đất nước. Đồng thời, giao cho doanh nghiệp có thể củng cố và tăng cường tư tưởng thương mại hóa GD, trong đó có GD phổ thông. Điều này khiến tôi băn khoăn nhất.
Đừng để giáo viên... tủi
|
Đừng để giáo viên... tủi (Ảnh minh họa) |
- Thưa ông, hiện nay 20%ngân sách đã chi cho GD, nhưng do nước ta còn nghèo nên con số này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của GD. Do đó mới cần sự chung vai xã hội hóa giáo dục?
- Tôi đã phê phán cái này. Từ năm 2008, chúng ta bắt đầu quen với khái niệm chi 20% ngân sách cho GD. Nhưng 20% đó là cái gì có ai nói được đâu? Chi cho các tỉnh thì tỉnh chi thế nào chẳng ai biết. Con số này không ai biết tỉnh chia như thế nào.
Ngân sách GD là chi cho hệ thống GD quốc dân nhưng chi cho hết các loại trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng không biết. Chính vì vậy không thể nói chi 20% ngân sách cho GD mà vẫn không đủ.
- Ngoài nội dung trên, ý kiến khác của ông về vấn đề GD cần gửi tới ĐH XII sắp tới?
- Tôi có 8 mong mỏi: Thứ nhất, các cấp ủy, Đảng và chính quyền cùng toàn dân thực sự coi sự phát triển GD-ĐT là quốc sách hàng đầu.
Thứ hai, phát động phong trào khắc phục tâm lý khoa cử, ứng thí,học trước hết nhằm lấy mảnh bằng đại học; phát triển sự nghiệp GD thực học, thực nghiệp, GD con người, đào tạo nguồn nhân lực.
Thứ ba, Nhà nước có ý thức tráchnhiệm trọng đại đối với sự chấn hưng nền GD nước nhà, có xã hội hóa nhưng phải giữ vững hệ thống GD quốc dân, tuyệt đối không thương mại hóa GD, không cổ phần hóa nhà trường, không giao nhà trường cho doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
Thứ tư, có chính sách tiền lương hợp lý cho nhà giáo, không để như hiện nay, lương (thu nhập) của nhà giáo đứng cuối bảng.
Thứ năm, trong 5 năm tới (2015-2020) hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học (bắt đầu từ năm 2004), xóa cảnh trường học tuềnh toàng, dột nát, bàn ghế ọp ẹp, 50-60 học sinh/lớp học…;chấm dứt tình trạng “dạy chay”, các trường ít nhất có thiết bị dạy học tối thiểu.
Thứ sáu, hoàn thànhbộ chương trình - sách giáo khoa đúng mục tiêu: 9 năm phổ thông bắt buộc, 3 năm định hướng nghề nghiệp. Tổ chức “phân luồng”mạnh (năm học 2015-2016 có tỉnhvẫn 90% học sinh lớp 9 vào lớp 10). Các trường sư phạm sớm thực nghiệm, vào cuộc từ đầu.
Thứ bảy,tổ chức lại hệ thống các trường đại học, CĐ. Và cuối cùng tiếp tục xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, THCS,không phổ cập THPT.
- Trân trọng cảm ơn GS!