Cơ quan chức năng nhận định, những ngày tới có thể thêm hàng chục ca bệnh mới/ngày, thêm người tử vong. Nguy cơ dịch bệnh đang thường trực ở mọi tỉnh, thành, không chỉ đến từ những người ở Đà Nẵng về…
Ngày 6/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Ban Chỉ đạo quốc gia họp ngày 6/8 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
1 tuần nữa, số ca lây nhiễm Covid-19 sẽ giảm
Tại cuộc họp, các chuyên gia và lãnh đạo Bộ Y tế đã dự báo, đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng và cả nước; phân tích ca bệnh mới ở Hà Nội;… qua đó đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới.
TS. Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Đà Nẵng, từ bệnh nhân đầu tiên, đến nay có 193 ca nhiễm COVID-19, đa số các bệnh nhân đều liên quan đến cụm 3 bệnh viện (Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình).
Đáng chú ý, trong đợt dịch này đã xuất hiện những chùm ca bệnh (nhiều người trong một nhà mắc bệnh).
Bên cạnh đó cũng đã ghi nhận một số trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng chưa xác định có mối liên quan đến cụm cơ sở điều trị nêu trên. Một số địa phương đã ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 trở về từ Đà Nẵng (TPHCM, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang,…).
Tính từ ngày 7/7 (thời điểm dự đoán dịch xuất hiện) đến nay đã qua khoảng 5 chu kỳ lây nhiễm.
Ngay sau khi phát hiện ca đầu tiên ở Đà Nẵng, bắt đầu từ những ngày 26 - 28/7, Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương đã áp dụng đồng bộ các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch. Theo đó, các địa phương đã áp dụng nghiêm việc kiểm soát.
Dự báo, sau 14 ngày triển khai (khoảng 1 tuần nữa) số ca lây nhiễm sẽ giảm.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định, lần này áp lực chống dịch lớn hơn lần trước nhiều vì chúng ta phải thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Theo ông Long, ngay từ ca nhiễm đầu tiên, Bộ Y tế đã ý thức được sự phức tạp ở Đà Nẵng nên đã chỉ đạo quyết liệt công tác ứng phó dịch bệnh. Bên cạnh việc tập trung dập dịch trong cụm 3 bệnh viện, Bộ Y tế cũng đặt trọng tâm trong việc phòng, chống các ca bệnh trong cộng đồng.
Bộ Y tế sử dụng tất cả các phương án để nâng cao năng lực xét nghiệm. Tốc độ xét nghiệm cao gấp gần 3 lần so với thời kỳ cao điểm hồi tháng 4/2020. Đồng thời, Bộ điều động nhiều nhân lực giỏi vào hỗ trợ Đà Nẵng ứng phó dịch bệnh. Chưa bao giờ Bộ Y tế tung một lực lượng lớn như vậy vào Đà Nẵng.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra dự báo về diễn biến dịch bệnh những ngày tới.
Bộ Y tế đánh giá, nguy cơ lớn nhất, hiện hữu nhất là nhóm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế ở cụm 3 bệnh viện. Do vậy cần tiếp tục quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ truy vết và cách ly tập trung các ca F1.
Nhóm nguy cơ thứ 2 là những người đã đi đến từ Đà Nẵng (từ ngày 1/7 đến nay) nhưng không có mối liên hệ với cụm 3 bệnh viện như các ca bệnh tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội...
GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ngành y tế đang nỗ lực kiểm soát tình hình ở Đà Nẵng. Công tác phòng, chống dịch không phải là câu chuyện riêng ở Đà Nẵng mà tất cả các địa phương đều phải vào cuộc.
Nguy cơ dịch bệnh không chỉ từ những người ở Đà Nẵng về
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã thảo luận, thống nhất một số nội dung cần tập trung triển khai trong thời gian tới.
Cụ thể, qua phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm, Ban Chỉ đạo cho rằng, càng ngày càng đầy đủ cơ sở cho thấy thành phố Đà Nẵng là ổ dịch với tâm dịch là cụm 3 bệnh viện. Vì vậy, cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là việc giãn cách xã hội trên toàn thành phố Đà Nẵng và một số huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam, không để dịch lan ra bên ngoài.
Ban Chỉ đạo cũng nhận định, trong những ngày tới đây, theo tiến độ xét nghiệm, hằng ngày có thể ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm bệnh mới liên quan tới cụm bệnh viện Đà Nẵng hoặc một số địa bàn ở thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới từng ngày không phản ánh xu thế tăng hay giảm của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân nặng đang điều trị tại 3 khoa hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng, tính mạng vốn đã rất mong manh lại bị nhiễm thêm Covid-19 nên trong những ngày tới có thể có thêm một số bệnh nhân tử vong.
Các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Y tế và thành viên Ban Chỉ đạo cũng thống nhất nhận định: Nguy cơ dịch bệnh đang thường trực ở tất cả các tỉnh, thành phố. Nguy cơ này không chỉ đến từ những người ở Đà Nẵng về, nhưng trước hết là những người từ Đà Nẵng về địa phương.
Do đó, các tỉnh, thành phố phải thực hiện thật nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế về theo dõi, cách ly người về từ Đà Nẵng theo đúng quy định. Người đứng đầu các địa phương, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu để xảy ra vi phạm. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các địa phương xảy ra vi phạm.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo quốc gia cho rằng, dù mầm bệnh xuất hiện ở cộng đồng hay ở trong bệnh viện thì cuối cùng người nhiễm Covid-19 vẫn phải tới bệnh viện, do vậy, các bệnh viện vẫn là nơi xung yếu.
Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng không có các biện pháp phòng hộ cho người đến khám và nhân viên y tế; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bệnh nhân đang điều trị, nhất là các khoa có nhiều ca bệnh nặng, bị lây nhiễm trong một thời gian mà không biết. Các quy định về phòng chống dịch, an toàn dịch tễ, bệnh viện nào vi phạm, giám đốc, thủ trưởng cơ quan chủ quản trực tiếp chịu trách nhiệm.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 98/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Đó là quan điểm chỉ đạo được đưa ra trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) hôm qua (3/9).
Cho đến nay Việt Nam đã xuất hiện khoảng 150 ổ dịch. Trong gần một tháng qua, nhờ triển khai tất cả các biện pháp quyết liệt chưa từng có tiền lệ, các ổ dịch ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đang từng bước được kiểm soát.
Trả lời phỏng vấn một số cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam như Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ), Đài truyền hình NHK và báo Akahata (Nhật Bản), Hãng thông tấn TASS (Nga) về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tinh thần không để dịch chồng dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; nâng cao tinh thần chủ động, khả năng phòng chống dịch, nhất là thúc đẩy việc tiêm vaccine.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 4.582.058 ca mắc COVID-19, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân. Việt Nam đứng thứ 137/225 Quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 46.385 ca nhiễm).
Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện, xử lý 3 trường hợp sử dụng tài khoản mạng xã hội facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phối hợp với Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an tiếp nhận 06 công dân bị cơ quan chức năng Thái Lan trao trả về Việt Nam.
Ngày 9/4 vừa qua, TAND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mở phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thiên Thư, sinh năm 1979, cư trú tổ 6, ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang về tội “Tàng trữ trái ph
Chiều 11/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã bắt giữ đối tượng Lê Văn Hùng (70 tuổi, trú tại TP Phú Mỹ), nghi phạm gây ra vụ án mạng nghiêm trọng khiến một nữ công nhân tử vong vào sáng cùng ngày.
Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện, xử lý 3 trường hợp sử dụng tài khoản mạng xã hội facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh phối hợp với Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an tiếp nhận 06 công dân bị cơ quan chức năng Thái Lan trao trả về Việt Nam.
Chiều 11/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đã bắt giữ đối tượng Lê Văn Hùng (70 tuổi, trú tại TP Phú Mỹ), nghi phạm gây ra vụ án mạng nghiêm trọng khiến một nữ công nhân tử vong vào sáng cùng ngày.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một nhóm đối tượng có hành vi lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự để sử dụng trái phép chất ma túy.
Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội dự kiến sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, quản lý Tổng Công ty Chè Việt Nam trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa xác định đây là một đường dây chuyên khai thác cát trái phép quy mô rất lớn với rất nhiều đối tượng hoạt động khép kín.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.